Transformation in Vietnam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 38 - 39)

ĐÀO THANH TRƯỜNG* NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH**

Tóm tắt: Food Sovereignty (sau đây dịch là: chủ quyền lương thực) là một thuật ngữ được tổ chức nông dân quốc tế La Via Campesina giới thiệu tại Hội nghị thượng đỉnh về Lương thực Thế giới năm 1996. Từ đó, chủ quyền lương thực đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm, thảo luận và trở thành các đối thoại chính thức trong các diễn đàn quốc tế về phát triển. Chủ quyền lương thực là một cách tiếp cận tập trung vào người dân và cộng đồng, dựa trên 6 trụ cột chính bao gồm: Tập trung vào thực phẩm cho con người; Xem trọng các nhà cung cấp thực phẩm; Địa phương hóa các hệ thống thực phẩm; Đặt sự kiểm soát ở cấp độ địa phương; Xây dựng kiến thức và kỹ năng; Làm việc với tự nhiên. Từ tiếp cận này, đã có nhiều quốc gia đề xuất những chính sách, các biện pháp liên quan nhằm hỗ trợ người nơng dân, phát triển các chương trình thực phẩm cộng đồng, các chương trình nghiên cứu về nơng nghiệp hữu cơ bền vững nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi sinh thái - xã hội, đặc biệt là đề ra các nguyên tắc trong việc ghi nhãn xuất xứ của sản phẩm nông nghiệp. Khái niệm chủ quyền lương thực cũng bổ sung thêm các khía cạnh mới bên cạnh khái niệm an ninh lương thực (food security) được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây. Bài viết sẽ tập trung tìm hiểu một số nội dung về thuật ngữ “Chủ quyền lương thực” từ đó đưa ra những hàm ý chính sách liên quan, nhằm thực hiện các mục tiêu chuyển đổi sinh thái - xã hội của Việt Nam.

Từ khóa: Chủ quyền lương thực, an ninh lương thực, chuyển đổi sinh thái - xã

hội, hệ thống thực phẩm, hàm ý chính sách.

*

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

**

Viện Chính sách và Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Abstract: Food sovereignty was introduced by the international farmer organization La Via Campesina at the 1996 World Food Summit. Since then, food sovereignty has gotten a lot of attention, discussion, and has become an official conversation in international food security and development forums. Food sovereignty is a people-centered approach based on six basic pillars: concentration on food for people; respect for food suppliers; localization of food systems; placing control at the local level; building knowledge and skills; and working with nature. Based on this approach, several countries have proposed relevant policies and measures to support farmers, develop community food programs, and research programs on sustainable organic agriculture in order to achieve the objective of socio-ecological transformation, especially establishing principles for origin labeling of agricultural products. Aside from the frequently used concept of food security, the concept of food sovereignty offers new aspects. The article will focus on understanding the concept of "food sovereignty," as well as providing relevant policy implications in order to accomplish Vietnam's socio- ecological transformation goals.

Keywords: Food sovereignty, food Security, socio-ecological transformation, food system, policy implications.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)