- Đồng thuận có thể đạt được dễ dàng hơn do cách tiếp cận giúp
2. Các khủng hoảng đang phải đối mặt
2.1. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu làm gia tăng mực nước biển do khối băng trên Trái đất bị tan dần ra và khối nước ở biển và đại dương dãn nở vì nhiệt (Lê Anh Tuấn, 2014).
Trong đó, mối liên hệ giữa sự biến đổi bất thường này và các hoạt động của con người là không thể phủ nhận. Các hoạt động trong công nghiệp, giao thông vận tải và nơng nghiệp phát tán ra bầu khí quyển một lượng lớn khí thải nhà kính, từ đó gây ra sự “nóng lên tồn cầu”.
Hiện tượng biến đổi khí hậu làm tần suất xuất hiện của những hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên thường xuyên hơn, khó lường hơn. Hiện tượng El Nino làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây trồng do những đợt hạn hán, thiếu nước canh tác cục bộ, làm các đợt bùng phát các loại côn trùng hại phát triển theo chiều hướng khó dự báo hơn do sự ảnh hưởng làm nhiệt độ tăng cao. Hiện tượng La Nina làm ảnh hưởng đến canh
tác nông nghiệp do những đợt ngập úng cục bộ, rét đậm rét hại, làm các đợt dịch do các loại bệnh hại cây trồng phát triển theo chiều hướng phức tạp hơn. Ngoài ra, những hiện tượng thời tiết cực đoan khác như mưa đá, lốc xoáy, cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.
2.2. Ơ nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường là một khủng hoảng lớn mà nền nông nghiệp đang phải đối mặt. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa a-xít do ơ nhiễm khơng khí, sự suy giảm quỹ đất nơng nghiệp do ơ nhiễm nguồn nước và môi trường đất, sự ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm do hóa chất, kim loại nặng, vi sinh, vi nhựa từ nguồn nước canh tác. Những tác động trên đã cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn của ô nhiễm môi trường đến đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
2.3. Hạn hán và xâm nhập mặn
Hiện nay, hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng diễn biến phức tạp hơn cả về quy mô ảnh hưởng và mức độ nghiệm trọng, trở nên khó dự báo hơn. Đầu tiên, sự nóng lên tồn cầu dẫn đến sự tan băng ở hai cực trái đất, từ đó gây hiện tượng nước biển dâng làm cho nước mặn có cơ hội xâm nhập vào sâu hơn trong đất liền. Bên cạnh đó, Hiện tượng El Nino cũng góp phần gây ra những đợt nắng nóng kéo dài và hạn hán nghiêm trọng. Hơn nữa, chính sách sử dụng nước và bảo vệ rừng của một quốc gia hoặc các quốc gia trong cùng lưu vực sơng cũng có tác động rất lớn đến hiện tượng tự nhiên này. Sự suy giảm diện tích rừng làm mất đi khả năng điều tiết nước của lưu vực sơng. Thêm vào đó, do nhu cầu sử nước tăng, các quốc gia đầu nguồn tiến hành gia tăng tích trữ và khai thác lượng nước trong các hồ đập. Điều này làm suy giảm lượng nước nghiêm trọng tại các quốc gia hạ nguồn lưu vực sơng. Ngồi ra, việc khai thác nước ngầm vô tội vạ làm cho địa hình khu vực bị sụp lún nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các cơng trình thủy lợi ngăn mặn, các vùng ngọt hóa ven biển cạnh tranh cả nguồn nước ngọt từ lưu vực gây suy yếu dòng chảy nghiêm trọng.
Những yếu tố trên làm cho tình trạng xâm nhập mặn diễn ra phức tạp hơn, ranh giới tranh chấp mặn – ngọt ngày càng vào sâu trong đất liền, các đợt hạn hán diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng và ngày càng khó dự báo hơn. Từ đó, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn không theo quy luật đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.
2.4. Đại dịch Covid-19
Sự bùng phát của đại dịch Covid - 19 từ đầu năm 2020 đã gây chấn động nền kinh tế toàn thế giới (Lin and Zhang, 2020). Trong bối cảnh các
quốc gia trên thế giới thực hiện các biện pháp khác nhau như: đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội, phong tỏa cục bộ, giới hạn hoạt động của một số lĩnh vực dịch vụ: ăn uống, du lịch, trung tâm hội nghị… đã làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, đặc biệt là nơng nghiệp.
Hình 1. Sự ảnh hưởng của Covid - 19 đến vật tư đầu vào (phân bón) trong sản xuất nơng nghiệp
Đối với vật tư đầu vào, sản xuất nông nghiệp hiện tại phụ thuộc phần lớn vào các vật tư không thể sản xuất tại chỗ. Lấy ví dụ với phân đạm vơ cơ, vốn chủ yếu được sản xuất từ các nhà máy khí - điện - đạm, thì lại gặp nhiều khó khăn trong sản xuất trong thời điểm hiện tại. Do lệnh hạn chế đi lại và các đòn trừng phạt của những quốc gia phương Tây, giá dầu thô giảm mạnh dẫn đến sự khai thác bị đình trệ, làm cho công suất hoạt động của nhà máy bị cắt giảm và giá thị trường của phân đạm tăng mạnh. Từ đó cho thấy ảnh hưởng rất lớn của đại dịch Covid - 19 ở khâu đầu vào trong sản xuất nơng nghiệp (Hình 1). Trong tình hình cuộc khủng hoảng này vẫn còn kéo dài, giá cả vật tư đầu vào như phân bón vẫn sẽ tiếp tục tăng cao do tính cần thiết và khơng thể thay thế của loại mặt hàng này đối với sản xuất nông nghiệp.
Đối với đầu ra, các vùng sản xuất nơng nghiệp hàng hóa lớn hiện tại với đặc trưng là phải cách xa khu dân cư, thành phố, quỹ đất phải rộng và tập trung, nên phải mang một khoảng cách địa lý nhất định. Hơn nữa, một số vùng canh tác lợi dụng đặc điểm khí hậu đặc trưng tại chỗ để canh tác, ví dụ: các vùng canh tác cây ăn quả nhiệt đới để xuất khẩu đi các quốc gia ơn đới và ngược lại… thì khoảng cách địa lý giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ rất lớn. Khoảng cách địa lý này, vốn là lợi thế về mặt cạnh tranh đối với sản
phẩm có sẵn tại nơi tiêu thụ, thì hiện tại lại là trở ngại rất lớn trong bối cảnh nhiều quốc gia áp dụng lệnh hạn chế đi lại và đóng cửa biên giới. Ngoài ra, các lệnh hạn chế đối với các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như du lịch, đồ ăn và thức uống, nhà hàng… được ban hành làm cho thị trường này không ổn định và mịt mờ trong thời điểm hiện tại. Hơn nữa, cách biện pháp siết chặt đi lại cũng làm giá cước vận tải tăng cao, thời gian di chuyển dài hơn làm giá thành sản phẩm cũng đội lên. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức mua kém, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu thì sản phẩm nơng sản bắt buộc phải giữ mức giá ổn định để đảm bảo tính cạnh tranh so với sản phẩm có sẵn tại nơi tiêu thụ (Hình 2).
Hình 2. Sự ảnh hưởng của Covid - 19 đến thị trường đầu ra trong sản xuất nơng nghiệp
Tóm lại, những diễn biến của đại dịch Covid – 19, cụ thể hơn là cách ứng phó của các quốc gia trên thế giới đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi khâu, mọi quá trình của sản xuất nơng nghiệp, từ đầu vào vật tư sản xuất đến đầu ra thị trường tiêu thụ.