Environment and development

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 83 - 85)

BẠCH TÂN SINH*

Tóm tắt: Cho đến gần đây, nghiên cứu thay đổi thể chế thúc đẩy phát triển

bền vững ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào vai trò của nhà nước và doanh nghiệp - hai nhóm tác nhân xã hội chính tham gia vào việc định hình con đường phát triển của Việt Nam. Bài viết xác định những thách thức về thể chế mà Việt Nam đang phải đối mặt trong nỗ lực theo đuổi con đường phát triển bền vững, NHƯNG khơng có tham vọng đề xuất các giải pháp vượt qua những thách thức về thể chế này. Thay vào đó, bài viết lập luận rằng cách tiếp cận văn hóa về mơi trường và phát triển được xem là một cách tiếp cận mới khác với cách tiếp cận truyền thống, sẽ hữu ích để hiểu các động lực của chính sách liên quan đến môi trường và phát triển đã được thực hiện cùng với phát triển bền vững ở Việt Nam.

Từ khóa: Thể chế, mơi trường, phát triển, phát triển bền vững, tiếp cận văn hóa của mơi trường và phát triển.

Abstract: Until recently, research on institutional change promoting sustainable development in Vietnam has mainly focused on the role of the state and business - the two main groups of social actors involved in shaping the development path of Vietnam. The purpose of the article is to provide an understanding of the roles of three groups of actors affecting the national development model. The article identifies institutional challenges facing Vietnam in its efforts to pursue a path of sustainable development, BUT does not have the ambition to propose solutions to overcome these institutional challenges. Instead, the paper argues that the cultural approach to environment and development, seen as a new approach different from the traditional approach, will priovide usefu tool

*

Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ; Công ty Viet Insight

to understand the policy dynamics betwwen environment and development and the way of achieving sustainable development in Vietnam.

Keywords: Institutions, environment, development, sustainable development,

cultural approach to environment and development.

"Một điều đã trở nên rõ ràng trong thập kỷ qua là mặc dù sự phát triển bền vững đã tạo ra những diễn đàn tranh luận mang tính tồn cầu về chính trị mơi trường, nhưng chúng ta không thể cho rằng những tranh luận đó sẽ tạo ra những kết quả tốt hơn. Đằng sau tất cả sự đồng thuận là những hệ quy chiếu khác nhau truyền cảm hứng cho cách thức mà ở đó các nền văn hóa khác nhau phải đối mặt với những thách thức tiềm ẩn trong phát triển bền vững. Sự khác biệt như vậy trong các hệ quy chiếu văn hóa hiện hành dẫn đến xung đột mới trong chính trị mơi trường "(Hajer và Fischer, 1999: 07).

Dẫn nhập

Cho đến gần đây, các nghiên cứu về thay đổi thể chế ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào vai trị của chính phủ và doanh nghiệp hai tác nhân xã hội chính định hình sự phát triển của Việt Nam.

Bài viết thảo luận về những thách thức thể chế mà Việt Nam phải đối mặt trong nỗ lực đạt được tăng trưởng kinh tế và đồng thời bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, bài viết khơng có tham vọng đề xuất giải pháp nhằm vượt qua những thách thức thể chế này. Thay vào đó, bài viết lập luận rằng bằng cách sử dụng khía cạnh văn hóa của mơi trường và phát triển như một cách tiếp cận mới, sẽ giúp chúng ta có được hiểu biết đầy đủ hơn về tính năng động của tương tác giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảovệ môi trường đã được triển khai cùng với việc hình thành và phát triển khái niệm phát triển bền vững ở Việt Nam.

Ở Việt Nam cho đến nay, quá trình ra quyết định gắn với quy hoạch phát triển chủ đạo mang tính tập trung cao và phân vùng, xuất phát từ di sản của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây. Các kế hoạch phát triển chủ yếu do Chính phủ chi phối và gần đây là các tác nhân kinh tế mới nổi. Một bộ phận các tổ chức công dân hoặc phi chính phủ vẫn đang ở giai đoạn đầu hình thành và chỉ đóng vai trị hạn chế trong việc định hình con đường phát triển của Việt Nam. Sự tham gia của cộng đồng vào việc lập kế hoạch được coi là chưa cần thiết, tốn thời gian và có rất ít chỗ cho sự tham gia của công chúng vào việc xem xét kỹ lưỡng và ảnh hưởng đến việc ra quyết định của chính phủ.1

1

Một tổng quan tài liệu về đánh giá tác động môi trương (ĐTM) và quy hoạch môi trường của Doberstein (Doberstein, 1998) đã trình bày bối cảnh xã hội, chính trị và thể chế của quy hoạch phát triển và cách thức mà bối cảnh đó ảnh hưởng đến nỗ lực thực hiện các quy trình lập kế hoạch mơi trường như ĐTM. Các vấn đề mà Doberstein thảo luận cho các nước đang phát triển rất giống với những gì Việt Nam đang đối mặt.

Bản chất của phát triển ở Việt Nam sẽ phụ thuộc vào việc ai là lực lượng chính trị và xã hội chính quyết định loại hình phát triển mà Việt Nam sẽ đi theo. Phát triển là một q trình chính trị và trong q trình đó, tính hợp lý khi ra quyết định thường xuất phát chủ yếu từ những cân nhắc về quyền lực chính trị, chứ khơng phải từ thông tin thu được từ các nghiên cứu đánh giá về sự phát triển (Henry, 1990).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam từ cách tiếp cận chuyển đổi sinh thái - xã hội: Phần 1 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)