tự nhiên
Nông nghiệp truyền thống: thành tựu và hạn chế
Phát triển nông nghiệp, nông thôn được coi là vấn đề then chốt, ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình phát triển KT-XH và cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nhiều quốc gia, đặc biệt đối với nước ta khi có nền sản xuất nơng nghiệp giữ vai trị nền tảng, trụ đỡ. Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành một trong 5 nước hàng đầu xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lương thực. Năm 2020, mặc dù bị nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai (bão, lũ), dịch bệnh (dịch tả lợn châu Phi) và dịch bệnh Covid-19, nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 2,65%; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD; Trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%; Thu nhập của người dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người/năm [33].
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: nơng nghiệp cịn nặng về quảng canh, hình thức thâm canh thì lạm dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sau, mơ hình kinh tế nơng hộ chậm chuyển đổi để thích ứng với bối cảnh mới, liên kết giữa sản
xuất và tiêu thụ còn lỏng lẻo… Cụ thể, tăng trưởng trong nông nghiệp chủ yếu dựa vào thâm dụng tài nguyên thiên nhiên và lao động, lấy sản lượng, năng suất là chính mà chưa đầu tư đúng mức đến chất lượng, giá trị gia tăng của nông sản. Đây là nguyên nhân dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của nông sản Việt trên thị trường. Theo thống kê, có tới 80% nơng sản nước ta xuất khẩu thô và trên 60% sản lượng xuất sang thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, thâm canh liên tục cùng với việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng chuyên canh rau ở Hải Dương, Nghệ An, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,… đã khiến cho tỷ lệ kháng thuốc trừ sâu tăng, đất bị bạc màu, độ pH thấp và ẩn chứa nhiều mầm bệnh. Mơ hình sản xuất nơng hộ chậm chuyển đổi: Hình thức tổ chức sản xuất chính trong nơng nghiệp ở Việt Nam là nông hộ, chiếm 90% tổng diện tích sản xuất nơng nghiệp. Trong những năm qua, kinh tế hộ gia đình đã phát huy hiệu quả, nhưng cũng đã tới ngưỡng kịch trần của xu hướng phát triển theo chiều rộng. Hay liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nơng sản cịn chưa chặt chẽ, nông dân thường gặp bất lợi khi được mùa...
Có thể thấy rằng, ngành nơng nghiệp Việt Nam đang đứng trước một số thách thức như quá trình thâm canh nơng nghiệp hiện tại đang dẫn đến việc suy giảm đa dạng về cảnh quan nơng nghiệp, suy thối đất đai và suy giảm ĐDSH, tăng rủi ro sức khỏe cho nông dân và người tiêu dùng. Năng suất và lợi nhuận nông nghiệp ngày càng dễ bị tổn thương trước BĐKH. Quản lý bền vững độ phì của đất và sức khỏe của đất để duy trì năng suất là một thách thức. Trong bối cảnh đó, các giải pháp về phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững đã được đề xuất để ứng phó với những thách thức này [34].
Nông nghiệp sinh thái và bền vững
Trong những thập kỷ gần đây, đã có nhiều xung đột nổi lên giữa nơng nghiệp và mơi trường. Thậm chí dưới những áp lực về an ninh lương thực, phát triển nơng nghiệp cịn bị coi là mối đe dọa lớn nhất đối với bảo tồn ĐDSH, và ngược lại, hoạt động bảo vệ môi trường cũng bị cho là làm cản trở sự phát triển của nơng nghiệp. Do đó, cách tiếp cận nông nghiệp sinh thái coi nông nghiệp là một bộ phận của môi trường và sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất khi được thực hành phù hợp với nguyên tắc sinh thái. Thay vì tách rời hai lĩnh vực sinh thái và nơng nghiệp, thì nơng nghiệp sinh thái hướng đến công bằng, năng suất cao và bền vững hơn.
