- Đồng thuận có thể đạt được dễ dàng hơn do cách tiếp cận giúp
3. Bối cảnh chung của Đồng bằng sông Cửu Long
3.1. Đồng bằng sông Cửu Long
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
ĐBSCL là đồng bằng bồi tích do hạ lưu sơng Mê Kơng và chín đường rẽ của nó chảy vào biển Đơng mà hình thành nên, là đồng bằng lớn nhất Việt Nam, diện tích chừng 40.000 km2. 60-70% dân số làm nơng nghiệp ở miền nam Việt Nam tập trung tại đó, là nơi sản xuất lúa gạo chủ yếu ở Việt Nam, cũng là một trong những khu sản xuất gạo nổi tiếng ở Đông Nam Á.
3.2.2 Kinh tế xã hội
Mặc dù diện tích canh tác nơng nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng ĐBSCL đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích ni trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước. Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50% so với cả nước. Nhờ vậy nên ĐBSCL là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước. Ngồi ra cây ăn quả cịn là đặc sản nổi tiếng của vùng, với sự đa dạng về số lượng, cũng như chất lượng ngày càng được nâng cao.
3.2. Sự tác động của các cuộc khủng hoảng đang phải đối mặt
Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng đã và đang phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, biến đổi khí hậu, đại dịch Covid – 19, hạn hán và xâm nhập mặn.
Trong năm 2020, vùng ĐBSCL sử dụng 24.587 tấn thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Trong đó, lượng bao bì chiếm khoảng 14,86% (Đinh Xuân Tùng và ctv, 2018), tương đương khoảng 3.653 tấn, trong phần bao bì này tồn dư lại một lượng khoảng 1,85% thuốc, tương đương 68 tấn thuốc ra ngồi mơi trường nếu không được xử lý triệt để. Lượng thuốc này làm ô nhiễm môi trường nghiệm trọng, ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái nơng nghiệp nói riêng.
Đối với đất, hàm lượng Kali tổng số hiện trạng trong đất phù sa ĐBSCL trung bình đạt 0,79%. Năm 1990, hàm lượng Kali tổng số trung bình trong đất vùng ĐBSCL đạt mức 1,84%, sau nhiều năm canh tác, Kali tổng số trong đất giảm còn 1,22% vào năm 2011 và 0,79% năm 2016 (Hà Mạnh Thắng và ctv, 2018). Điều này có thể do sự nhưng khơng hồn trả đủ phần dinh dưỡng đã lấy đi của đất. Việc lạm dụng đất, thâm canh tăng vụ đã làm đất canh tác ô nhiễm và bạc màu trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và quy mô của quỹ đất nông nghiệp hiện tại.
Năm 2019 – 2020, hạn và xâm nhập mặn đã làm khoảng 6.650 ha cây ăn trái tại 6 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng) thiếu nước tưới, giảm năng suất, khoảng 355 ha mất trắng.
Hiện nay, theo thống kê cho thấy, có 64 đập thủy điện hiện hữu và 46 đập đang hồn thành trên lưu vực hạ nguồn sơng Mê Kông. Trong bối cảnh các quốc gia trong lưu vực thiếu sự đối thoại, chia sẻ thì xung đột về nguồn nước có thể xảy ra làm ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp khu vực hạ nguồn sơng Mê Kơng, cụ thể là ĐBSCL.
Trong tình hình đại dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào cho nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các
lệnh giãn cách, đóng cửa biên giới, chính sách bảo hộ thị trường (hạn chế xuất khẩu vật tư phục vụ nông nghiệp) của các quốc gia. Chuỗi cung ứng sản phẩm đầu ra cũng chịu ảnh hưởng lớn do các lệnh hạn chế đi lại. Sản phẩm nơng sản bị tăng chi phí vận chuyển, tăng thời gian vận chuyển trong khi vẫn phải hạ giá thành để đảm bảo cạnh tranh trong bối cảnh người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu. Ngoài ra, trong tình hình hiện tại, các bất tiện trong việc di chuyển cũng làm lùi thời hạn đàm phán và ký kết các biện pháp thúc đẩy mở cửa thị trường giữa Việt Nam và các nước. Các chuyên gia trong nước và quốc tế gặp khó khăn trong việc đi lại khi thực hiện các cuộc đánh giá về tiêu chuẩn sản xuất trong nông nghiệp (VietGAP, GlobalG.A.P.), tiêu chuẩn vùng trồng, cơ sở đóng gói… dẫn đến sự đình trệ trong hoạt động sản xuất.