Một số hàm ý chính sách về an ninh lương thực, chủ quyền lương thực cho Việt Nam từ tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 46 - 52)

2 Có tác giả dịch là Cuộc Đại biến chuyển

2.2. Một số hàm ý chính sách về an ninh lương thực, chủ quyền lương thực cho Việt Nam từ tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hộ

lương thực cho Việt Nam từ tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội

Tại Việt Nam, chính quyền địa phương, hội nơng dân có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người dân, đảm bảo các quyền lợi và cơ hội tiếp cận kiến thức, kỹ năng cho người dân tại các địa phương. Tuy nhiên, những hệ lụy về vấn đề ô nhiễm, chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất, việc thực hiện trách nhiệm xã hội đi liền với sự phát triển của các quy mô sản xuất cơng nghiệp của các tập đồn cũng đặt ra nhu cầu tiếp cận với thuật ngữ “chủ quyền lương thực” vào nội dung chính sách phát triển nơng nghiệp và hệ thống lương thực thực phẩm quốc gia.

Gần đây nhất, Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về “Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030” đã nhấn mạnh vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo các địa phương, đơn vị nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Tiếp đó, Quyết định số 1975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về "Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030" được

ban hành ngày 02/12/2020 đã giúp cụ thể hóa các vấn đề an ninh lương thực đến cấp địa phương. Một trong những nội dung quan trọng của hai văn bản này là việc hỗ trợ phát triển hộ trồng lúa thành hộ sản xuất chuyên nghiệp, khuyến khích phát triển sản xuất lúa hàng hóa theo hình thức liên kết hợp tác xã, doanh nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ; xây dựng hiệu quả các cánh đồng lớn, vùng sản xuất quy mơ lớn có chỉ dẫn địa lý, kết nối thị trường5. Bên cạnh đó, những tác động của biến đổi khí hậu, Đại dịch Covid-19 đang đặt ra những thách thức về quy trình sản xuất, sự phá vỡ chuỗi cung ứng và các hạn chế về nguồn cung cấp khiến giá tiêu dùng tăng và giá sản xuất đồng thời giảm, làm trầm trọng thêm an ninh lương thực cho người nghèo ở thành thị và nông thôn.

Trước những biến đổi xã hội nhanh chóng như biến đổi khí hậu, tác động của Đại dịch Covid-19, các nhà khoa học và những nhà hoạch định chính sách ngày càng nhận thức được những hạn chế của các hệ thống nông nghiệp thâm dụng đầu vào và việc đảm bảo năng lực thích ứng của người dân với biến đổi, chủ động nhận diện những kịch bản sản xuất và quản lý đầu ra sản phẩm.

5

Tiến Anh (2020). Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Nguồn: https://nhandan.vn/cung-suy- ngam/bao-dam-an-ninh-luong-thuc-quoc-gia-613542/ (Bài đăng ngày 20-08-2020, 02:23).

Từ tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội, có thể nhận diện một số các hàm ý chính sách liên quan đến chủ quyền lương thực. Một điều cần khẳng định rằng, mỗi quốc gia có một đặc trưng về sản xuất nông nghiệp, với các điều kiện và bối cảnh khác nhau. Vì vậy, khơng thể cứng nhắc áp dụng tồn bộ các trụ cột về chủ quyền lương thực ở Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả nhấn mạnh các vấn đề chính sách cần ưu tiên, cụ thể như sau:

