Hệ thống nông thực phẩm và những thách thức do biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 71 - 75)

trữ carbon hiệu quả nhất và rẻ tiền nhất mà mẹ thiên nhiên đã trao tặng cho con người. Chuyển đổi hệ thống nông nghiệp như thế nào là một lựa chọn xã hội quan trọng, quyết định tương lai của Việt Nam trong 30-50 năm tới.

Bài viết này sẽ đề cập đến tất cả các vấn đề nói trên theo một cách tiếp cận mới, là tiếp cận theo hệ thống nông thực phẩm. Trong cách tiếp cận này, khu vực nông nghiệp được đưa vào một khung quan sát rộng hơn, nơi nó chỉ là một cấu thành của thị trường nông thực phẩm. Bài viết tổng hợp các mảng vấn đề khác nhau của thị trường này, sau đó thảo luận hướng giải quyết tổng thể. Những đánh giá tổng thể là cơ sở cần thiết để dần xây dựng những giải pháp hành động cụ thể sau này.

Bài viết gồm 3 phần. Phần một trình bày khái niệm hệ thống nơng thực phẩm và những vấn đề chúng ta phải đối mặt, đặc biệt là và vấn đề biến đổi khí hậu. Phần hai trình bày những khiếm khuyết của hệ thống nông thực phẩm, khi chúng ta chỉ theo đuổi duy nhất mục tiêu tăng trưởng GDP. Phần ba thảo luận các hướng giải pháp thông qua tham khảo chương trình hành động một số quốc gia phát triển. Trong số các hướng giải pháp này, một hướng quan trọng là khu vực nhà nước tăng hỗ trợ cho khu vực nơng nghiệp. Các gói hỗ trợ sẽ giảm bớt sức ép phải tự lo toan thu nhập và sinh kế cho nơng dân, từ đó giúp họ để dành được nguồn lực cho việc phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường và cũng đồng thời tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

1. Hệ thống nông thực phẩm và những thách thức do biến đổi khí hậu khí hậu

Những năm gần đây, khái niệm Hệ thống thực phẩm được đề cập trong nhiều nghiên cứu ở các lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, và môi trường. Khái niệm này có mặt trong các báo cáo khoa học, cũng như chương trình hành động của các tổ chức phi chính phủ, đồng thời được nhiều tổ chức quốc tế sử dụng khi tư vấn chính sách. (Phạm Hải Vũ và Đào Thế Anh, 2020). Khối lượng lớn các tài liệu vạch ra các vấn đề của Hệ thống thực phẩm hiện đại. Hai vấn đề lớn nhất là ảnh hưởng của thực phẩm lên sức khỏe (HLPE, 2017), và ảnh hưởng của việc sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông thực phẩm lên môi trường (Ingram, 2011).

Trước khi đi xa hơn, cần khái quát thuật ngữ hệ thống thực phẩm. Thuật ngữ này có thể được định nghĩa như sau: “Hệ thống thực phẩm là tập hợp

các phương thức mà con người sử dụng để tổ chức để sản xuất và tiêu thụ thực phẩm” (Malassis, 1996). Cụ thể hơn, nó bao gồm 4 khâu chính: (1) sản

xuất đồng ruộng, (2) sơ chế chế biến (3) phân phối thực phẩm và (4) Tiêu thụ thực phẩm. Một trong những tài liệu tham khảo sớm nhất đề cập đến hệ thống thực phẩm là cuốn sách của Davis và Goldberg, đại học Harvard, xuất bản năm 1957 có tên gọi “Một khái niệm kinh doanh nông nghiệp” (Davis and Goldberg, 1957). Trong cuốn sách này hai tác giả đề cập đến khái niệm “Hệ thống nông - thực phẩm” (Tiếng Anh là “Agri-food system”) gồm tồn bộ q trình sản xuất và phân phối nông sản tới tận siêu thị và người tiêu dùng dưới dạng thực phẩm. Sau đó tên gọi được rút ngắn lại thành hệ thống thực phẩm (Food system). Theo cách tiếp cận này, nông nghiệp khơng cịn là một lĩnh vực đứng tách rời, mà có liên kết với các lĩnh vực đầu vào và đầu ra khác của nền kinh tế. Lĩnh vực đầu vào là các khu vực cung cấp vật tư nơng nghiệp như phân bón, giống, thuốc trừ sâu, máy móc nơng nghiệp etc... Lĩnh vực đầu ra là chế biến và phân phối thực phẩm.

