CÁC NGUYÊN LÝ BỐ CỤC CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý thiết kế Thiết kế đồ họa (Trang 54 - 60)

Trong bố cục có các yếu tố cần chú ý: mảng chính và mảng phụ.

- Mảng chính: là những mảng hình quan trọng, những mảng hình chính thường được làm nổi bật, thu hút sự chú ý của mắt người xem nhằm truyền tải những nội dung quan trọng m{ người thiết kế gửi tới người xem.

- Mảng phụ: là những mảng hình nền, hỗ trợ cho mảng chính nổi bật. Thường những mảng phụ được người thiết kế sử dụng những gam màu trầm nhằm làm nổi bật những mảng chính.

5.1. Bố cục cân đối (đối xứng)

Là hình thức sắp xếp, sử dụng các họa tiết, hình ảnh đều nhau về kích thước, giống nhau về màu sắc, chi tiết v{ đậm nhạt v{ đặt đối xứng với nhau qua một trục, qua nhiều trục hay đối xứng với nhau qua tâm (H3.27).

H3.27 Bố cục đăng đối 1

Bố cục cân đối được sử dụng nhiều trong các thiết kế tạo hình như thiết kế logo (H3.28).

H3.28 Bố cục cân đối ứng dụng trong thiết kế logo 1

Bố cục c}n đối được sử dụng nhiều trong các thiết kế tạo hình như thiết kế poster quảng cáo sản phẩm (H3.31).

H3.31 Bố cục cân đối ứng dụng trong thiết kế poster 1

5.2. Bố cục hàng lối

Là hình thức sắp xếp và sử dụng họa tiết, hình ảnh vẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng c|ch đều đặn, hoặc tạo thành một nhịp điệu đều đặn trên một mặt phẳng diện rộng. Cảm quan thị giác khi nhìn vào bố cục hàng lối là khơng có giới hạn trên, dưới, phải, trái (H3.32).

H3.32 Bố cục hàng lối trong thiết kế trang trí 1

Bố cục hàng lối được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế vải hoa (H3.33), sàn nhà

(H3.34)...

Ứng dụng trong các thiết kế đồ họa (H3.35).

5.3. Bố cục tự do

Là việc sắp xếp và sử dụng các họa tiết, hình ảnh tự chọn. Bố cục do người tạo hình sáng tạo ra nhằm hướng đến mục đích c| nh}n của mỗi người (H3.36).

L{ nguyên lý đối lập với “h{ng lối”, sự tổng hợp các khả năng trong phép tạo hình được sử dụng cho một trật tự thị giác nhạy cảm, có cấu trúc linh hoạt và theo nguyên tắc sau:

- Chính phụ rõ ràng - Cân giác

- Điểm nhấn

H3.36 Bố cục tự do 1

Ứng dụng linh hoạt trong tất cả c|c lĩnh vực thiết kế, như thiết kế web (H3.37), thiết kế poster (H3.38).

Ở các ví dụ trên ta thấy chủ yếu người thiết kế dựa trên những nguyên tắc trong tạo hình của nghệ thuật thị giác. Ví dụ (H3.38) được xây dựng bố cục theo sự tương phản về hình. Nếu ở bên dưới là hình ảnh một thiếu nữ nằm trên bãi biển với vịng 3 đồ sộ, thì ở bên trên lại là hình ảnh của những nam giới gầy gị, nhỏ bé. Chính sự tương phản này tạo sức hút đối với người nhìn nó.

H3.37 Bố cục tự do trong thiết kế website 1

6. BÀI TẬP

Bài tập về màu sắc

Sinh viên dùng đường nét, hình khối và các kiến thức về màu sắc để thiết kế bố cục màu theo hịa sắc lạnh hoặc nóng với nội dung tùy ý có kích thước 15 x20 cm.

Bài tập về bố cục

Sinh viên hãy sử dụng hình ảnh có nội dung tùy ý để thiết kế một poster có tạo bố cục hàng lối, c}n đối và tự do theo yêu cầu sau:

- Kích thước thiết kế theo từng bố cục 15x20cm - Số lượng bài thiết kế 01/bố cục.

CHƯƠNG 4

SỰ BIỂU THỊ BẰNG NGÔN NGỮ THỊ GIÁC

Giới thiệu:

Sự biểu thị bằng ngôn ngữ thị giác trên mặt phẳng cho đối tượng từ đường nét, hình khối, hình nền... khơng chỉ tạo ra những tiền đề giúp ta có thể hiểu biết có hệ thống về khả năng tạo hình và những hoạt động tạo hình của chúng ta có hiệu quả, mà cịn giúp cho chúng ta khai thác và sáng tạo một bố cục hoàn thiện trên mặt phẳng một cách tốt nhất, gồm các nội dung chính sau:

- Đường nét và Hình mảng

- Hình nền v{ Đường viền

- Tương phản và Chính phụ

- Cân giác

- Khơng gian khối trên mặt phẳng

Mục tiêu:

Giúp sinh viên sử dụng đường nét, hình khối, hình nền v{ đường viền... vào trong bố cục tạo hình trên mặt phẳng có hiệu quả, biết phân tích, lựa chọn c|c đối tượng trên mặt phẳng để từ đó tạo ra một sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý thiết kế Thiết kế đồ họa (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)