.5b Nét đa nghĩa 1

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý thiết kế Thiết kế đồ họa (Trang 62)

H4.6b Khả năng biểu hiện của nét

Ngo{i ra nét cịn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong tạo hình. Nó có thể liên kết các hình lại với nhau (H4.7)

Nét có khả năng x|c định hình, khối, khơng gian (H4.8)

H4.8 Nét tạo hình, khối 1

Nét được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế, từ thiết kế logo (H4.9), thiết kế thời trang (H4.10) hay kiến trúc(H4.11).

1.2. Hình mảng

Trên mặt phẳng của một bức tranh, nếu để nguyên vẹn một màu trắng của giấy hay vải toan để vẽ thì ta có thể gọi đó l{ mảng trống. Nếu ta chấm lên đó một chấm thì có

H4.9 Nét ứng dụng trong thiết kế logo 1

thể gọi đó l{ điểm. Nếu tiếp tục chấm nhiều điểm v{o đó thì ta có thể gọi đó l{ một mảng được tập hợp bởi nhiều điểm. Tương tự như vậy, ta có một tập hợp là nét gồm một mảng được cấu thành bởi các nét.

Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, một lượng màu n{o đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành một mảng riêng, phân biệt rõ rệt với các mảng m{u xung quanh nó… Thì đó được gọi là mảng màu. Sự phân biệt này có thể do độ đậm nhạt, nóng lạnh của màu sắc hoặc về nội dung hình thể trong tranh. Khi nói đến mảng m{u, người ta thường chỉ các mảng màu lớn. Tuy nhiên, trong các mảng màu lớn, có chứa đựng các mảng màu nhỏ hơn. Trong tranh đen trắng thì đó l{ những mảng màu mang các sắc độ khác nhau của đen v{ trắng.

C|c nét, hình v{ điểm, khi được tổ chức, sắp xếp một cách có ý thức, sẽ tạo nên một hình hoặc một khối. Như vậy, trong một mảng có thể có một hoặc nhiều hình, tập hợp của c|c nét v{ điểm v{ ngược lại, hình hoặc khối có thể là tập hợp của một hoặc nhiều mảng. Qua các lập luận trên, có thể đưa ra một quan điểm riêng của tôi về mảng như sau: Mảng là sự cấu thành của một hoặc nhiều hình, khối, cùng sự tham gia của các tập hợp của điểm, đường nét tạo nên.

Một bức tranh được hình th{nh trên cơ sở của nhiều mảng tập hợp lại. Sự sắp xếp, tổ chức của các mảng, qua sự sáng tạo của họa sĩ, đ~ để lại cho nhân loại những kiệt tác với rất nhiều trường phái và phong cách khác nhau. Kết nối c|c đường lại với nhau tạo thành hình dạng. Hình trịn, hình vng, tam giác, và hình tự do là tên gọi các hình để nhận biết. H~y đưa mắt nhìn c|c đồ vật xung quanh nơi bạn đang ngồi, và thử mơ tả c|c hình cơ bản tạo nên chúng. Trong mỹ thuật, nhất là trong bố cục tranh có phân biệt mảng chính, mảng phụ, mảng nổi, mảng chìm, mảng đậm, mảng nhạt… Đó l{ c|ch gọi một lượng đậm nhạt m{u n{o đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành 1 mảng riêng, khác biệt rõ rệt với các mảng xung quanh. Một bức tranh đẹp đều có sự hài hồ chung của các hình mảng trong bố cục.

2. HÌNH NỀN VÀ ĐƯỜNG VIỀN

2.1. Vai trị của hình và nền

Như chúng ta biết hình ln ln đi cùng với nền. Nếu ta đặt một cây bút trên quyển vở thì quyển vở là nền cho cây bút, vẫn quyển vở đó đặt trên bàn thì bàn lại là nền cịn vở lại l{ hình, tương tự như vậy, b{n đó đặt trong phịng thì phịng lại là nền bàn lại là hình. Qua đó thấy rằng, hình ln nằm trên 1 nền. Và nền chỉ là nền khi nó làm cho hình rõ ra.

H4.12 Ví dụ về nền và hình 1

Từ ví dụ (H4.12) có thể kể ra: rất nhiều hình và nền, ví dụ các cánh hoa làm nền cho những nhụy hoa nhỏ, bức tường làm nền cho tranh… Trong tạo hình cặp phạm trù hình và nền là cặp phạm trù đầu tiên cần được đề cập tới trước khi ta giải quyết bài toán về bố cục trên mặt phẳng cũng như trong khơng gian. Ranh giới giữa hình và nền l{ đường viền. Đường viền được phân biệt bởi nguồn sáng.

