đầu tiên
Hiện tại nông dân Việt Nam chủ yếu có thu nhập thấp, khơng đảm bảo được cuộc sống. Người nông dân theo đuổi lợi nhuận là vì một mặt họ phải tự hạch tốn các chi phí đầu vào, mặt khác thu nhập đối mặt với nhiều rủi ro đầu ra. Được mùa và mất mùa song hành, thậm chí khi được mùa lại lo rớt giá. Do đó tâm lý nơng dân là phải tranh thủ tối đa thu lợi mỗi khi có thể. Vì vậy họ sẵn sàng sử dụng các phương thức canh tác khơng an tồn cho sức khỏe người tiêu dùng, không thân thiện môi trường, nếu điều đó cho phép sản xuất nhanh và nhiều hơn. Ngoài ra, chúng ta đã theo đuổi mơ hình kinh tế thuần thị trường, mọi thứ do thị trường quyết định. Do đó khơng thể trách nơng dân, bởi vì bản chất của hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường cũng là đi tìm lợi nhuận, nông dân không ngoại lệ.
Muốn thay đổi trong một nền kinh tế thị trường, cần phải xây dựng các khoản hỗ trợ tài chính. Với nơng nghiệp, nếu có một khoản thu nhập thêm, dù thấp nhưng ổn định khác, thì sức ép lên phương thức canh tác cũ sẽ thấp đi, và sẽ có cơ hội thay đổi. Việc này chỉ khả thi nếu nông dân được xã hội hỗ trợ đúng mức. Tại rất nhiều quốc gia trên thế
giới, rất nhiều hình thức hỗ trợ nơng nghiệp được sử dụng, mà mục đích chính là nhà nước đưa tiền cho các nông hộ tham gia sản xuất nơng nghiệp. Các gói hỗ trợ này được lấy từ tiền thuế của người dân, từ tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Đánh đổi lại, xã hội yêu cầu người nông dân sử dụng các phương pháp canh tác an tồn, khơng gây hại cho môi trường, không đẩy carbon vào khí quyển. Như vậy cả hai bên đều có lợi, không ai phải hy sinh gì vì người khác. Đây là xuất phát điểm để từng bước thốt ra khỏi mơ hình tăng trưởng nơng nghiệp thuần túy theo GDP.
Theo báo cáo của FAO năm 2021 (FAO, 2021) nghiên cứu cách hơn 80 quốc gia trên thế giới, hầu như tất các các nước đều hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp (Xem Hình 2 dưới đây). Có thể nói chỉ các quốc gia đứng trước tình hình chiến tranh hay bất ổn chính trị sâu sắc, mới không thực hiện hỗ trợ cho nông dân. Mức hỗ trợ được tính theo % của giá trị mà lĩnh vực nơng nghiệp đóng góp vào GDP của quốc gia; Mức hỗ trợ 100% nghĩa là cứ mỗi 1 USD mà nơng nghiệp đóng góp vào GDP, thì trung bình người nơng dân cũng được nhận 1 USD hỗ trợ.
Theo biểu đồ hình 2, Na Uy, Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia nỗ lực hỗ trợ cho nông nghiệp nhiều nhất. Châu Âu và Trung Quốc lần lượt hỗ trợ tương ứng với khoảng 24% và 20% giá trị nông nghiệp. Mỹ là một quốc gia chủ chốt theo đuổi kinh tế thị trường cũng hỗ trợ tới mức 8%. Cần biết rằng dù chỉ ở 8%, đây cũng là những khoản tiền khổng lồ vì giá trị mà nơng nghiệp đóng góp vào GDP tại Mỹ cũng lớn hơn nhiều tại các quốc gia đang phát triển khác, tính theo con số tuyệt đối.