Trong thế kỷ 21, nền nông nghiệp hiện đại phải là một nền nông nghiệp sinh thái, thông minh dựa trên các ứng dụng đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, kết hợp với các phương thức quản trị thơng minh chính xác áp dụng
cơng nghệ số nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, đa dạng và chất lượng tốt hơn, song hành với mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường [8]. Nông nghiệp sinh thái bao gồm một số hệ thống thực hành nông nghiệp liên quan đến việc cải thiện và/hoặc duy trì trạng thái và năng suất của các hệ thống đất, đồng thời giảm các tác động lên môi trường. Thuật ngữ này bao gồm nhiều cách tiếp cận đối với sản xuất nơng nghiệp. Có thể kể đến các cách tiếp cận tương thích trong lĩnh vực nông nghiệp sinh thái như sau:
- Nông nghiệp hữu cơ (Organic agriculture): Albert Howard (1940)
được coi là người sáng lập ra phong trào nông nghiệp hữu cơ dựa trên nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm ở Ấn Độ. Sau đó, hướng đi này tiếp tục được cùng cố bởi Balfour (1943) và đã tạo động lực cho nông nghiệp hữu cơ ở Anh. Thơng điệp chính trong phát triển nơng nghiệp hữu cơ là sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ và nhấn mạnh vào các kỹ thuật như luân canh hay canh tác xen canh. Thiên địch, trồng hỗn hợp và việc bồi dưỡng động vật ăn côn trùng được khuyến khích. Các tiêu chuẩn của nơng nghiệp hữu cơ hiện nay được thiết kế để cho phép sử dụng các chất tự nhiên, đồng thời cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt các chất tổng hợp. Nông nghiệp hữu cơ là thuật ngữ bao trùm hơn nông nghiệp sinh thái.
- Sinh thái nông nghiệp (Agro-ecology): Quan điểm sinh thái/sinh học nông nghiệp nhấn mạnh đến sự vận hành của các nguyên tắc và động lực sinh thái trong sản xuất nông nghiệp. Sinh thái nông nghiệp không giới hạn ở bất cứ phương thức canh tác cụ thể nào cả, mà nó ứng dụng các nguyên tắc sinh thái để đưa ra cách tiếp cận quản lý mới trong nông nghiệp [35]. Khái niệm sinh thái nông nghiệp là một cách tiếp cận tổng hợp, cùng lúc áp dụng cả khái niệm và nguyên tắc về sinh thái và xã hội vào việc quản lý các hệ thống nông nghiệp và lương thực thực phẩm. Sinh thái nơng nghiệp tìm cách tối ưu hóa quan hệ tương tác giữa thực vật, động vật, con người và môi trường, đồng thời giải quyết nhu cầu về hệ thống thực phẩm công bằng về mặt xã hội [36].
- Nông nghiệp sinh thái (Eco-agriculture): nhằm đạt được các mục tiêu đồng thời là sản xuất nông nghiệp, bảo tồn ĐDSH, cũng như tạo sinh kế để mang lại lợi ích cho người nghèo. Theo Merrill (1983), nông nghiệp sinh thái về cơ bản là một hệ thống tổng thể với tiền đề là các quy luật sinh thái. Trong đó, vai trị của con người vừa là người quản lý, vừa là đối tác của thiên nhiên để sáng tạo và tái tạo sự sống. Do đó, nơng nghiệp phải là một quá trình sáng tạo chứ khơng phải là cơ học, bởi nó là một hệ thống sinh học
chứ khơng phải là hệ thống máy móc, cơ giới. Do đó, cách tốt nhất là con người tiến hành các cơng việc của mình một cách hài hịa với tự nhiên [37].
- Nông nghiệp bền vững (Sustainable Agriculture): Nông nghiệp bền vững bao gồm các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường cho phép sản xuất cây trồng hoặc vật nuôi mà không gây thiệt hại cho con người hoặc hệ thống tự nhiên. Nó liên quan đến việc ngăn ngừa các tác động xấu đến đất, nước, ĐDSH, các nguồn tài nguyên xung quanh cũng như những người làm việc hoặc sinh sống trong trang trại hoặc ở các khu vực lân cận. Các yếu tố của nơng nghiệp bền vững có thể bao gồm ni trồng xen canh, nông lâm kết hợp, canh tác hỗn hợp, nhiều vụ và luân canh cây trồng. Hay FAO cho rằng, phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Quan niệm của FAO nhấn mạnh đến cách thức để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, đó là phải thay đổi tổ chức, kỹ thuật và thể chế.
