Các biện pháp can thiệp thị trường của chính phủ và bình ổn giá cả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 131 - 132)

- Đồng thuận có thể đạt được dễ dàng hơn do cách tiếp cận giúp

1. Các biện pháp can thiệp thị trường của chính phủ và bình ổn giá cả

Theo việc "hệ thống hợp tác xã nông nghiệp" được thành lập vào tháng 12 năm 1953, nhà nước trở thành đơn vị duy nhất có quyền mua và bán ngũ cốc. Giá thu mua và hạn ngạch bán hàng do nhà nước tự đặt ra. Ban đầu, hệ thống này được nhà nước sử dụng với mục đích kiểm sốt hồn tồn đối với thị trường ngũ cốc: nhà nước đặt ra các mục tiêu về diện tích và sản lượng cho từng loại cây trồng; thiết lập các hạn ngạch bắt buộc theo giá thu mua cố định; quy định cho sản lượng vượt quá hạn ngạch được bán với giá cáo hơn 30% so với giá hạn ngạch. Các cơ quan nhà nước nắm độc quyền thương mại quốc tế; tư nhân chỉ được phép kinh doanh đối với một số mặt hàng và bị giới hạn ở cấp quận3. Các hộ gia đình được phát phiếu mua ngũ cốc cho phép mua ngũ cốc với số lượng và giá cố định. Hệ thống phân phối và bán hàng (bao gồm gạo và bột mì, ngũ cốc thơ và dầu ăn) vẫn duy trì cho đến đầu những năm 1990, với những sửa đổi nhỏ đối với khẩu phần bình quân đầu người và giá bán của chính phủ cho nhiều người tiêu dùng khác nhau.4

Về mặt sản xuất, những cải cách lớn đã được thực hiện bắt đầu từ năm 1978 với sự ra đời của “khốn ruộng đất”, “phát triển xí nghiệp hương trấn” ở nông thôn. Điều này đã trao cho các hộ gia đình quyền sử dụng đất và quyền quyết định sản xuất, bên cạnh việc vẫn làm chủ quyền sở hữu đất. Những cải cách này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp (trung bình 6,6% mỗi năm) và sản lượng đầu ra trên mỗi ha (trung bình 6,1% mỗi năm) từ năm 1979 đến năm 1984.5

Vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, giá thu mua ngũ cốc tăng cao kết hợp với việc không tăng giá bán, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của trợ cấp của chính phủ, đã khiến GDP năm 1978 từ 0,3% lên đến 3,1% vào năm 1983. Những khoản trợ cấp lớn chỉ kết thúc khi chính phủ quyết định tăng giá bán ngũ cốc vào tháng 5 năm 1991.

3

Sicular, Terry (1988) ‘Plan and market in China’s agricultural commerce’, Journal of Political Economy 96 (2): 283–307.

4

Zhou, Zhang-Yue and Wan, Guanghua (2006) ‘The public distribution systems of foodgrains and implications for food security: a comparison of the experiences of India and China’, Research Paper No. 2006/98, United Nations University (UNU) and World Institute for Development Economics Research (WIDER), Helsinki.

5

Chen, Fu, Wang, Liming and Davis, John (1999) ‘Land reform in rural China since the mid-1980s’, Food and Agriculture Organization, accessed 21 January 2008 at <http://www. fao.org/sd/LTdirect/LTan0031.htm>.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 131 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)