Phân bổ học sinh các dân tộc từ năm 2011 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 55 - 62)

Năm học

TS học sinh

Các dân tộc

Kinh Thái H.mông K.mú Si la Cống DT khác 2011 - 2012 2065 1297 519 206 40 1 0 2 2012 - 2013 2001 1227 512 220 37 0 0 5 2013 - 2014 1880 1095 505 245 32 0 0 3

Qua bảng thống kê số học sinh các dân tộc ở bảng trên ta có thể thấy mặc dù là các trường ở khu vực Thành phố xong một số lượng không nhỏ học sinh là con em các đồng bào dân tộc, phần lớn trong số này đến từ các huyện ngồi khu vực thành phố. Nhiều em cịn hạn chế so với học sinh ở vùng thị trấn và vùng KT-XH đã tương đối phát triển: Tư duy yếu, chậm thích ứng, kém linh hoạt, sáng tạo, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hố, các thao tác tư duy thiếu tính logic, hệ thống hố khái qt hố; Khả năng lĩnh hội kiến thức mới, hiểu thuộc tính chung, thuộc tính bản chất cịn yếu, khả năng định hướng trong tri giác cịn hạn chế, dễ bị lơi kéo bởi những yếu tố mầu sắc bề ngoài mới lạ, dễ bị nhầm lẫn giữa những yếu tố bản chất và không bản chất; Vốn tiếng Việt nghèo nàn, khả năng diễn đạt yếu, nói và viết mắc nhiều lỗi chính tả, nên hay rụt rè, ít nói, ít phát biểu xây dựng bài giảng.

2.2.2.2. Nguyên nhân

- Một số học sinh chưa được chuẩn bị tâm lý trước khi đến trường, chưa hứng thú đi học, chưa thích ứng với mơi trường mới, đối với các em từ hoạt động

“làm - học - chơi” nay chuyển sang trạng thái “học” với những yêu cầu cao

về tri thức tính kỷ luật chặt chẽ của nhà trường THPT là một khó khăn khơng dễ khắc phục ngay.

- Khoảng 35% đến 40% số học sinh ở các trường này được tuyển từ những vùng cao, xa xôi hẻo lánh của tỉnh - đó là những vùng KT-XH kém phát triển, trình độ dân trí cịn thấp, đời sống đồng bào khó khăn, ít có điều kiện tiếp xúc với những thông tin KT-XH trong nước và thế giới qua các phương tiện truyền thơng, truyền hình, ít có điều kiện giao lưu, hồ nhập với cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, cuộc sống tự cung tự cấp là cơ bản. Vốn sống kinh nghiệm nghèo nàn tạo cho học sinh quen suy nghĩ đơn giản, một chiều; lối sống tự do phóng khống thích đua địi...

* Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu Thuận lợi:

Thành phố Điện Biên Phủ có những thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học, phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhân dân trong thành phố cần cù, thông minh, hiếu học, các cấp uỷ Đảng và chính quyền ln quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn giữ vững và ổn định. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chun mơn cao, Trên 97% giáo viên đạt chuẩn đào tạo, nhiều giáo viên có trình độ trên chuẩn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm, đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho các hoạt động học tập của học sinh.

Trong những năm gần đây giáo dục bậc THPT ở Thành phố Điện Biên Phủ đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, quy mô cấp học, chất lượng dạy học và giáo dục ngày càng tiến bộ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Khó khăn:

Một bộ phận cán bộ quản lý ở các trường chưa được đào tạo bài bản về khoa học quản lý nên thực hiện các biện pháp quản lý chưa hiệu quả.

Đội ngũ giáo viên tuy đã đủ về số lượng nhưng chưa đồng bộ về chất lượng, một số giáo viên năng lực chun mơn cịn yếu, chậm đổi mới phương pháp, thiếu năng động, sáng tạo. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, tổ chức các hoạt động học tập của học sinh cịn mang tính hình thức, khai thác chưa hiệu quả.

Tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế, xã hội cịn nhiều khó khăn nên việc đầu tư cho giáo dục cịn gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục.

2.2.3. Thực trạng việc lập kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học tập cho học sinh cho học sinh

Hiện nay khi xây dựng Kế hoạch học tập cấp trường, các trường chủ yếu thường dựa vào kế hoạch của cấp trên và dựa vào bản kế hoạch học tập

của nhà trường ở các năm trước mà chưa chú ý tìm hiểu nhu cầu, mong đợi của các đối tượng liên quan đến việc thực hiện kế hoạch học tập.

Kế hoạch hoá là một trong những chức năng đầu tiên cơ bản giúp các nhà quản lý xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.

Căn cứ nhiệm vụ Bộ giáo dục, Sở giáo dục, UBND thành phố giao và điều kiện cụ thể về tiềm năng, nguồn lực của mình, nhà trường lập kế hoạch đào tạo cho năm học gồm: Mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, thời lượng và tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo, mức huy động về tài lực, vật lực, …Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường, các tổ bộ mơn, nhóm chun mơn lập kế hoạch dạy học chi tiết được lưu ở bộ phận mình và Ban Giám hiệu để giám sát, kiểm tra việc thực hiện.

Các loại kế hoạch bao gồm:

- Kế hoạch giảng dạy và học tập khoá học. - Kế hoạch giảng dạy và học tập năm học. - Kế hoạch giảng dạy và học tập học kỳ.

Trong đó kế hoạch giảng dạy và học tập năm học là văn bản gốc, trong đó bao gồm mục tiêu đào tạo, nội dung giảng dạy và học tập được thể hiện qua những mô đun, môn học và quỹ thời gian cho một loại hình đào tạo nhất định. Kế hoạch giảng dạy và học tập mà lãnh đạo trường đã duyệt, phải coi đó là pháp lệnh của trường mà thầy và trò phải thực hiện nghiêm túc.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động học tập ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. bàn thành phố Điện Biên Phủ.

Bảng 2.6: Vài nét về đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT trên địa bàn TP Điện Biên Phủ

Năm học Tổng số Nữ Dân tộc T.độ Đ.tạo Trình độ LLCT Tuổi đời

ĐH Sau ĐH TC Cao cấp <40 <50 2011 -2012 8 5 0 3 1 5 2 6 2 2012 -2013 8 5 0 3 1 5 2 6 2 2013 - 2014 8 5 0 3 1 5 2 6 2

(Nguồn: Báo cáo phát triển sự nghiệp hàng năm của trường THPT Phan Đình Giót; THPT thành phố)

- Đội ngũ CBQL đa phần tuổi đời, tuổi nghề cịn khá trẻ, có năng lực chun mơn, nghiệp vụ vững vàng, được cán bộ, giáo viên tin yêu quý trọng. Đội ngũ Ban giám hiệu đều là người địa phương hoặc có gia đình ở địa phương, có tâm huyết với nghề nghiệp, nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục miền núi, vùng dân tộc, nắm chắc đối tượng quản lý.

- Ln đồn kết thống nhất, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc, trong chỉ đạo, thường xuyên chăm lo đến đời sống giáo viên và học sinh.

- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động giáo dục của nhà trường luôn được đặt lên hàng đầu, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong trường để chỉ đạo mọi hoạt động mà trọng tâm là công tác dạy học.

- Trong công tác quản lý hoạt động dạy học, Ban giám hiệu đã vận dụng lý thuyết điều khiển học và đảm bảo hệ thống thông tin, tạo ra cơ cấu thích hợp trong điều hành mà hiệu quả là chất lượng dạy học. Phân công trách nhiệm trong công việc thực sự khoa học, hợp lý với năng lực và hoàn cảnh cán bộ, giáo viên.

