- Đồng thuận có thể đạt được dễ dàng hơn do cách tiếp cận giúp
Theory and policy implications
NGUYỄN PHONG PHÚ (TOMY)* NGUYỄN KHÁNH DUY**
BÙI THỊ TƯỜNG VIỄN**
Tóm tắt: Hiện nay, nền nơng nghiệp của Việt Nam nói riêng cũng như các
quốc gia Đơng Nam Á nói chung đang phải chịu những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường và hơn hết là sự chìm sâu trong cuộc khủng hoảng mà đại dịch Covid - 19 gây ra. Biến đổi khí hậu làm cho tình trạng hạn mặn diễn ra vô cùng phức tạp, thời tiết thất thường làm cho quy luật phát sinh dịch hại trong tự nhiên bị đảo lộn và ngày càng khó dự đoán, biên độ nhiệt thay đổi làm cho khả năng thích nghi của các loại cây trồng bị ảnh hưởng. Ơ nhiễm mơi trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài ngun nước, đất, khơng khí, từ đó làm giảm đi diện tích đất canh tác nơng nghiệp. Sự khủng hoảng do Covid - 19 làm gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng, vận chuyển nội địa và liên quốc gia trở nên khó khăn hơn. Từ đó, sự tác động này đã dẫn đến ứ đọng hoặc khan hiếm hàng hóa cục bộ, cụ thể hơn là giá vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng, nhưng giá sản phẩm nông sản lại giảm do ảnh hưởng bởi các quy định hạn chế đi lại. Do đó, chuyển đổi sinh thái – xã hội trong nông nghiệp sẽ diễn ra như một tất yếu của quy luật vận động phát triển nhằm tạo ra các mơ hình sản xuất thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, ơ nhiễm, khủng hoảng dịch bệnh và linh động hơn với sự biến động thị trường.
Abstract: Currently, Vietnam's agriculture, as well as that of Southeast Asian
countries in general, is suffering from the severe effects of climate change, environmental degradation, and, most importantly, the Covid-19 epidemic. Climate change complicates the issue of drought and salinity; irregular weather causes the natural laws of pest reproduction to be overthrown and become increasingly
*
Vina T&T Group
**
difficult to forecast, and changes in temperature amplitude impact crop adaptation. Environmental pollution has a negative effect on water, soil, and air resources, reducing the agricultural land area. The Covid - 19 crisis interrupted the supply chain, making domestic and international transportation more difficult. Since then, this impact has resulted in the stagnation or shortage of local commodities; especially, the price of agricultural production materials has grown, while the price of agricultural products has declined owing to the influence of travel restrictions. As a result, socio-ecological transformation in agriculture will occur as an unavoidable aspect of the law of development in order to establish production models that are more resilient to climate change, pollution, epidemics, and market fluctuations.
1. Khái niệm
Chuyển đổi sinh thái - xã hội trong nông nghiệp về bản chất là sự thay đổi về chất của bản thân nền nơng nghiệp và sự liên hệ của nó với tự nhiên, dẫn đến thay đổi về văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, mơi trường, cơng nghệ trong nông nghiệp và cộng đồng dân cư nông thôn. Hiện nay, đã có nhiều xu hướng chuyển đổi mơ hình sản xuất nơng nghiệp theo hướng bền vững. Trong đó, một số mơ hình dù khơng mới, nhưng vẫn thích ứng rất tốt trong thời điểm khó khăn hiện tại. Các mơ hình trang trại khép kín, mơ phỏng hệ sinh thái tự nhiên về tuần hoàn năng lượng là tiêu biểu cho sự thành công này.