(1) Công bằng về giá cho những người nông dân: Một thực tế cho thấy là ở nhiều địa phương của Việt Nam, thương lái chi phối cả về giá cả cũng như nguồn cung; việc kiểm soát nguồn gốc xuất xứ gần như bỏ ngỏ. Điều này dẫn đến hệ lụy, nơng sản an tồn đang bị đánh đồng với sản phẩm khơng an tồn khiến việc tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm càng trở nên khó khăn. Mặt khác, giá sản phẩm thu mua còn bị chi phối bởi những biến động của thị trường, do những rủi ro mà doanh nghiệp thu mua gặp phải, nên việc đảm bảo “giá tốt” cho sản phẩm thu mua, đảm bảo công bằng giá cho người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc đảm bảo cơng bằng về giá cho người nông dân cần chú trọng: (i) giá sàn của các hàng hóa đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và trả cho nơng dân một mức giá hợp lý cho hàng hóa của họ. (ii) dự trữ hàng hóa (có thể dự trữ) để bảo đảm an ninh lương thực trong thời kỳ khan hiếm và ổn định giá cả trong thời kỳ được mùa. (iii) dự trữ hàng hóa hỗ trợ việc cho đất sản xuất “nghỉ ngơi” khi sản lượng quá dồi dào (tránh việc sản xuất quá mức dẫn đến giá thấp và gây căng thẳng không cần thiết cho môi trường). Bên cạnh đó, việc đảm bảo cơng bằng giá có thể được đảm bảo khi người nơng dân đủ năng lực làm chủ sản xuất, chủ động tiếp cận thương mại điện tử và cung ứng trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, đưa hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử là một trong những giải pháp kịp thời giúp mở rộng kênh tiêu thụ cho nông sản, nhất là khi các kênh tiêu thụ truyền thống bị thu hẹp dó tác động của dịch COVID-19. Tuy nhiên, do tiêu thụ hàng nông sản trên các sàn thương mại điện tử là một phương thức còn khá mới mẻ với người nông dân, đặc biệt là bà con ở các tỉnh miền núi nên cần có sự hỗ trợ nhiều hơn để họ quen với phương thức này.6

(2) Các chương trình mơi trường gắn liền với mức độ sản xuất từ tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội: Hiện nay đã có rất nhiều các dự án,

đề tài gắn với sản xuất nông nghiệp bền vững, giúp phát triển và mở rộng

6

Minh Vũ (2021).Thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong mùa dịch. Nguồn: Báo Đảng

Cộng sản online. https://dangcongsan.vn/kinh-te/thuong-mai-dien-tu-thuc-day-tieu-thu-nong-san-

các phương pháp canh tác bền vững. Tuy nhiên, việc sử dụng tiếp cận chuyển đổi sinh thái – xã hội trong xây dựng các chương trình mơi trường gắn với mức độ sản xuất chưa thực sự phổ biến. Các chỉ tiêu về chuyển đổi sinh thái – xã hội trong nông nghiệp của từng địa phương, từng vùng, khu vực chưa có sự cập nhật và so sánh giữa các giai đoạn thực hiện, chủ yếu đánh giá thực trạng và nhu cầu sản xuất nơng nghiệp. Chính vì vậy, một u cầu đặt ra là cần xác định tiêu chí chuyển đổi sinh thái – xã hội trong lĩnh vực nông nghiệp để

(3) Các chương trình thực phẩm cộng đồng mạnh mẽ: Bên cạnh việc

nhập khẩu các sản phẩm nơng nghiệp, cần tăng cường các chương trình tài trợ, vận động quy mô cho việc mua sắm thực phẩm có nguồn gốc địa phương, các khu vườn cộng đồng và các chương trình từ nơng trại đến bàn ăn, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo. Điều này sẽ kết nối các mơ hình nhà vườn, mơ hình sản xuất xanh của các chủ hộ nơng dân với người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

(4) Tăng tài trợ cho nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ và bền vững:

Đây là một nội dung trọng tâm trong việc áp dụng tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội trong việc thực hiện chủ quyền lương thực. Việc hỗ trợ kỹ thuật và tín dụng để hỗ trợ nơng dân chuyển đổi từ canh tác thông thường sang canh tác hữu cơ vừa góp phần đảm bảo cân bằng sinh thái, vừa tạo nên cộng đồng sản xuất xanh tại các địa phương.

