HÌNH NỀN VÀ ĐƯỜNG VIỀN

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý thiết kế Thiết kế đồ họa (Trang 66 - 69)

2.1. Vai trị của hình và nền

Như chúng ta biết hình ln ln đi cùng với nền. Nếu ta đặt một cây bút trên quyển vở thì quyển vở là nền cho cây bút, vẫn quyển vở đó đặt trên bàn thì bàn lại là nền cịn vở lại l{ hình, tương tự như vậy, b{n đó đặt trong phịng thì phịng lại là nền bàn lại là hình. Qua đó thấy rằng, hình ln nằm trên 1 nền. Và nền chỉ là nền khi nó làm cho hình rõ ra.

H4.12 Ví dụ về nền và hình 1

Từ ví dụ (H4.12) có thể kể ra: rất nhiều hình và nền, ví dụ các cánh hoa làm nền cho những nhụy hoa nhỏ, bức tường làm nền cho tranh… Trong tạo hình cặp phạm trù hình và nền là cặp phạm trù đầu tiên cần được đề cập tới trước khi ta giải quyết bài toán về bố cục trên mặt phẳng cũng như trong không gian. Ranh giới giữa hình và nền l{ đường viền. Đường viền được phân biệt bởi nguồn sáng.

2.1.1. Các định luật phơng hình

- Định luật của sự chuyển đổi:

Định luật n{y còn được gọi l{ định luật âm – dương, đen – trắng, lồi – lõm. Khi 2 nhóm tín hiệu thị giác xuất hiện trên 1 mặt phẳng mà có tỉ lệ kích thước đối tượng tương đồng nhau, đồng thời màu sắc của phơng tín hiệu này giống với màu sắc hình của tín hiệu kia sẽ tạo cho thị giác một sự chuyển đổi (H4.13)

- Định luật của sự tương phản:

Định luật của sự tương phản (đối lập) l{ định luật được các nhà thiết kế hay sử dụng rộng rãi. Sự tương phản là một trong những yếu tố để phân biệt giữa hình và nền. khi ta nói đến khái niệm tương phản l{ ta nói đến sự mâu thuẫn giữa to và nhỏ, sáng và tối…C|c m}u thuẫn càng mạnh, sự tương phản càng lớn, khi đó hình tượng nghệ thuật của ta c{ng sinh động.

o Tương phản theo các chiều hướng ví dụ (H4.14). Nếu ở nền có chiều hướng sang phải, thì hình lại có chiều hướng sang trái.

o Tương phản kích thước, hình thể (H4.15) cho thấy hai hình ảnh tương phản giữa kích thước, hình dáng của hình và nền. Nếu nền là hình vng lớn thì hình lại là hình trịn nhỏ.

o Tương phản màu sắc (H4.16). Ta thấy hình có màu sắc tương phản với nền tạo nên sự nổi bật.

H4.14 Tương phản theo các chiều hướng 1

- Lẫn lộn phơng hình:

Lẫn lộn phơng hình nhằm luyện khả năng cảm nhận hình phẳng. Lẫn lộn phơng hình nghĩa l{ cả phơng v{ hình đều có hai vai trị. Khi tín hiệu này là phơng thì tín hiệu kia l{ hình v{ ngược lại.

Qua ví dụ (H4.17a) ta thấy hai hình con cị, khi mảng hình con cị trắng là nền thì con cị đen l{ hình v{ ngược lại. Tương tự như vậy với hình (H4.17b) khi thì mảng hình mặt người đóng vai trị l{ hình khi thì đóng vai trị l{ nền.

Lưu ý:

Muốn làm lẫn lộn nền hình ta cần chú ý đến c|c điểm sau: - Các nét giới hạn các mảng luôn phải l{ c|c nét đa nghĩa. - Kích thước của các tín hiệu hình phải tương đối bằng nhau.

- Các tín hiệu hình phải đảm bảo tính liên tục v{ lưu thông từ điểm n{y đến điểm khác.

- Các tín hiệu hình phải thật sự đan quyện nhau, tránh các hiện tượng khu biệt của mỗi loại mảng và tình trạng chia nát các mảng.

2.2. Đường viền

Được phân biệt bởi nguồn sáng.

- Nếu hình được chiếu sáng theo chiều của mắt nhìn thì đường viền rõ nét - Nếu hình được chiếu sáng theo chiều đối lập của mắt nhìn thì đường viền mờ. - Nếu hình được chiếu sáng theo chiều vng góc của mắt nhìn thì đường ½ nét

mờ và ½ nét rõ. Bởi vậy, đường viên trong quan hệ Hình – Nền phụ thuộc vào nguồn sáng, chúng ta phân biệt được rõ ba dạng đường viền qua hình minh họa sau đ}y.

a b

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý thiết kế Thiết kế đồ họa (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)