Như vậy, có thể hiểu rằng, nơng nghiệp sinh thái chính là cách tiếp cận để hướng tới nông nghiệp bền vững trong bối cảnh chuyển đổi hiện nay. Nông nghiệp sinh thái càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh diện tích đất canh tác bình qn đầu người tiếp tục giảm xuống còn một phần ba vào năm 2050 so với năm 1950. Nhất là đối với Việt Nam, trong các điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp, Việt Nam tương đối dồi dào về tài nguyên nước nhưng lại khan hiếm về đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bình quân/đầu người ở Việt Nam là 0,12ha, chỉ bằng 1/6 mức trung bình của thế giới [38]. Điều đó có nghĩa là, nếu nông nghiệp muốn đạt mức tăng trưởng cao hơn thì các giải pháp phải được thực hiện thông qua việc tăng năng suất dựa trên các nguyên lý sinh thái.
Hệ sinh thái nông nghiệp về bản chất cũng chính là hệ sinh thái - xã hội (Social-ecological System - SES). Trong đó, mối quan hệ giữa con người và các thành phần sinh thái như một phẩn của hệ thống phức tạp với các phản hồi và phụ thuộc vào đa quy mơ. Hay nói cách khác, lý thuyết về SES xuất phát từ việc thừa nhận sự tương tác chặt chẽ giữa hệ thống KT-XH và hệ thống tự nhiên (Hình 6A) [39]. Dựa vào nguyên lý này, Ostrom đã phát triển khung phân tích chi tiết SES khi ứng dụng vào các lĩnh vực phát triển cụ thể (Hình 6B) [40].
Với sự tăng nhanh dân số toàn cầu như hiện nay, không một HST tự nhiên nào khơng có bóng dáng con người - yếu tố xã hội; và không một hệ xã hội nào lại không tồn tại và chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên. Do đó,
chúng ta nhận thức rõ hơn bao giờ hết tầm quan trọng của việc cân bằng các thành phần của hệ thống xã hội (như sinh kế, kinh tế, quản trị xã hội) với các hệ thống tự nhiên (môi trường, HST,...) để xây dựng khả năng chống chịu tổng hợp của hệ thống phức hợp sinh thái - xã hội trước các biến động về suy thối xã hội, mơi trường và khí hậu. Xét tổng thể, khoa học SES làm rõ hơn vai trò to lớn của hệ thống tự nhiên, thúc đẩy mở rộng và sâu sắc hơn cách tiếp cận phát triển theo hướng thuận theo tự nhiên, dựa vào tự nhiên (based on nature). Do đó, với việc áp dụng thế giới quan hệ thống của khoa học SES vào các sáng kiến quản lý, quản trị có thể là yếu tố mới mẻ nhưng sẽ giúp hỗ trợ giải quyết các thách thức về nông nghiệp trong bối cảnh BĐTC [3] nhằm đạt được đồng thời ba mục tiêu “Nông nghiệp sinh thái; Nơng thơn hiện đại; Nơng dân văn minh” [8].
Hình 6 A. Sơ đồ tương tác giữa các hợp phần ảnh hưởng tới tính chống chịu của Hệ sinh thái - xã hội [39]
Hình 6 B. Khung phân tích Hệ sinh thái - xã hội (SES) ứng dụng cho
các lĩnh vực cụ thể [40]
Áp dụng NbS và EbA trong nông nghiệp của Việt Nam
Như trên đã trình bày, NbS và EbA hỗ trợ cho ứng phó với BĐKH, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, sinh vật…). Tất cả các đối tượng này đều là các yếu tố, các hợp phần của Hệ sinh thái (đúng hơn là hệ ST-XH) nơng nghiệp. Hay nói cách khác NbS thúc đẩy nền nơng nghiệp, lâm nghiệp bền vững, hướng tới sự bền vững về sinh thái như quốc tế đã khẳng định (“Nature based Solutions - promotion of sustainable agriculture and forestry”, “towards to Ecological Sustainability”).
Trong thời gian qua, trên phạm vi tồn quốc đã có nhiều mơ hình áp dụng NbS va EbA trong thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, trong phát triển Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản với các tên gọi
khác nhau, ở nhiều tỉnh thành trên khắp các vùng miền trong cả nước (Bến Tre, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hậu Giang, Quảng Nam, Hải Phịng, Nam Định, Cà Mau, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn La, Bắc Kạn, v.v..). Các giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng xanh (kè mềm, đê mềm sinh thái, các thảm có Vetiver…) kết hợp với các giải pháp “xám” (gỗ, tre) và các giải pháp cơng trình (bê tông, sắt thép) đã đem lại hiệu quả chống chịu, thích ứng và phát triển cao, chi phí thấp, tiện lợi và lâu bền.