Cách nhìn tồn hệ thống cho phép bước khỏi tư duy đơn ngành, để thấy được mối liên hệ mật thiết giữa cả bốn bước trong hệ thống, và ảnh hưởng tổng thể của chúng lên môi trường, an ninh lương thực và kinh tế xã hội. Sở dĩ nông nghiệp có những biến chuyển lớn, là vì nó được kết nối tới nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. Mỗi ảnh hưởng tốt hay xấu của nông nghiệp cần phải được tìm hiểu trong mối liên hệ giữa nông nghiệp và các bước tiếp theo trong hệ thống. Có thể lấy ví dụ, để đáp ứng nhu cầu mua thực phẩm giá rẻ, nông nghiệp chuyên canh được ưu tiên phát triển. Theo chiều ngược lại, vì sản xuất nông nghiệp chuyên canh lại đi kèm sử dụng thuốc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, vv. Tồn dư các chất này có thể tồn tại trong các khâu tiếp theo, sau đó đi vào cơ thể khi chúng ta ăn thực phẩm đã chế biến khi chúng ta mua hàng ở chợ hoặc siêu thị. Nghĩa là nó gián tiếp ảnh hưởng đến người tiêu dùng sau khi đi qua các trung gian trong hệ thống thực phẩm. Sử dụng cách tiếp cận hệ thống cho phép đánh giá tổng quan hơn các nguyên nhân & ảnh hưởng của lĩnh vực nông nghiệp trong nhiều mặt (Phạm Hải Vũ và Đào Thế Anh, 2020).

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung chủ yếu vào nội dung chính là các vấn đề sinh thái và môi trường của hệ thống nông thực phẩm hiện đại. Ảnh hưởng xấu của sản xuất thực phẩm lên môi trường đã được biết nhiều tài liệu khoa học cảnh báo. Nông nghiệp chuyên canh hiện đại

cho phép tăng năng suất, đạt sản lượng cao. Cuộc cách mạng Xanh từ những năm 1960 đã giúp rất nhiều nước đạt được an ninh lương thực, trong bối cảnh cần gấp rút đảm bảo nhu cầu thực phẩm cho người dân vào sau chiến tranh thế giới thứ 2. Nhưng kể từ đó nơng nghiệp chun canh cũng đồng thời gây những tác hại lên mơi trường, ví dụ như hủy hoại mơi trường sống của nhiều sinh vật, làm ơ nhiễm nguồn đất, nước, và khơng khí. Năm 1962, Carson đã cảnh báo việc thuốc DDT diệt cỏ và diệt cả toàn bộ các vi sinh vật, cơn trùng trên và trong lịng đất tại Mỹ trong cuốn sách Mùa xuân vắng lặng (Carson, 1962). Các loại chim bị đưa đến tuyệt chủng vì khơng cịn thức ăn. Vào 2015, nghiên cứu của (Inger et al., 2015) khẳng định những gì Carson đã nói tại Mỹ bằng số liệu châu Âu: số lượng các loài chim trên các cánh đồng châu Âu giảm 1/3 so với 25 năm trước. Trong khi đó (Hallmann

et al., 2017) báo cáo 75% số côn trùng trong đất nông nghiệp châu Âu biến

mất. Những mùa xuân vắng lặng tiếng chim, và cả tiếng các lồi cơn trùng khơng cịn là một tương lai hoàn toàn viễn tưởng.

Đặc biệt, vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng được xem xét là vấn đề hàng đầu trong số các ảnh hưởng xấu của hệ thống nông thực phẩm lên môi trường. Nông nghiệp chuyên canh đặc biệt sử dụng phân đạm urê để tăng năng suất cây trồng. Mục đích là để đạt sản lượng lương thực (với cây lương thực), hoặc có nguồn thức ăn cho gia súc gia cầm (cây làm thức ăn chăn nuôi). Từng được coi là chìa khóa thần của cuộc cách mạng Xanh trong nơng nghiệp, đạm Urê góp phần lớn gây ra khí thải nhà kính vì quy trình sản xuất cơng nghiệp yêu cầu nhiệt độ cao, đến từ việc đốt xăng dầu và hoặc các chế phẩm có nguồn gốc dầu mỏ. Theo tính tốn của Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ, nơng nghiệp trực tiếp góp khoảng hơn 10% vào khối lượng khí thải nhà kính phát tán vào môi trường (GES), nhưng nếu tính cả q trình sản xuất đạm urê, sản xuất nơng thực phẩm đóng góp 23% tổng khối lượng GES của nước Mỹ (tức là tính cả phát thải của nông nghiệp và các khâu trước và sau trên toàn hệ thống) (Weber and Matthews, 2008).