2.1.1. Các định luật phơng hình

- Định luật của sự chuyển đổi:

Định luật n{y còn được gọi l{ định luật âm – dương, đen – trắng, lồi – lõm. Khi 2 nhóm tín hiệu thị giác xuất hiện trên 1 mặt phẳng mà có tỉ lệ kích thước đối tượng tương đồng nhau, đồng thời màu sắc của phơng tín hiệu này giống với màu sắc hình của tín hiệu kia sẽ tạo cho thị giác một sự chuyển đổi (H4.13)

- Định luật của sự tương phản:

Định luật của sự tương phản (đối lập) l{ định luật được các nhà thiết kế hay sử dụng rộng rãi. Sự tương phản là một trong những yếu tố để phân biệt giữa hình và nền. khi ta nói đến khái niệm tương phản l{ ta nói đến sự mâu thuẫn giữa to và nhỏ, sáng và tối…C|c m}u thuẫn càng mạnh, sự tương phản càng lớn, khi đó hình tượng nghệ thuật của ta c{ng sinh động.

o Tương phản theo các chiều hướng ví dụ (H4.14). Nếu ở nền có chiều hướng sang phải, thì hình lại có chiều hướng sang trái.

o Tương phản kích thước, hình thể (H4.15) cho thấy hai hình ảnh tương phản giữa kích thước, hình dáng của hình và nền. Nếu nền là hình vng lớn thì hình lại là hình trịn nhỏ.

o Tương phản màu sắc (H4.16). Ta thấy hình có màu sắc tương phản với nền tạo nên sự nổi bật.

H4.14 Tương phản theo các chiều hướng 1

- Lẫn lộn phơng hình:

Lẫn lộn phơng hình nhằm luyện khả năng cảm nhận hình phẳng. Lẫn lộn phơng hình nghĩa l{ cả phơng v{ hình đều có hai vai trị. Khi tín hiệu này là phơng thì tín hiệu kia l{ hình v{ ngược lại.

Qua ví dụ (H4.17a) ta thấy hai hình con cị, khi mảng hình con cị trắng là nền thì con cị đen l{ hình v{ ngược lại. Tương tự như vậy với hình (H4.17b) khi thì mảng hình mặt người đóng vai trị l{ hình khi thì đóng vai trị l{ nền.

Lưu ý:

Muốn làm lẫn lộn nền hình ta cần chú ý đến c|c điểm sau: - Các nét giới hạn các mảng luôn phải l{ c|c nét đa nghĩa. - Kích thước của các tín hiệu hình phải tương đối bằng nhau.

- Các tín hiệu hình phải đảm bảo tính liên tục v{ lưu thông từ điểm n{y đến điểm khác.

- Các tín hiệu hình phải thật sự đan quyện nhau, tránh các hiện tượng khu biệt của mỗi loại mảng và tình trạng chia nát các mảng.

2.2. Đường viền

Được phân biệt bởi nguồn sáng.

- Nếu hình được chiếu sáng theo chiều của mắt nhìn thì đường viền rõ nét - Nếu hình được chiếu sáng theo chiều đối lập của mắt nhìn thì đường viền mờ. - Nếu hình được chiếu sáng theo chiều vng góc của mắt nhìn thì đường ½ nét

mờ và ½ nét rõ. Bởi vậy, đường viên trong quan hệ Hình – Nền phụ thuộc vào nguồn sáng, chúng ta phân biệt được rõ ba dạng đường viền qua hình minh họa sau đ}y.

a b

3. TƯƠNG PHẢN VÀ CHÍNH PHỤ

3.1. Tương phản

Trong cuộc sống đơi khi chúng ta thấy những hình ảnh tr|i ngược nhau như: - To – Nhỏ,

- Cao – Thấp, Ngắn – Dài, Vng – Trịn, - Đen trắng, M{u tương phản...

Như vậy: Tương phản là sự khác biệt, thậm chí tr|i ngược nhau giữa tín hiệu thị giác

này với tín hiệu thị gi|c kh|c trong trường nhìn. Sự khác biệt trong trường thị giác đó gọi l{ tương phản (H4.18). Tương phản phụ thuộc v{o cường độ ánh sáng phản chiếu. Khi cường độ ánh sáng hợp lý, độ rõ nhất sẽ là cực đại.

3.1.1. Tương phản về hình khối

Là sự tương phản về kích thước To – Nhỏ, Ngắn – Dài, Cao – Thấp, Vng – Trịn (H4.19).

