- Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về SHCN thì
b. Các chế tài hình sự được áp dụng
- Phạt tù: Mức phạt tù dành cho các tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là từ sáu tháng đến ba năm (xem quy định tại Điều 226 BLHS năm 2015).
114
hữu công nghiệp là từ năm mƣơi triệu đến năm tỷ đồng (xem quy định tại Điều 226 BLHS năm 2015). Trong chế tài hình sự, tiền phạt đƣợc nộp cho Nhà nƣớc, chứ không phải cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại ngày nay thì việc ăn cắp tài sản trí tuệ có thể mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ và cho dù số tiền phạt có lớn cũng không đủ sức ngăn chặn hậu quả, bởi ngƣời xâm phạm biết rằng có khoản lợi nhuận rất lớn sẽ thu đƣợc từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp thì mức tiền phạt cũng không thiết thực. Trên thực tế, phạt tiền lại là chế tài có tính khả thi kém bởi ngƣời phạm tội không tự giác nộp tiền phạt. BLHS Việt Nam chƣa có quy định hữu hiệu nào để đảm bảo việc thực thi nghiêm túc nghĩa vụ nộp tiền của ngƣời phạm tội. Một số nƣớc nhƣ Singapore, Nga, Hungary... có quy định về việc quy đổi từ phạt tiền sang phạt tù nếu ngƣời phạm tội cố tình trốn tránh việc thực hiện nộp tiền phạt.
- Các chế tài khác nhƣ đối với cá nhân phạm tội thì có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; đối với pháp nhân thƣơng mại thì bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
5.2.5. Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp hữu công nghiệp
* Những quy định chung
Theo Điều 57 Luật Hải quan thì mọi quyền sở hữu công nghiệp đều đƣợc bảo vệ thơng qua biện pháp kiểm sốt tại biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam. Bởi lẽ quyền sở hữu công nghiệp không chỉ là vấn đề của từng quốc gia, không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề mang tính quốc tế. Hàng hóa chứa các yếu tố SHCN đƣợc xuất, nhập khẩu qua biên giới và việc kiểm sốt tính hợp pháp của chúng tại cửa khẩu rất quan trọng vì có khả năng ngăn chặn chúng một cách kịp thời trƣớc khi chúng có cơ hội xâm nhập vào thị trƣờng nội địa. Theo quy định của Hiệp định TRIPs thì biện pháp kiểm sốt tại biên giới chỉ áp dụng đối với việc nhập khẩu hàng hóa mà khơng áp dụng đối với hoạt động xuất khẩu bởi các lý do sau:
Thứ nhất, đó là những khó khăn để chứng minh rằng hàng hoá đƣợc xuất khẩu
là hàng hóa vi phạm quyền sở hữu cơng nghiệp. Đơi khi hàng hóa đƣợc sản xuất hợp pháp trong một nƣớc nhƣng lại không hợp pháp để bán hàng hóa đó trong nƣớc này (đối với những hàng hóa đƣợc sản xuất tại các khu cơng nghiệp, chế xuất). Có những khả năng hàng hóa đƣợc xem là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp ở nƣớc này nhƣng lại không bị coi là xâm phạm ở nƣớc khác. Trƣờng hợp này là một trở ngại cho hải quan của nƣớc xuất khẩu để tìm xem liệu hàng hóa có vi phạm quyền sở hữu công nghiệp hay không nếu chúng đƣợc xuất khẩu sang một nƣớc khác.
Thứ hai, áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hóa xuất khẩu
khơng mang lại hiệu quả kinh tế. Trong thực tiễn thƣơng mại quốc tế, theo thơng lệ là những hàng hóa đƣợc sản xuất có vi phạm về nhãn mác có thể xuất khẩu sang những nƣớc mà quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu khơng đƣợc bảo vệ tại nƣớc đó. Thậm chí nếu hàng hóa đƣợc xuất khẩu sang một nƣớc mà chúng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật của nƣớc đó thì cũng khơng cần thiết để cơ quan hải quan của nƣớc xuất khẩu phải thực thi biện pháp kiểm soát biên giới đối với những hàng xuất khẩu này, bởi vì việc xuất khẩu đó khơng vi phạm quyền sở hữu công
115
nghiệp đƣợc bảo vệ bởi nƣớc xuất khẩu. Vì những lý do trên mà Hiệp định TRIPs yêu cầu các nƣớc thành viên áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa bởi từ “nên” và để cho các nƣớc thành viên có quyết định đúng đắn khi quy định áp dụng biện pháp này đối với hoạt động xuất khẩu bởi từ “có thể”.
Những nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát tại biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có liên quan đến SHCN bao gồm:
- Xuất trình văn bằng bảo hộ hoặc các tài liệu chứng minh chủ sở hữu quyền sở hữu cơng nghiệp (nếu là bản sao thì phải có cơng chứng);
- Cung cấp đầy đủ các thông tin để xác định hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp hoặc để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp, ví dụ: tên và địa chỉ của ngƣời nhập khẩu hay của ngƣời nhận hàng hóa; tên nƣớc hay nguồn gốc của nơi hàng hóa đƣợc sản xuất; địa điểm sản xuất hay phân phối hàng hóa đó; nhãn mác đăng ký hay hình mẫu của những hàng hóa mà chúng đã đƣợc gắn những nhãn mác đó hoặc một bức ảnh của hàng hóa đó hoặc các hình thức tƣơng tự; hình thức vận chuyển; xác định ngƣời vận chuyển; nơi hàng đến và đƣợc giới thiệu, trƣng bày; dự tính ngày hàng tới;
- Nộp đơn yêu cầu cho cơ quan hải quan và nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
- Nộp khoản bảo đảm cho các yêu cầu của mình thơng qua một trong những cách thức sau: a) Khoản tiền bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc tối thiểu hai mƣơi triệu đồng nếu không thể xác định đƣợc giá trị lơ hàng đó; b) Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.
* Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHCN
- Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan. Khi phát hiện lơ hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cơ quan hải quan phải thơng báo ngay cho ngƣời có yêu cầu. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày đƣợc thông báo mà ngƣời đề nghị không yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng bị phát hiện và cơ quan hải quan cũng không quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
- Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu công nghiệp thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính. Khi yêu cầu đã đáp ứng các nội dung cần thiết thì cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng. Thời hạn tạm dừng là mƣời ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, có thể đƣợc gia hạn đến hai mƣơi ngày nếu có lý do chính đáng và ngƣời yêu cầu phải nộp thêm khoản bảo đảm theo nhƣ quy định. Kết thúc thời hạn trên mà ngƣời yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không khởi kiện dân sự và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với ngƣời xuất nhập khẩu lơ hàng thì cơ quan hải quan có trách nhiệm sau:
116
b) Buộc ngƣời yêu cầu phải bồi thƣờng cho chủ lơ hàng tồn bộ thiệt hại do yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra và phải thanh tốn các chi phí lƣu kho bãi, bảo quản hàng hố và các chi phí phát sinh khác cho cơ quan hải quan và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
c) Hoàn trả cho ngƣời yêu cầu khoản tiền bảo đảm còn lại sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thƣờng và thanh tốn các chi phí theo luật định.
Trong trƣờng hợp hàng hóa bị kiểm sốt có kết luận khơng vi phạm quyền sở hữu cơng nghiệp thì ngƣời u cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa hoặc yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp phải có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại và thanh tốn các chi phí phát sinh cho ngƣời bị áp dụng biện pháp kiểm soát.
Nền công nghiệp 4.0 hiện nay đã tạo ra mơi trƣờng thƣơng mại số hóa cho hầu hết các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp. Nhờ công nghệ thông tin, đối tƣợng sở hữu cơng nghiệp số hóa xuất hiện nhiều hình thức mới chƣa đƣợc quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ: nhãn hiệu có âm thanh, quy trình sử dụng mới đối với sản phẩm đã biết (sáng chế), giao diện dùng đồ họa, bố trí màn hình, thuật tốn, biểu đồ dữ liệu ẩn,… Đó là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin, viễn thông, kỹ thuật số và thƣơng mại dịch vụ, khơng cịn ranh giới địa lý, số lƣợng của việc trao đổi sản phẩm, dịch vụ, thơng tin dữ liệu khơng cịn bị hạn chế. Về mặt khía cạnh pháp lý, pháp luật thƣơng mại điện tử và pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam là cơ sở cho việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong thị trƣờng thƣơng mại số hóa và tạo niềm tin cho các bên khi tham gia môi trƣờng thƣơng mại điện tử ẩn chứa nhiều rủi ro. Do đó, việc thực thi các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp cần hồn thiện và đổi mới bảo đảm tính thích ứng kịp thời với thời đại cơng nghệ số nhƣ bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Các cơ quan SHTT cần có kế hoạch hành động sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) cho từng giai đoạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ khâu thẩm định cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu…cho đến việc phát hiện các hành vi xâm phạm và tìm kiếm các biện pháp xử lý đối với hành vi xâm phạm phù hợp và hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
i) Sách tham khảo
a. TS. Lê Đình Nghị & TS. Vũ Thị Hải Yến (2016), Giáo trình Luật SHTT, Hà Nội: Nxb. Giáo dục Việt Nam.
b. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình luật SHTT Việt Nam, Hà Nội: Nxb.
CAND.
c. PGS.TS Trần Văn Nam & ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2018), Giáo trình Pháp luật SHTT, Hà Nội: Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân.
d. Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2008), SHTT và chuyển giao công nghệ, Hà Nội: Nxb. Tƣ pháp.
CÂU HỎI HƢỚNG DẪN ÔN TẬP, ĐỊNH HƢỚNG THẢO LUẬN
117
2. Phân tích ƣu điểm và nhƣợc điểm của biện pháp tự bảo vệ? Lấy ví dụ minh họa về biện pháp tự bảo vệ.
3. Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp hành chính? Phân tích ƣu điểm, nhƣợc điểm của việc áp dụng biện pháp hành chính?
4. Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp dân sự? Phân tích ƣu điểm, nhƣợc điểm của việc áp dụng biện pháp dân sự?
5. Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp hình sự? Phân tích ƣu điểm, nhƣợc điểm của việc áp dụng biện pháp hình sự?
6. Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp kiểm sốt hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu cơng nghiệp? Phân tích ƣu điểm, nhƣợc điểm của việc áp dụng biện pháp này?
118
TÀI LIỆU THAM KHẢO