Hệ thống nơng thực phẩm đóng góp một phần lớn vào gây biến đổi khí hậu do sử dụng các đầu vào khơng bền vững. Sau đó, chính nó lại trở thành "nạn nhân", hứng chịu những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ tăng cao đồng nghĩa với việc nước bốc hơi nhiều hơn, dẫn đến rủi ro sản xuất nông nghiệp sụt giảm vì khơng đủ lượng nước cần thiết cho cây trồng tăng trưởng (cả cây lương thực và cây chăn nuôi). Một số giống cây trồng cũng sẽ khơng có khả năng thích ứng với nhiệt độ mới, và khơng thể sống được tại những khu vực bị nóng lên. Việc chọn lọc gen sinh học cho các cây

chịu hạn có thể đem lại một số kết quả nhất định, nhưng khó có thể tìm thấy các gen sinh học trội có khả năng thích ứng với một thay đổi "đột ngột" trong thời gian 20-30 năm. Cần biết tiến trình chọn lọc sinh học Darwin luôn diễn ra nhưng là ở trong một khoảng thời dài. Trong thời gian ngắn, nếu có chọn lọc sinh học thì khơng hẳn là các lồi có lợi cho con người.

Một ảnh hưởng khác là nước biển sẽ dâng lên do nước biển co giãn theo nhiệt độ, và cũng do băng ở các cực tan ra. Một phần lớn các vùng đồng bằng ven biển có nguy cơ biến thành ngập mặn. Theo tính tốn của Kulp và Strauss (2019), gần như tồn bộ đồng bằng sơng Cửu long sẽ bị ngập mặn vào 2050 nếu nhiệt độ trên trái đất tăng 2oC. Việc thay đổi hình thức sản xuất, ví dụ ni tơm nước mặn thay vì trồng lúa có thể được coi là lời giải nếu dừng lại ở quy mô một trang trại. Nhưng ở mức vĩ mơ thì khơng phải là đáp án cho tất cả mọi người. Có thể nói, mơ hình nơng nghiệp chun canh đã giúp giải bài tốn lương thực, tránh nạn đói. Nhưng đến giờ khi sức ép lên an ninh lương thực khơng cịn như trong q khứ, đã đến lúc phải nhìn nhận lại tồn hệ thống, và thấy rằng mơ hình này đang đóng góp vào việc phát tán khí thải nhà kính, hủy hoại mơi trường sống, và sau đó chính nơng dân là những người đầu tiên chịu thiệt hại từ biến đổi khí hậu. Việc chuyển đổi sang một mơ hình sớm muộn cũng phải diễn ra. Chúng ta nên cần phải chuyển bị một chương trình chuyển đổi, thay vì chỉ thụ động ngồi chờ và thay đổi theo hướng thích ứng bị động.

Hình 1. Dự báo tần suất xuất hiện các đợt nóng kỷ lục trên các khu vực thế giới (IPCC, 2021)

Những báo cáo gần đây nhất của IPCC về biến đổi khí hậu cho thấy những dự báo về viễn cảnh bề mặt trái đất nóng lên ngày càng xảy ra nhanh hơn so với dự kiến (IPCC, 2021). Ngun nhân chính là vì lượng khí thải nhà kính bị phát tán vào mơi trường vẫn tiếp tục tăng chứ không dừng lại. Tới 2030, nhiệt độ bề mặt trái đất sẽ gần ở ngưỡng tăng trung bình 2,5oC hơn là ở mức 1,5oC trong báo cáo cách đây 8 năm đã giúp xác định các cam kết của hiệp định Paris 2015. Khu vực Đông Nam Á nằm trong nhóm các quốc gia chắc chắn sẽ bị biến đổi khí hậu ảnh hưởng mạnh (Xem hình 1).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)