H4.17 Đường viền nhìn thấy qua nguồn sáng 1

3.1.2. Tương phản về màu sắc

Qua ví dụ (H4.20) ta thấy rằng ở hình (a) sự chênh lệch về sắc độ ít nên khơng nổi bật ở hình (b) đ~ thấ y được sự tách biệt rõ hơn, Nhưng đối với hình (c) thì rất nổi bật bởi sự tương phản mạ nh mẽ về màu sắc nóng - lạnh.

3.1.3. Tương phản về đậm nhạt

Sự tương phản về đậ m nhạt cũng tạo nên hiệu quả cao, gây sự chú ý của người xem tới các tín hiệu thị giác (H4.21).

Qua hình (H4.21) ta thấy ở hình phía bên trái mờ nhạt do các mảng hình có màu khơng chênh nhau nhiều về độ đậm nhạt, trong khi đó ở hình phía bên phải các mảng miếng tách biệt rõ ràng.

3.1.4. Tương phản về chất liệu

Chất liệu cũng có sự tương phản. Nếu ta đặt những mặt phẳng chất liệu nhẵn bóng cạnh nhau ta sẽ không thấy hiệu quả không rõ. Nhưng khi ta đặt chất liệu sần sùi cạnh chất liệu nhẵn bóng thì nổi bật hơn (H4.22).

H4.20 Tương phản về màu sắc 1

H4.21 Tương phản về đậm nhạt 1

3.2. Chính phụ

Tương phản là yếu tố quan trong của mỗi bố cục, nhưng chỉ có tương phản khơng thôi cũng chưa đủ điều kiện để xây dựng bố cục. Nếu không biết sắp xếp các hình thể để có trước, có sau, có chính, có phụ thì tương phản sẽ chỉ tạo ra sự rối loạn. Một bố cục đẹp trước tiên nhằm thỏa mãn thị giác của ta v{ cũng có ý nghĩa l{ đưa hình thể vào trật tự cho vừa mắt của ta.

Vậy lập trật tự cho vừa mắt của ta bằng cách nào? Lập trật tự cho các hình thể, đưa chúng vào các vị trí ổn định có nghĩa l{ biết cách sắp xếp chúng có trước, có sau, có chính, có phụ thật hợp lý.

Tạo sự chú ý cho con mắt có nghĩa l{ l{m cho hình thể chính cần diễn đạt nổi bật lên, làm cho con mắt nhìn thấy ngay cái cần mơ tả. Sắp xếp các hình thể có chính, có phụ trong một bố cục nhằm để đạt được mục tiêu đó.

Bố cục chính phụ trong tranh vẽ tĩnh vật.

H4.22 Bố cục chính phụ 1

Bố cục chính phụ trong thiết kế poster quảng cáo.

4. CÂN GIÁC

4.1. Khái niệm

C}n gi|c được cảm nhận trước hết là trạng thái tâm lý. Chúng ta luôn bị chi phối bởi lực hấp dẫn, đó l{ lực hút của tr|i đất. Phương của lực hút n{y, đối với mỗi người là xuyên qua trục thẳng đứng của người đó v{ hướng về t}m tr|i đất. đường nằm ngang vng góc với trục thẳng đứng này tạo nên hệ trục cân bằng của con người. Như vậy chúng ta có được trạng thái cân bằng là khi các trục cân bằng của ta trùng với c|c phương thẳng đứng và nằm ngang của lực hấp dẫn. Vì vậy khi chúng ta nhìn một hình thể tạo hình bất kỳ, nếu vật đó khơng cùng phương với trục cân bằng của người quan s|t thì người quan sát ln phải nghiêng đầu, vẹo người để quan sát (H4.24). Khi đó phương của người v{ phương của vật trùng với nhau, nếu vật đó di động thì đầu v{ người của chúng ta cũng phải di chuyển theo.

Từ đó ta thấy rằng trục cân gi|c ln có xu hướng trùng khớp với các trục cân bằng của đối tượng nhìn. Nên khi ta xét đến một tác phẩm tạo hình có bố cục nặng hay nhẹ l{ ta đang xét đến độ cân bằng thị giác của các tín hiệu thị giác xuất hiện trong trường thị giác, trong các không gian cụ thể của tác phẩm. Ví dụ: cho 2 hình (H4.25) và (H4.26) có các tín hiệu thị gi|c như sau:

H4.24 Cân giác 1

Ở hình (H4.25) ta có cảm giác bức tranh bị nặng phần bên phải, có xu hướng tụt ra khỏi khn hình. Cịn ở hình (H4.26) lại có cảm giác cân bằng do có thêm tín hiệu thị giác nhỏ phía trên liên kết cường độ lực thị giác với hình lớn bên dưới, tạo thành một tổ hợp hình. Như vậy hình (H4.26) tạo cho người xem cảm giác cân bằng.