Cũng trong báo cáo này của FAO, Việt Nam đứng trong nhóm các quốc gia ít nỗ lực hỗ trợ cho nông dân nhất. Tổng mức hỗ trợ ước tính khoảng 3% giá trị gia tăng của lĩnh vực nông nghiệp. Con số này thấp hơn nhiều so với một nước láng giềng khác là Indonesia (ở mức 26%) hay Philippines, Trung Quốc. Số liệu của tổ chức OECD cũng khẳng định quỹ hỗ trợ nông nghiệp của Việt Nam vô cùng thấp. Điều này có nghĩa là so với nơng dân của các quốc gia khác, nông dân Việt Nam là những người phải tự lực gánh sinh nhiều nhất, và phải gồng mình lên để đối mặt với tất cả thách thức xã hội. Dễ hiểu vì sao nhiều người nông dân không thể chuyên tâm vào thực hiện sản xuất an toàn, hay quan tâm đến mơi trường. Dù họ vẫn có tâm, nhưng khi thu nhập là vấn đề sinh tồn, thì họ khơng thật sự có lựa chọn. Đưa hỗ trợ tài chính cho người nơng dân chính là một địn bẩy xã hội mà chúng ta chưa thể (hoặc không muốn) sử dụng.
Hình 2. Hình thức và mức hỗ trợ nơng nghiệp của các quốc gia trên thế giới
Cũng cần phải nói tuy hỗ trợ tài chính là quan trọng, nó khơng đơn giản chỉ là đưa tiền cho người nơng dân. Tiền chỉ là điều kiện cần. Cịn điều kiện đủ, và quan trọng nhất là phải có định hướng để nơng dân đi đúng hướng.
Thực tế, nhiều quốc gia thực hiện hỗ trợ, nhưng thường chỉ là hỗ trợ mục tiêu An ninh lương thực, và khuyến khích sản xuất. Ví dụ như trường hợp của Trung Quốc hay Indonesia. Trong bối cảnh an ninh lương thực chưa được đảm bảo, các quốc gia này chỉ đưa tiền để người dân tiếp tục sản xuất. Việt Nam có lợi thế là một quốc gia đã có an ninh lương thực. Dó đó chúng ta có thể hỗ trợ để tiến hành môt chuyển đổi thông minh hơn1.
Hướng đi của chúng ta phải là đi tìm những phương thức canh tác thân thiện với môi trường. Cần thấy là nông nghiệp vừa là nguyên nhân những cùng đồng thời là giải pháp cho các vấn đề mơi trường và khí hậu của hệ thống nông thực phẩm. Liên quan đến biến đổi khí hậu; nơng nghiệp hiện là thủ phạm nhưng nếu thay đổi phương thức canh tác thì nó sẽ lại là lời giải cho bài tốn mơi trường sinh thái. Các cây lương thực, dù là cây ngắn ngày cũng góp phần hút khí CO2 thơng qua quang hợp. Ngoài ra, đất cũng có khả năng tích trữ carbon, làm giảm lượng khí tải nhà kính; Các tính tốn trong chương trình 4 phần ngàn tại Pháp cho thấy, nếu tăng khả năng hấp thụ carbon của đất, (chỉ ở 30cm bề mặt) thêm bốn phần ngàn thông qua trồng cây, không để đất trống đồi trọc (điều này khả thi), thì nơng nghiệp Pháp sẽ hồn tồn khơng vay nợ carbon. Nghĩa là khối lượng CO2 mà nơng nghiệp phát tán vào khí quyển sẽ hồn tồn được bù đắp lại bởi khả năng hấp thụ CO2 của toàn bộ diện tích đất bề mặt trên lãnh thổ nước Pháp.
Vì vậy, nếu có một định hướng thông minh - ví dụ thơng qua nơng nghiệp sinh thái2 - thì nơng nghiệp có thể sẽ là cứu cánh cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế, nhất là các ngành công nghiệp đang phát thải. Bởi vì chu trình carbon trong nơng nghiệp là cân bằng, bất cứ tích trữ carbon nào thêm trong lòng đất cũng sẽ cộng thêm điểm, giúp giảm sức ép tổng thể lên môi trường. Trường hợp này, thậm chí có thể u cầu các doanh nghiệp phát thải có trách nhiệm “trả tiền” cho “dịch vụ” lưu trữ carbon của nông nghiệp, và như vậy là bài toán thu nhập của người nơng dân cũng sẽ có thêm đáp án. Tất nhiên tại Việt Nam, khó khăn lớn nhất là nguồn lực tài chính để tiến hành hỗ trợ. Ngồi ra việc sử dụng ngân sách thiếu hiệu quả