Tuy nhiên trong tập thể BGH làm việc nhiều khi chưa được đều tay, một số chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý một cách bài bản. Cá biệt có lúc xử lý cơng việc cịn thiếu cơ sở khoa học quản lý giáo dục.

2.3.1. Khái quát quá trình khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng quản lý HĐHT của học sinh ở trường THPT trên địa bàn TP Điện Biên Phủ, tác giả luận văn đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với ba nhóm đối tượng:

* Nhóm quản lý gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chun mơn: 22 người.

* Nhóm giáo viên: 30 người. * Nhóm học sinh: 50 học sinh.

Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề sau:

- Tìm hiểu việc đánh giá của quản lý, giáo viên, học sinh về kết quả thực hiện các nội dung quản lý HĐHT.

- Trưng cầu ý kiến của quản lý, giáo viên về một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Cách tính điểm như sau:

- Mức độ thực hiện: Thực hiện (TH) = 1 ; Không thực hiện (KTH) = 0.

- Kết quả thực hiện: Tốt (T) =4 ; Khá (K) = 3 ; Trung bình (TB) =2; Chưa đạt (CĐ)=1.

Nếu các trung bình kết quả thực hiện ≥3 : thực hiện khá tốt. Nếu các trung bình kết quả thực hiện < 3 : thực hiện còn hạn chế.

Để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh ở một số trường THPT trên địa bàn TP Điện Biên Phủ, tác giả luận văn sử dụng bảng hỏi để khảo sát 7 nội dung quản lý gồm :

- Quản lý hoạt động học tập chính khố. - Quản lý hoạt động học phụ đạo.

- Quản lý kỷ cương nề nếp học tập ở trường.

- Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập. - Quản lý hoạt động tự học.

- Quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khố và các hình thức học tập khác.

- Quản lý sự phối hợp với nhau giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giám thị, bảo vệ, Đồn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Sau khi thu thập và phân tích số liệu thu được kết quả ở từng nội dung như sau:

2.3.2. Quản lý hoạt động học chính khố

Việc học tập trên lớp của học sinh ở các môn học rất quan trọng, học sinh phải thực hiện nhiệm vụ học tập theo quy định điều lệ nhà trường. Trong giờ học, giáo viên bộ môn quản lý HĐHT của học sinh, tổ chức điều khiển quá trình học tập, thực hiện nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. Việc dạy học của giáo viên chính là tổ chức hoạt động học tập của học sinh, chính sự hoạt động của bản thân học sinh quyết định kết quả học tập.

Trong tiết học, học sinh tiến hành HĐHT, từng bước thực hiện nhiệm vụ học tập theo một trình tự mà giáo viên đề ra. Để việc học tập trên lớp có kết quả cao địi hỏi giáo viên bộ môn thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chức quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, bản thân học sinh phải có tinh thần, thái độ, động cơ, mục đích và phương pháp học đúng đắn. HĐGD& HĐHT song song tồn tại, tác động hỗ trợ và gắn bó hữu cơ với nhau, cả hai hoạt động này đều có vai trị trực tiếp và quan trọng, quyết định chất lượng học tập. Trong học bài mới học sinh cần phải đạt được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và có khả năng vận dụng. Các tiết ôn tập nhằm hệ thống hố kiến thức, tìm hiểu mối liên hệ giữa các kiến thức, đây là cơ hội cho học sinh nắm vững những nội dung kiến thức đã học, giúp rèn luyện tư duy và kỹ năng. Tiết bài tập giúp học sinh rèn luyện khả năng vận dụng, rèn luyện kỹ năng, phát huy tích tích cực, độc lập suy nghĩ, phát triển óc sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề. Trong học tập có tiết kiểm tra, nhằm giúp giáo viên đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh qua đó giáo viên tự đánh giá HĐGD của mình để điều chỉnh HĐGD. Qua kiểm tra giúp học sinh tự đánh giá, tự điều chỉnh từ đó tác động trở lại HĐHT [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)