ĐƯỜNG NÉT VÀ HÌNH MẢNG

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý thiết kế Thiết kế đồ họa (Trang 60 - 66)

1.1. Khái niệm về đường nét

Một điểm được kéo dài sẽ tạo thành nét. Nét có chiều d{i, nhưng khơng có chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên nét vẫn phải có độ d{y để mắt người có thể quan sát được. Nét có 2 hình thức thể hiện :

- C|c đường viền của vật thể, đường viền của mặt phẳng, các giao diện, các loại nét n{y giúp x|c định được hình dạng của vật thể trong khơng gian (H4.1)

Nét có 4 loại nét :

- Nét có nghĩa: Là loại nét mà khi thiếu nó sẽ khơng có nghĩa như mong muốn, tín hiệu cần thơng tin sẽ mất (H4.3)

H4.3 Nét có nghĩa 1

- Nét cấu tạo: Là loại nét mà khi thiếu đi một phần của nét mà ta vẫn nhận ra hình thơng qua liên tưởng (H4.4)

H4.4 Nét cấu tạo 1

- Nét đa nghĩa: L{ loại nét mang hai nghĩa trở lên (H4.5)

- Hình (H4.5a) là biểu tượng của trường Đại Học Kiến Trúc của tác giả Bùi Quý Ngọc đ~ kết hợp nét vừa có nghĩa hình vừa có nghĩ chữ. Tất cả các nét ở đ}y đều mang hai nghĩa.

- Hình (H4.5b) là biểu tượng của triển lãm tuần kỳ “Biennal Sydnei” Tại nhà hát Opera Sydney. Ở đ}y có hai yếu tố cấu thành: một là 2 chữ viết tắt B – S từ chữ “Biennal Sydnei”, và hai là hình ảnh của con thiên nga. Kiến Trúc Sư J.Uttron sử dụng hình ảnh ẩn dụ so s|nh Opera Sydney như một con thiê n nga trên biển. Chỉ một động tác khéo léo kết hợp 2 chữ B- S đ~ cho ta hình ản một con thiên nga.

- Nét liên tưởng: Là loại nét nếu thiếu thì khơng ảnh hưởng gì nhưng sẽ gây cho ta cảm giác thiếu, không rõ ràng (H4.6a).

H4.6a Nét liên tưởng 1

Khả năng biểu hiện của nét trong nghệ thuật tạo hình được trích từ Landscape Architecture như sau:

H4.6b Khả năng biểu hiện của nét

Ngo{i ra nét cịn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong tạo hình. Nó có thể liên kết các hình lại với nhau (H4.7)

Nét có khả năng x|c định hình, khối, khơng gian (H4.8)

H4.8 Nét tạo hình, khối 1

Nét được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế, từ thiết kế logo (H4.9), thiết kế thời trang (H4.10) hay kiến trúc(H4.11).

1.2. Hình mảng

Trên mặt phẳng của một bức tranh, nếu để nguyên vẹn một màu trắng của giấy hay vải toan để vẽ thì ta có thể gọi đó l{ mảng trống. Nếu ta chấm lên đó một chấm thì có

H4.9 Nét ứng dụng trong thiết kế logo 1

thể gọi đó l{ điểm. Nếu tiếp tục chấm nhiều điểm v{o đó thì ta có thể gọi đó l{ một mảng được tập hợp bởi nhiều điểm. Tương tự như vậy, ta có một tập hợp là nét gồm một mảng được cấu thành bởi các nét.

Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, một lượng màu n{o đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành một mảng riêng, phân biệt rõ rệt với các mảng m{u xung quanh nó… Thì đó được gọi là mảng màu. Sự phân biệt này có thể do độ đậm nhạt, nóng lạnh của màu sắc hoặc về nội dung hình thể trong tranh. Khi nói đến mảng m{u, người ta thường chỉ các mảng màu lớn. Tuy nhiên, trong các mảng màu lớn, có chứa đựng các mảng màu nhỏ hơn. Trong tranh đen trắng thì đó l{ những mảng màu mang các sắc độ khác nhau của đen v{ trắng.

C|c nét, hình v{ điểm, khi được tổ chức, sắp xếp một cách có ý thức, sẽ tạo nên một hình hoặc một khối. Như vậy, trong một mảng có thể có một hoặc nhiều hình, tập hợp của c|c nét v{ điểm v{ ngược lại, hình hoặc khối có thể là tập hợp của một hoặc nhiều mảng. Qua các lập luận trên, có thể đưa ra một quan điểm riêng của tôi về mảng như sau: Mảng là sự cấu thành của một hoặc nhiều hình, khối, cùng sự tham gia của các tập hợp của điểm, đường nét tạo nên.

Một bức tranh được hình th{nh trên cơ sở của nhiều mảng tập hợp lại. Sự sắp xếp, tổ chức của các mảng, qua sự sáng tạo của họa sĩ, đ~ để lại cho nhân loại những kiệt tác với rất nhiều trường phái và phong cách khác nhau. Kết nối c|c đường lại với nhau tạo thành hình dạng. Hình trịn, hình vng, tam giác, và hình tự do là tên gọi các hình để nhận biết. H~y đưa mắt nhìn c|c đồ vật xung quanh nơi bạn đang ngồi, và thử mơ tả c|c hình cơ bản tạo nên chúng. Trong mỹ thuật, nhất là trong bố cục tranh có phân biệt mảng chính, mảng phụ, mảng nổi, mảng chìm, mảng đậm, mảng nhạt… Đó l{ c|ch gọi một lượng đậm nhạt m{u n{o đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành 1 mảng riêng, khác biệt rõ rệt với các mảng xung quanh. Một bức tranh đẹp đều có sự hài hồ chung của các hình mảng trong bố cục.

Một phần của tài liệu Giáo trình nguyên lý thiết kế Thiết kế đồ họa (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)