(5) Bắt buộc “Ghi nhãn xuất xứ” (Country of Origin): Việt Nam đã

tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), mở ra một không gian rộng lớn cho hàng hóa nước ta vươn ra thế giới tuy nhiên cũng đặt ra vấn nạn gian lận xuất xứ hàng hóa. Ghi nhãn Nguồn gốc Xuất xứ (COOL) là luật ghi nhãn trong đó quy định các nhà bán lẻ phải cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nguồn gốc của các loại thực phẩm nhất định được gọi là "hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh". COOL cung cấp các thơng tin rõ ràng, chính xác về các sản phẩm thực phẩm nhất định mà chúng ta tiêu dùng và mua, biết được nơi thực phẩm được trồng, thu hoạch và chăn nuôi và các tiêu chuẩn chất lượng liên quan.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang trở thành xu thế tất yếu và yêu cầu bắt buộc, cho phép người tiêu dùng nắm bắt đầy đủ, chính xác thơng tin sản phẩm từ khâu sản xuất, phân phối, cung ứng, bán sản phẩm trên thị trường. Năm 2019, Bộ Y tế ban hành Thông tư 25/2019/TT-BYT về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm. Tuy nhiên, câu chuyện truy xuất nguồn gốc thực phẩm chủ yếu nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn.

Cùng với sự phát triển của các mơ hình sản xuất thuộc sở hữu của người dân, cần tăng cường các kỹ năng, kiến thức liên quan đến việc áp dụng truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu và việc thực hiện các quy định về sở hữu trí tuệ, giúp đưa các sản phẩm nông nghiệp đến với những thị trường khó tính nhất, khơng chỉ ở trong mà cịn ngồi nước.

(6) Tăng cường vai trị của người nơng dân trong xây dựng và phát triển các mơ hình sản xuất tự thân

- Tăng cường năng lực, kiến thức và kỹ năng cho người nông dân về quản lý sản xuất và chuỗi cung ứng: Để đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như sự chủ động của họ trong chuỗi sản xuất và cung ứng lương thực thực phẩm, cần tăng cường các chương trình tập huấn, nâng cao kỹ năng một cách toàn diện, bao trùm các chuỗi hoạt động trong sản xuất, quản trị sản phẩm nông nghiệp, cũng như các kiến thức về sử dụng công nghệ trong thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp. Thực tế trong bối cảnh Covid-19, sự đứt gãy chuỗi cung ứng lại là điều kiện để thương mại điện tử “cứu cánh” với các sản phẩm nông nghiệp. Điều này đã thúc đẩy sự quan tâm và tâm thế chủ động của người nông dân với thương mại điện tử gắn với quản lý sản xuất và chuỗi cung ứng, đưa sản phẩm đến trực tiếp người tiêu dùng.

- Phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp thuộc sở hữu của người dân: Thực tế cho thấy, các hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay

không chỉ tập trung vào các loại hình canh tác, sản xuất truyền thống mà cịn có sự xuất hiện của công nghệ hỗ trợ các khâu. Các mơ hình doanh nghiệp xã hội, start-up trong sản xuất nông nghiệp và cung ứng nông nghiệp ra đời đã khẳng định tiềm năng của việc phát triển các mơ hình sản xuất tự thân của người sản xuất. Thay vì chỉ ưu tiên các doanh nghiệp, tập đoàn phát triển sản xuất quy mơ lớn, các mơ hình sản xuất, cung ứng sản phẩm nông nghiệp tự thân này có thể đem lại tối đa các giá trị kinh tế cho người dân. Đáng chú ý là các mơ hình thí điểm có hiệu quả được người dân chia sẻ và cùng thực hiện ở nhiều địa phương hiện nay.

