- Đồng thuận có thể đạt được dễ dàng hơn do cách tiếp cận giúp
4. Lịch sử chuyển đổi chung của nông nghiệp
Trong lịch sử phát triển, nền nông nghiệp thế giới đã trải qua nhiều cuộc chuyển đổi sinh thái – xã hội. Những cuộc chuyển đổi này diễn ra để ứng phó với các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, cuộc chuyển đổi sau kế thừa các thành tựu và đặc điểm của cuộc chuyển đổi trước (Hình 3). Trong lĩnh vực nơng nghiệp, hầu hết những sản phẩm của các lần chuyển đổi sinh thái – xã hội đều còn tồn tại đến ngày nay, tùy theo đặc điểm tự nhiên và nguồn lực của từng vùng mà canh tác theo mơ hình phù hợp. Những mơ hình này vẫn tiếp tục phát triển theo một hướng riêng, để bổ sung vào con đường phát triển chung hoặc để trở thành ứng cử viên cho các cuộc chuyển đổi sinh thái – xã hội tiếp theo.
Hình 3. Sơ đồ mơ tả q trình phát triển của nơng nghiệp theo hình xoắn ốc trên cơ sở các cuộc chuyển đổi sinh thái – xã hội
Nhìn chung, trong quá trình phát triển, nơng nghiệp đã trải qua 04 lần chuyển đổi sinh thái – xã hội chính là: sản xuất nông nghiệp thuận theo tự
nhiên (1) – sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng cơng nghệ hóa chất trong bảo vệ thực vật (2) – sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lưới, nhà kính (3) – sản xuất nơng nghiệp ứng dụng chế phẩm phịng trừ sinh học dịch hại trong canh tác (4) (Hình 3). Trong đó, có thể thấy được xu hướng chính là: sản xuất có sử dụng các biện pháp mạnh để phịng trừ dịch hại (i) và sản xuất ít sử dụng các biện pháp phịng trừ dịch hại (ii). Với xu hướng phát triển theo một quy luật như sau: từ (1) phát triển một bước lớn sang (2) sau đó phát triển tiếp đến (3) nhưng lại gần (1), tức là về gần với tự nhiên hơn, sau đó phát triển sang (4), nhưng lại gần với (2) hơn, tức là về gần với các biện pháp dành cho sản xuất công nghiệp hơn. Tuy nhiên, trong q trình phát triển đó, cuộc chuyển đổi sau vẫn kế thừa thành tựu của mơ hình trước.
4.1. Nông nghiệp thuận theo tự nhiên
Cuộc chuyển đổi sinh thái – xã hội đầu tiên diễn ra để giải quyết khủng hoảng về thực phẩm trong tình hình sinh kế của con người khơng ổn định, phụ thuộc hồn tồn vào săn bắt, hái lượm. Mơ hình nơng nghiệp thuận theo tự nhiên được sinh ra trong tình hình con người nắm bắt được một số đặc điểm sinh thái của cây trồng, được xem như một loại hình nơng nghiệp sơ khai nhất, đặt nền móng vững chắc cho nơng nghiệp hiện đại. Với loại hình này, hầu như tất cả thành phần trong xã hội đều có thể tham gia để sản xuất, giải quyết cuộc khủng hoảng.
Tại ĐBSCL, mơ hình trồng lúa mùa, mỗi năm 01 vụ là tiêu biểu cho cuộc chuyển đổi này. Lúa được trồng vào mùa mưa, tận dụng nguồn nước trời và quang kỳ tự nhiên. Mơ hình hình này đã tồn tại hàng nghìn năm tại Việt Nam, hay còn được gọi là “Nền văn minh lúa nước”.
4.2. Nơng nghiệp hàng hóa ứng dụng cơng nghệ hóa chất
Sau thời gian phát triển của xã hội loài người, dân số thế giới bùng nổ nhu cầu thực phẩm tăng cao, các đợt dịch côn trùng và dịch bệnh hoành hành đe dọa mùa vụ do sự mở rộng diện tích trồng trọt ồ ạt đe. Cuộc chuyển đổi sinh thái – xã hội tiếp theo diễn ra để giải quyết khủng hoảng này. Mơ hình nơng nghiệp hàng hóa ứng dụng cơng nghệ hóa chất trong bảo vệ thực vật được khai sinh trong tình hình khoa học nông nghiệp phát triển, có những thành tựu to lớn về giống và kỹ thuật canh tác, con người có những hiểu biết cơ bản về cây trồng, dịch hại, từ đó một số loại hóa chất được ứng dụng trong phịng trừ cơn trùng, bệnh hại, cỏ dại. Với mơ hình này, việc canh tác nơng nghiệp trở nên thuận tiện hơn, có thể áp dụng ở quy lớn, sản xuất theo hướng hàng hóa, giảm bớt mối lo dịch hại bùng phát, từ đó giải quyết hồn tồn cuộc khủng hoảng.
Tại ĐBSCL, tiêu biểu cho cuộc chuyển đổi này là phong trào hưởng ứng và tiếp thu thành tựu của cuộc cách mạng xanh trên cây lúa tại Châu Á. Sự du nhập của giống lúa IR8 (Improvement rice 8) hay “Thần Nông 8” vào miền Nam, một giống lúa năng suất cao, không chịu ảnh hưởng của quang kỳ, đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong canh tác.
4.3. Nông nghiệp cơng nghệ cao trong nhà lưới, nhà kính
Sau thời gian phát triển, nhu cầu về thực phẩm của con người tiếp tục tăng. Nhu cầu sử dụng thực phẩm khơng có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay các loại nông sản mà điều kiện tự nhiên không cho phép sản xuất tại chỗ bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, nhu cầu mở rộng canh tác của nông nghiệp đến những vùng mà điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu khắc nghiệt cũng trở nên bức thiết, cuộc chuyển đổi tiếp theo diễn ra để giải quyết những nhu cầu trên.
Tiêu biểu cho cuộc chuyển đổi này tại ĐBSCL là các mơ hình trồng rau ăn lá, rau ăn trái, các loại nấm... Việc canh tác trong nhà kính giúp cho người sản xuất có thể tạo một mơi trường kín, tách biệt với mơi trường tự nhiên bên ngồi, chủ động điều khiển khí hậu theo ý muốn. Từ đó, có thể tạo ra các loại nông sản không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng cao, an toàn, trong mọi thời điểm trong năm.
4.4. Nông nghiệp ứng dụng các chế phẩm sinh học
Trong bối cảnh nhu cầu thực phẩm sạch của con người ngày càng lớn, ngày càng đa dạng thì canh tác trong nhà kính, nhà lưới bộc lộ điểm yếu lớn là giá thành sản phẩm cao, không phù hợp với đa số loại cây ăn quả lâu năm. Cuộc chuyển đổi mới được diễn ra với với sứ mệnh mang lại đa dạng các loại nông sản vẫn đảo bảo an toàn chất lượng những vẫn mang mức giá thấp.
Tiêu biểu ở ĐBSCL là các hợp tác xã, các trang trại sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, GlobalG.A.P., hữu cơ. Kết quả của các mơ hình này là sản phẩm nơng sản được tạo ra đảm bảo an toàn, chất lượng và giá cả.