Trường hợp Cụm công nghiệp địa phương Phong Khê (tái chế giấy) ở Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 106 - 108)

giấy) ở Bắc Ninh

Hiện nay sông Cầu chảy qua một số tỉnh phía bắc đã bị ơ nhiễm vơ cùng nghiêm trọng, đến mức nhiều bài báo trên thông tin đại chúng đã đưa tin sơng Cầu đang “giãy chết”. Đóng góp mạnh mẽ vào sự ô nhiễm nặng nề này là hoạt động sản xuất tái chế giấy phế liệu của làng nghề tái chế giấy Dương Ổ, nay là Cụm công nghiệp ở Phong Khê, Bắc Ninh. Sự ô nhiễm môi trường này được xác nhận từ năm 1994 khi đã hình thành làng nghề tái chế giấy phế liệu. Đến nay, sau gần 30 năm, vấn đề gây ô nhiễm môi trường vẫn khơng thể giải quyết dứt điểm dù đã có nhiều chính sách và biện pháp được nêu ra và đề xuất áp dụng [9].

Xã Phong Khê có ngành nghề chính là làm nơng nghiệp thuần lúa nước. Thơn Dương Ổ của xã có nghề truyền thống thêm là làm giấy dó (từ cây dó) và sau đó là giấy từ tre nứa. Người dân ở đây vừa canh tác lúa nước vừa sản xuất giấy dó cho thị trường như một ngành làm thêm để gia tăng thu nhập. Từ năm 1990 bắt đầu đẩy mạnh sản xuất giấy từ giấy phế liệu. Việc sản xuất tái chế giấy phế liệu chủ yếu được đăng ký dưới hình thức dân doanh, kinh tế hộ gia đình, và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Các hộ sản xuất hợp tác với lực lượng nhặt rác và thu gom giấy phế liệu là người lao động tự do hoặc nông dân trong giai đoạn nơng nhàn. Các hình thức giao dịch mua bán chủ yếu được hiểu như hệ thống kinh doanh phi chính thức [9].

Từ năm 1994, sản xuất tái chế giấy đã phát triển rất mạnh mẽ, đem lại nguồn thu lớn cho các hộ gia đình sản xuất. Nhiều gia đình đã mở rộng đầu tư thêm dây chuyền tái chế giấy, đa phần họ sinh sống sinh hoạt hàng ngày ngay tại xưởng, chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ bỏ hoạt động sản xuất nơng nghiệp trồng lúa. Vốn tích lũy được họ tiếp

tục đầu tư mở rộng sản xuất và xây dựng nhà cửa gia đình để khang trang kiên cố hơn. Nhưng vẫn chỉ một số ít hộ sản xuất bắt đầu thành lập công ty, doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp. Cùng với đó, ơ nhiễm mơi trường bắt đầu ngày càng nặng nề hơn. Đến năm 1998, ô nhiễm đã ở mức báo động, nước thải ô nhiễm vẫn được đổ thẳng ra rộng, kênh mương thủy lợi và đổ vào sông Ngũ Huyện Khuê là một nhánh của Sông Cầu. Nhiều diện tích trồng lúa ở khu vực xung quanh đã bị ô nhiễm từ năm 1996 và không thể canh tác được nữa [9].

Một số giải pháp được đề xuất, kể cả xây dựng nhà máy xử lý nước thải chung cho các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất có chấp thuận đóng góp vốn cho hệ thống xử lý nước thải, nhưng câu chuyện mới chỉ đem ra bàn bạc và mới chỉ triển khai thử nghiệm công nghệ. Được biết công nghệ tái chế giấy phế liệu chủ yếu là công nghệ lỗi thời, đã lạc hậu và phần lớn được mua lại từ thiết bị cũ, đã sử dụng được nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc. Cũng vì thế, xử lý nước thải cơng nghiệp tái chế giấy cũng trở thành một thách thức không nhỏ thời bấy giờ (cách đây 25 năm).

Thời gian đó, Việt Nam đã có những quan tâm về mơi trường, xử lý ô nhiễm mơi trường và cũng có dự án chương trình thúc đẩy dự án sản xuất sạch hơn ở Trường đại học Bách khoa Hà Nội. Đến năm 2003, Việt Nam đã có chương trình hỗ trợ tài chính để xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng với chính sách hỗ trợ tài chính 50% từ ngân sách trung ương và 50% từ ngân sách địa phương nhưng chủ yếu áp dụng cho các cơ sở cơ quan công lập. Doanh nghiệp tư nhân phải chi trả cho hoạt động đầu tư này theo quy định [10].

Từ trường hợp nghiên cứu tại địa phương Phong Khê (Bắc Ninh) đã gợi ý hữu ích cho phân tích theo cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái xã hội, cụ thể:

- Hoạt động tái chế giấy phế liệu là hoạt động thân thiện với mơi trường nên được khuyến khích.

- Tái chế giấy phế liệu đang đem lại siệu lợi nhuận do giá nguyên liệu đầu vào thấp (giấy phế liệu, bao gồm cả giấy bìa gom được từ bãi rác), nhân công thấp, đầu tư thiết bị thấp. Đất nông nghiệp đã được chuyển đổi hết thành đất công nghiệp và đất ở nông thôn mới.

- Hơn nữa, thuế thu nhập được ước tính do hầu hết đăng ký theo hình thức dân doanh, kinh tế hộ gia đình. Quy mơ sản xuất thực tế là lớn hơn nhiều ghi trong sổ sách hạch toán với cơ quan chức năng.

- Các chế tài đối với hoạt động gây ô nhiễm môi trường chủ yếu vẫn mang tính hình thức xử phạt hành chính.

- Bản thân cán bộ chính quyền của địa phương cũng có xưởng sản xuất của mình, gia đình và họ hàng.

Hiện nay, tình hình ơ nhiễm vẫn chưa được giải quyết triệt để. Các doanh nghiệp đang gây ô nhiễm đã nhận được chủ trương của lãnh đạo địa phương sẽ phải đóng cửa nếu tiếp tục gây ơ nhiễm. Nhưng vấn đề là, giải pháp đóng cửa đó liệu có khả thi hay khơng, nhất là khi tỉnh và các doanh nghiệp cũng như nhân dân đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Phục hồi kinh tế đang là ưu tiên hàng đầu của địa phương, của tỉnh và của Việt Nam?

Từ đó có thể thấy, chính quyền các cấp (trung ương, tỉnh và địa phương) đều rất quan tâm để xử lý dứt điểm tình trạng này và có nhu cầu “nhìn trước” vấn đề, do vậy, để hình dung được các kịch bản, tìm ra được giải pháp rất cần có sự đồng thuận trong giải pháp thực hiện.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)