Khái niệm: Cân giác là sự sắp xếp, tạo độ nhấn hoặc tạo sức căng thị giác một cách hợp lý cho các yếu tố hình thể tồn tại trong trường nhìn.

Lưu ý: Cân giác không phải là yêu cầu duy nhất của nhận thức thẩm mỹ. Nhưng nếu hiểu biết rõ ràng về các tính chất cơ bản của cân bằng thị giác sẽ giúp cho tác phẩm tạo hình của người thiết kế minh bạch hơn trong bố cục, phân biệt có hay khơng có ý đồ tạo cân bằng thị giác.

4.2. Các yếu tố tác động đến sự cân bằng thị giác

- Hướng của hình:

Trong c|c hình cơ bản có những hình vơ hướng (như hình trịn, vng...) khiến người xem khơng x|c định được hướng của hình. Nhưng khi đặt những hình vơ hướng cạnh những hình định hướng ta lại dễ d{ng x|c định được hướng của những hình này. Ví dụ (H4.28) người xem có cảm giác những hình trịn đang bay lên, trong một bố cục hợp lý. Trong khi đó ở hình (H4.29) người xem lại có cảm giác những hình trịn bay xuống, bố cục hơi tụt xuống phía dưới.

H4.28 Hình có hướng đi lên 1 H4.29 Hình có hướng đi xuống 1 H4.27 Hình bên trái mất cân giác, hình bên phải cân giác 1 H4.27 Hình bên trái mất cân giác, hình bên phải cân giác 1 H4.27 Hình bên trái mất cân giác, hình bên phải cân giác 1

Qua ví dụ thấy rằng những hình trịn trong ví dụ trên khơng tạo ra cảm giác hình đi lên hay đi xuống mà cảm gi|c đi lên hay đi xuống của hình trịn đó phụ thuộc v{o hướng của hình con chim. Như vậy hướng của hình cũng t|c động đến cân bằng thị giác.

- Màu của hình:

Màu sắc cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự cân bằng thị giác. Ví dụ ta cho hai hình có kích thước bằng nhau. Nhưng một hình thì có m{u đậm, một hình thì có màu nhạt (H4.30).

Khi chúng ta nhìn vào sẽ có cảm gi|c hình đậm nhỏ hơn v{ nặng hơn hình có m{u sáng. Trong những tác phẩm tạo hình phức tạp hơn (có nhiều hình) thì trọng lượng do thị giác gây ra của mỗi hình có thể cân bằng và hỗ trợ cho nhau, giúp cho tác phẩm thêm phần phong phú.

- Vị trí của hình:

Như chúng ta đ~ biết lực thị giác ở tâm mạnh hơn v{ giảm dần khi xa t}m. Đối với cân bằng thị gi|c cũng như vậy, vị trí của hình cũng ảnh hưởng đến cân bằng thị giác. Ví dụ cho hai mặt phẳng, một mặt chứa một hình vng ở tâm (H4.31) và một mặt phẳng chứa một hình vng xa tâm (H4.32).

H4.30 Màu của hình cũng ảnh hưởng đến đến cân bằng thị giác 1

Ta thấy ở hình (H4.31) hình vng được giữ chặt ở tâm, nên có cảm giác nhẹ. Trong khi đó hình vng ở hình (H4.32) có cảm gi|c rơi ra khỏi mặt phẳng và có phần nặng hơn.

4.3. Các cặp cân bằng thị giác

- Cặp cân bằng trên – dưới:

Làm thí nghiệm với khổ giấy A5 như sau: Dùng 5 tờ giấy A5 ước lượng bằng mắt và dùng bút chì kẻ chia đều trên dưới 2 phần bằng nhau. Sau đó dùng thước chia đều 2 phần bằng nhau và dùng bút mực kẻ. Ta thấy rằng những đường kẻ bằng bút chì phần lớn đều khơng trùng khớp với đường kẻ bút mực (H4.33). Phần lớn những đường chia bằng mắt nằm phía trên đường chia bằng thước, cũng có một số ít đường chia bằng mắt nằm dưới đường chia bằng thước. Đối với những người có kiến thức về tạo hình hoặc những người có cảm nhận tốt về tỷ lệ thì sự chênh lệch này khơng đ|ng kể. Khi kích thước khổ giấy càng lớn thì sự chênh lệch này càng lớn.

Như vậy phần trên với một diện tích nhỏ hơn nhưng đủ sức để cân bằng với phần dưới lớn hơn. Hay phần trên có khả năng tạo lực thị giác mạnh hơn phần dưới. Kết luận: Tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở phía trên sẽ có trọng lượng thị giác lớn hơn

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý thiết kế Thiết kế đồ họa (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)