- Đồng thuận có thể đạt được dễ dàng hơn do cách tiếp cận giúp
5. Các xu hướng chuyển đổi trong nông nghiệp
Từ mơ hình vận động chung trong q trình phát triển của nơng nghiệp (Hình 3), ta có thể dự đoán cuộc chuyển đổi sinh thái – xã hội trong nông nghiệp tiếp theo (lần thứ 05) có thể mang các đặc điểm như sau: có xu hướng thích ứng, hài hịa với tự nhiên, thích ứng tốt trong tình hình biến đổi khí hậu (i), không gây ô nhiễm, biến đổi mơi trường, ít phát thải khí nhà kính (ii), vẫn đảm bảo việc tối ưu lợi nhuận trên cùng một diện tích, chi phí vận hành thấp, giá thành sản phẩm nằm ở mức chấp nhận được (iii).
5.1. Chuyển đổi tư duy từ “thay đổi tự nhiên” sang “thích ứng với tự nhiên”
Vùng hạ nguồn sông Mê Kông thường phải chịu mùa lũ diễn ra từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm. Sự kiện tự nhiên này gây trở ngại rất lớn đến canh tác cây ăn trái đa niên. Từ đó, các vùng đê bao ngăn lũ được sinh ra như một phương thức thay đổi tự nhiên để phù hợp cho việc trồng cây ăn trái tại đây. Ngồi ra, các cơng trình thủy lợi ngăn mặn, các vùng ngọt hóa cũng đã được quy hoạch và đã hồn thành tốt sứ mệnh của mình là đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước. Bên cạnh đó, những nổ lực cải tạo các vùng phèn trũng đã tạo nên các vùng sản xuất lương thực hàng hóa lớn cho khu vực. Tuy nhiên, các mơ hình này, vốn vận hành rất tốt trong q khứ, nay lại bộc lộ nhiều khó khăn trong tình hình hiện tại.
5.1.1 Từ vùng ngọt hóa sang canh tác thích ứng với hạn mặn
Do áp lực thâm canh tăng vụ, các vùng ngọt hóa trước kia chỉ tận dụng nguồn nước trời, nay lại tiếp tục sử dụng nguồn nước tại các sông để sản xuất. Điều này dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt nguồn nước với các vùng canh tác truyền thống, làm suy yếu dịng chảy chính trong lưu vực trong bối cảnh hạn mặn ngày càng diễn biến phức tạp.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, các vùng ngọt hóa ngày càng có nhiều sự lựa chọn trong chuyển đổi, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn. Trong đó, nhiều loại cây trồng, mơ hình đã chứng minh được tính ổn định và cho thấy được tiềm năng phát triển trong tương lai như: cây dưa hấu, xồi ba màu, mơ hình lúa tơm kết hợp… những mơ hình này vừa tiết kiệm được nguồn nước ngọt, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao do có tiềm năng xuất khẩu lớn.
5.1.2 Canh tác thích ứng với phèn trũng
Các vùng phèn trũng tại ĐBSCL, sau thời gian khai hoang, đào kênh, đắp đê, cải tạo để chuyển đổi trở thành khu sản xuất nông nghiệp lớn, cung cấp lương thực và nhiều loại rau màu khác, đóng góp nhiều giá trị cho nền nơng nghiệp. Với đặc điểm tầng sinh phèn gần mặt đất, trước kia vốn được kiềm chế bằng việc cho ngập nước và trồng lúa quanh năm, nay lại bộc lộ hạn chế trong tình hình hạn, mặn phức tạp. Nguồn nước ngọt không đủ làm cho những cánh đồng bị bỏ trống, khô nẻ dẫn đến tầng phèn tiềm tàng trở thành tầng phèn hoạt động, gây xì phèn, từ đó ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, nhiều mơ hình với các đối tượng cây trồng mới ra đời hứa hẹn tiềm năng chuyển đổi cho các vùng phèn trũng. Trong đó, các đối tượng cây trồng như: dừa, mít, chanh khơng hạt, thanh long… đã cho thấy hiệu quả
kinh tế cao và khả năng thích ứng với tình hình mới tại các vùng đất phèn tại ĐBSCL.
5.2. Nơng nghiệp tuần hồn
Nơng nghiệp tuần hồn là một trào lưu chuyển đổi mới, trong đó, con người lợi dụng các phế phẩm thải ra trong q trình vận hành của mơ hình, biến đổi rồi trả lại mơ hình nhằm tối ưu hóa về mặt năng lượng đầu vào và chi phí vận hành mơ hình (Hình 4).
Hình 4. Sơ đồ sự chuyển đổi từ mơ hình sản xuất nơng nghiệp thường sang mơ hình nơng nghiệp tuần hồn
Với mơ hình nơng nghiệp tuần hồn, các phụ phẩm vốn phải bỏ đi gây lãng phí và ơ nhiễm mơi trường, thì nay được tận dụng lại để trở thành thức ăn trong chăn nuôi và phân bón hữu cơ vi sinh trong trồng trọt, góp phần giảm chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận trong sản xuất, hứa hẹn sẽ thích ứng rất tốt trong diễn biến các cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở ĐBSCL.