- Đồng thuận có thể đạt được dễ dàng hơn do cách tiếp cận giúp
6. Lịch sử chuyển đổi của các chính sách trong nơng nghiệp
Việt Nam là nước có thế mạnh trong lĩnh vực nơng nghiệp, có tiềm năng phát triển lớn. Thấy được điều này, nhà nước cũng đã tạo nhiều ưu đãi về thuế, phí, các chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp và các lĩnh vực hỗ trợ liên quan. Từ đó, sản xuất nơng nghiệp có được điều kiện lý tưởng để phát triển.
6.1. Thuế phí trong vật tư, thiết bị đầu vào trong nông nghiệp
Hiện nay, các loại vật tư đầu vào nông nghiệp như giống cây trồng; giống vật ni; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu được miễn thuế hoàn toàn.
Ngoài ra, Luật số 71/2014/QH13 đã quy định nhiều loại máy móc, thiết bị nơng nghiệp khơng phải chịu thuế giá trị gia tăng.
6.2. Thuế đất nông nghiệp
Tại Việt Nam, miễn và giảm thuế đất nông nghiệp được Quốc hội thông qua năm 2003 bằng Nghị Quyết số 15/2003/QH11 (17/6/2003) và Nghị Định 129/2003/NĐ-CP của Chính phủ (3/11/2003) (Marsh et al., 2007). Theo đó,
phần lớn các hộ nơng dân và tổ chức nông nghiệp được miễn thuế nông nghiệp hoặc lượng thuế mà họ phải trả đã được giảm (Marsh et al., 2007).
6.3. Thuế sản phẩm nông nghiệp
Theo luật hiện hành của Việt Nam, các sản phẩm trồng trọt chưa chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thơng thường thì được miễn hồn tồn thuế giá trị gia tăng.
Ngoài ra, doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất khơng phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng.
Điều này đã cho thấy được sự ưu đãi thuế phí nhất định cho sản phẩm nơng sản và các khâu trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam hiện nay.
6.4. Các nguồn vốn, quỹ, chính sách hỗ trợ cho sản xuất nơng nghiệp bền vững bền vững
Tại ĐBSCL, thực hiện Quyết Định số 899/QĐ-TTG, các tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cơng nghệ mới, các quy trình thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP, quy trình sản xuất an tồn, sản xuất nơng nghiệp hữu cơ... vào sản xuất; đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các mơ hình canh tác bền vững... thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngồi ra, trong Nghị Quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ có đề cập đến chương trình cho vay 100.000 tỷ đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch với lãi suất phù hợp (thấp hơn lãi suất thị trường).
Bên cạnh đó, Nghị Quyết 120/NP-CP ngày 17/11/2017 hay “Nghị quyết thuận thiên” có nêu ra các chủ trương và định hướng chiến lược phát triển ĐBSCL. Trong đó, phát triển chú trọng chất lượng hơn số lượng, chuyển đổi mơ hình phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nhưng vẫn giữ sự đa dạng sinh học và sinh thái của vùng.
Những chính sách nêu trên đã tạo tiền đề để nền nông nghiệp ĐBSCL có thể thực hiện các bước chuyển đổi sinh thái – xã hội tiếp theo trước sự đe dọa của các cuộc khủng hoảng.