- Địa phương hóa hệ thống thực phẩm: Hiện nay, các địa phương đều

có những sản phẩm nơng nghiệp đặc trưng mà mang lại giá trị kinh tế. Tuy nhiên, năng lực quản lý sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng của người dân địa phương lại chưa thực sự đồng đều. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chịu rủi ro vẫn khá phổ biến tại các địa phương. Sự ra đời của các hệ thống OCOP (One Commune, One product), cũng như những nỗ lực về thương mại điện tử tại địa phương đã mở ra những chiến lược phát triển hàng hóa nơng nghiệp hiện

nay. Từ những kết quả ban đầu, các địa phương cần chú trọng việc “địa phương hóa hệ thống thực phẩm”, nâng tầm sản phẩm và đem lại cơng bằng về giá, về lợi ích cho người nơng dân.

4. Kết luận

An ninh lương thực, chủ quyền lương thực là các vấn đề quan trọng được nhiều quốc gia ưu tiên trong các chiến lược, chính sách phát triển nơng nghiệp bền vững. Có nhiều quan điểm khác nhau về chủ quyền lương thực, tuy nhiên từng điều kiện, bối cảnh của từng quốc gia thì hàm ý chính sách liên quan có thể khác nhau. Trên thế giới, các chính sách về an ninh lương thực, chủ quyền lương thực cũng được đón nhận ở nhiều quốc gia vốn có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các nước Mỹ Latinh. Tuy nhiên, bản thân các chính sách, các đạo luật cũng chưa thực sự bao trùm 6 trụ cột của thuật ngữ này về: Tập trung vào thực phẩm cho con người; Xem trọng các nhà cung cấp thực phẩm; Địa phương hóa các hệ thống thực phẩm; Đặt sự kiểm soát ở cấp độ địa phương; Xây dựng kiến thức và kỹ năng; Làm việc với tự nhiên. Tại Việt Nam, các trụ cột của chủ quyền lương thực có thể được khai thác và ưu tiên một số định hướng cụ thể như: (1) Công bằng về giá cho những người nông dân (2) Các chương trình mơi trường gắn liền với mức độ sản xuất từ tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội; (3) Các chương trình thực phẩm cộng đồng mạnh mẽ; (4) Tăng tài trợ cho nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ và bền vững; (5) Bắt buộc “Ghi nhãn xuất xứ” (Country of Origin); (6) Tăng cường vai trò của người nông dân trong xây dựng và phát triển các mơ hình sản xuất tự thân. Những định hướng này được đề xuất trên cơ sở cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội về sản xuất nông nghiệp, trong bối cảnh Việt Nam đang chịu tác động bởi biến đổi khí hậu, cũng như Đại dịch Covid-19 hiện nay.

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Chính trị (2020). Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về “Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030”

[2] Bộ Y tế (2019). Thông tư 25/2019/TT-BYT về việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm.

[3] Gustavo Gordiloo, Obed Mensdez Jerónimo (2013). Food security and

sovereignty (Base document for discussion). FAO, pp 15-16.

[5] Minh Vũ (2021). Thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong mùa dịch. Nguồn: Báo Đảng Cộng sản online. https://dangcongsan.vn/kinh-te/thuong-

mai-dien-tu-thuc-day-tieu-thu-nong-san-trong-mua-dich-592532.html (Bài đăng Thứ sáu, 01/10/2021 10:41 (GMT+7)

[6] Philip Degenhardt (2016). From Sustainable Development to Socio- Ecological Transformation – An Overview. Master Thesis on “From sustainable

development to socio-ecological transformation - An institutionally driven paradigm shift in international cooperation illustrated with the example of the Rosa-Luxemburg-Stiftung Southeast Asia”.

[7] Thủ tướng Chính phú (2020). Quyết định số 1975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày

29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về "Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030" được ban hành ngày 02/12/2020 . đến năm 2030" được ban hành ngày 02/12/2020 .

[8] Tiến Anh (2020). Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Nguồn: https://nhandan.vn/cung-suy-ngam/bao-dam-an-ninh-luong-thuc-quoc-gia-613542/ (Bài đăng ngày 20-08-2020, 02:23).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)