Khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường chỉ dựa trên lợi nhuận

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 75 - 77)

Mơ hình sản xuất nơng nghiệp dựa trên cung và cầu là một mơ hình cơ bản được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là mơ hình mà Việt Nam sử dụng. Theo mơ hình này, các nông trại được coi là các chủ thể sản xuất, sẽ đưa một khối lượng hàng hóa (lương thực) tối ưu vào thị trường để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Quyết định sản xuất được dựa trên việc cân đối hàm số sản xuất và hàm số nhu cầu. Mơ hình này được giả định sẽ tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực và nguồn tài nguyên (đất, nước, phân bón) vv... Khối lượng và chất lượng hàng hóa sản xuất ra sẽ được khớpvới nhu cầu và sức mua của thị trường, dẫn đến tối ưu xã hội. Nhưng khoa học kinh tế cũng cảnh báo những trường hợp mà thị trường không thể hoạt động hiệu quả. Đối với nơng nghiệp, mơ hình kinh tế thị trường nơi động lực của nhà sản xuất đi tìm duy nhất lợi nhuận cũng có những khiếm khuyết rõ ràng. Đó là song song với việc sản xuất lương thực, nông nghiệp đồng thời gây ra các hiệu ứng tiêu cực ngoài thị trường, tiếng Anh gọi là (negative) externality. Điển hình là nó song song gây ra ơ nhiễm mơi trường (ví dụ cụ thể hơn là phát tán khí thải nhà kính). Khoa học kinh tế gọi đây là một khiếm khuyết, hay một thất bại của thị trường. Bởi vì thị trường khơng có khả năng khắc phục các hiệu ứng tiêu cực. Nói đơn giản, sẽ khơng có chủ thể kinh tế tư nhân nào tự động/ tự nguyện đứng ra khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nông nghiệp.

Một cách phân tích vấn đề theo các khác phổ biến và dễ hiểu với nhiều người hơn là coi nơng nghiệp có một nhiệm vụ kép. Nhiệm vụ thứ nhất là sản xuất lương thực hàng hóa. Nhiệm vụ thứ hai là sản xuất các hàng hóa cơng (public goods) như ổn định khí hậu, duy trì sự liên tục sinh học, tạo môi trường sinh thái cho côn trùng, sinh vật. Đây là cách tiếp cận đã được châu Âu sử dụng từ những năm 2000 để giải thích thị trường nơng thực phẩm bị khiếm khuyết. Theo cách tiếp cận này, khu vực nhà nước cần can

thiệp vào hệ thống nơng thực phẩm, vì thị trường chỉ làm tốt nhiệm vụ đầu là sản xuất thực phẩm. Còn nếu muốn vai trò của nông nghiệp lớn hơn, như là nơi giúp điều hịa khí hậu, hay ổn định mơi trường sinh thái thì tư nhân sẽ khơng đầu tư vì đây là các hoạt động khơng sinh lời.

Từ góc độ lịch sử, trước khi hóa chất và phân bón vơ cơ chưa được sử dụng đại trà, thì nơng nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã luôn đảm đương các vai trị điều tiết mơi trường. Các mơ hình nơng nghiệp trong lịch sử đều là sự cân đối hài hòa với thiên nhiên. Cây trồng hút CO2 và thải ra ôxy vào khí quyển, đồng thời là thức ăn của người và động vật ăn cỏ. Kể từ khi các quy trình cơng nghiệp cho phép sử dụng hóa chất và phân bón với giá thành rẻ, các nơng hộ sử dụng tối đa chúng vì như vậy cho phép họ tối ưu hàm số lợi nhuận. Việc phát triển một mơ hình chun canh hiện đại cũng đồng thời là kết quả của việc một số cơng nghệ (gen, phân bón, máy móc nơng nghiệp, chế biến thực phẩm,…) đã phát triển áp đảo trên thị trường vật tư và thu mua nông thực phẩm thế giới. Và bởi vì các thị trường này tự thân mang khiếm khuyết, nên dẫn tới việc các hàng hóa cơng ích thiết yếu mà nơng nghiệp đem lại cho xã hội dần bị quên lãng.

Cơ sở lý thuyết nói rằng để khắc phục các khiếm khuyết thị trường là phải có một bên thứ 3 đứng ngoài thị trường can thiệp. Lý thuyết kinh tế chủ yếu nói đến các can thiệp của nhà nước. Trong trường hợp có các hiệu ứng tiêu cực, nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp để:

a) cấm & phạt các chủ thể gây ra hiệu ứng,

b) khuyến khích các chủ thể này thay đổi hành vi của mình, c) tìm cách khắc phục hậu quả thơng qua các gói đầu tư.

Thực tế cho thấy phần lớn các quốc gia thường lựa chọn b) đối với nơng nghiệp. Có nghĩa là nhà nước tìm cách khuyến khích nơng dân thay đổi phương thức canh tác có lợi cho mơi trường, thay vì chọn cách cấm & phạt, sẽ ảnh hưởng ngay đến an ninh lương thực, hoặc chọn khắc phục vì hậu quả quá lớn không thể khắc phục. Biện pháp b) cũng tương thích với cách giải thích khiếm khuyết thị trường qua lý thuyết hàng hóa cơng. Khi các chủ thể kinh tế tư nhân khơng có động cơ quan tâm đến mơi trường hay khí hậu, lý do chính là vì họ khơng có mức sinh lợi phù hợp. Khi đó nhà nước sẽ thực hiện đầu tư, khuyến khích các chủ thể ra quyết định theo hướng (có lợi) khác. Các khiếm khuyết của thị trường sẽ được khắc phục.

Cần hiểu can thiệp nhà nước ở đây khơng có nghĩa là nhà nước chỉ đạo hành chính thay thế kinh tế thị trường. Khuyến khích hàm ý là đưa định

hướng, sau đó để các chủ thể kinh tế tự nguyện thực hiện; Đối với việc sản xuất lương thực, thực phẩm, nó có nghĩa là vẫn để nông dân tiếp tục sân chơi thị trường, nhưng đưa tới họ các định hướng, và tạo điều kiện để họ không phải theo đuổi các mô hình duy lợi nhuận khơng bền vững với mơi trường. Ở góc độ vĩ mơ, vấn đề an ninh lương thực tất nhiên vẫn là quan tâm hàng đầu của Việt Nam. Đảm bảo dinh dưỡng cho người dân vẫn phải là tiêu chí số một của chính sách. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thấy là hiện thị trường nông thực phẩm Việt Nam vượt quá nhu cầu dinh dưỡng 130% (xem phần 1). Hướng tới phát triển bền vững, cần xem xét liệu có thể sản xuất ít hơn ở mức vừa đủ, nhưng bằng các phương thức nâng cao an toàn chất lượng sản phẩm và thân thiện với môi trường hơn. Nếu làm được như vậy thì sẽ đảm bảo lợi ích lâu dài hơn cho đất nước. Ví dụ như nếu chúng ta chỉ cần đạt 110% thay vì 130%, cịn lại tìm cách tái phân bổ nguồn lực để giảm khí thải nhà kính, tạo mơi trường sạch vì sức khỏe người dân, thì nơng nghiệp sẽ có một vị thế hồn toàn mới. Đây cũng là điều các nước phát triển đã và vẫn đang hướng đến. Câu hỏi đặt ra giờ đây là làm thế nào để có một địn bẩy giúp nhà nước có thể thật sự định hướng cho các chủ thể kinh tế?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)