Trong thực tế phát triển, nhiều giải pháp NbS và EbA đã được triển khai một cách rất linh hoạt phù hợp với các điều kiện địa phương cụ thể, theo các các tên gọi rất đa dạng: Giải pháp dựa trên thiên nhiên, Kỹ thuật sinh thái, Cơ sở hạ tầng sinh thái, Thích ứng dựa trên hệ sinh thái, Phương pháp tiếp cận dựa trên HST, Rủi ro thiên tai dựa trên hệ sinh thái, Giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa trên HST, Kỹ nghệ sinh thái, Cơ sở hạ tầng xanh, Các giải pháp khí hậu tự nhiên, Cơ sở hạ tầng tự nhiên, Các giải pháp tự nhiên, Hệ thống nông nghiệp tự nhiên, Giữ nước tự nhiên, Cơ sở hạ tầng dựa vào thiên nhiên, v.v.[3]
Ví dụ về một số mơ hình tiêu biểu áp dụng NbS và EbA trong thời gian gần đây, có thể kể đến như:
Mơ hình ni tơm - lúa ở Đồng bằng sơng Cửu Long
Mơ hình canh tác tơm - lúa là hệ thống canh tác đặc thù của những vùng bị nhiễm mặn theo mùa tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (mặn xâm nhập từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm). Vào mùa mưa là thời vụ trồng lúa vì tận dụng được nguồn nước mưa để rửa mặn, ngọt hóa đồng ruộng, các tháng cịn lại đều bị nước mặn xâm nhập, ruộng lúa lại trở thành vuông tôm với phương thức lấy giống và thức ăn tự nhiên. Trong bối cảnh đó, mơ hình tơm - lúa được ưu tiên phát triển nhằm thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn, đây được nhận diện là mơ hình thuỷ sản bền vững, có hiệu quả kinh tế và hạn chế rủi ro, dịch bệnh, thích ứng BĐKH so với các mơ hình ni trồng thuỷ sản khác.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000, diện tích ni tôm lúa đạt khoảng 71.000 ha, đến năm 2015 đạt hơn 176.600 ha. Đến năm 2020, diện tích nuôi tôm - lúa ước đạt hơn 211.900 ha, sản lượng ước đạt hơn 84.700 tấn; trong đó nhiều nhất là Kiên Giang khoảng 100.000 ha, Cà Mau hơn 38.000 ha, Bạc Liêu hơn 57.800 ha, Sóc Trăng khoảng 9.700 ha. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, mơ hình ni tơm lúa mặn – lợ có thể ni 2 vụ, một vụ tơm và một vụ lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao, trung bình đạt 60 - 70 triệu đồng/ha/năm.
Mơ hình sản xuất nơng nghiệp thích ứng BĐKH dựa tự nhiên tại
huyện Hương Sơn và Can Lộc, Hà Tĩnh
Đây là mơ hình được xây dựng trong khn khổ của Dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris” (VN - SIPA) do Chính phủ CHLB Đức tài trợ thông qua cơ quan Hợp tác quốc tế CHLB Đức (GIZ). Trong đó, trung tâm Nghiên cứu nông lâm quốc tế (ICRAF) và các bên liên quan cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện nội dung của dự án tại Hà Tĩnh về “Thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA/CSA) và quản lý rủi ro khí hậu có sự tham gia cho các hộ thuộc các huyện dễ bị tổn thương tỉnh Hà Tĩnh” (SIPA Hà Tĩnh). Dự án được triển khai từ tháng 3/2020 và chính thức thực hiện các mơ hình từ tháng 11/2020 tại các địa phương: xã Sơn Tiến, Sơn Hồng (Hương Sơn); xã Vượng Lộc, thị trấn Đồng Lộc (Can Lộc).
Dự án gồm 4 hợp phần: Cải thiện khả năng thích ứng và sinh kế cho nông hộ nhỏ thông qua việc thực hiện mơ hình thích ứng dựa vào hệ sinh thái/thích ứng thơng minh với BĐKH có lồng ghép giới và có khả năng nhân rộng (hợp phần I); Nâng cao năng lực cho các bên liên quan về lập kế hoạch thích ứng với khí hậu, tập trung vào ngành nông nghiệp (hợp phần II); xây dựng những nghiên cứu tình huống thực tế về mất mát và thiệt hại ở