Biện pháp tự bảo vệ

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 103 - 105)

- Thứ hai, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thƣờng đƣợc thực

PHÁP LUẬT VỀ ẢO VỆ QU ỀN SHCN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠ

5.2.1. Biện pháp tự bảo vệ

Xuất phát từ bản chất của quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền tài sản mang tính “tƣ hữu”, pháp luật đã quy định một trong những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp hữu hiệu là ghi nhận quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đó có thể là tác giả, là chủ sở hữu đối tƣợng SHCN hoặc chỉ là ngƣời có quyền sử dụng hợp pháp tài sản trí tuệ thơng qua

104

hợp đồng chuyển quyền sử dụng với chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Trong phạm vi giới hạn quyền của mình, các chủ thể trên có thể áp dụng những biện pháp cụ thể sau:

- Các biện pháp đƣợc áp dụng có tính chất phịng ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

+ Biện pháp có tính chất công nghệ: sử dụng công nghệ hiện đại để bảo mật thơng tin trong q trình tạo ra sản phẩm nhƣ cài đặt mật khẩu (passwords), mật mã (code) để ngăn chặn việc ăn cắp dữ liệu của các chủ thể khác trƣớc thời điểm công bố công khai để đăng ký xác lập quyền. Nếu đối tƣợng SHCN là bí mật thƣơng mại thì chủ thể quyền cần có biện pháp cất giữ các thơng tin đó nhằm đảm bảo khơng có bất cứ sự xâm phạm nào từ bên ngoài nhƣ cất giữ các thông tin về quy trình tạo ra sản phẩm khơng theo một trật tự vốn có, ký hợp đồng bảo mật với những ngƣời do công việc mà biết đƣợc về nội dung của bí mật thƣơng mại...; sử dụng công nghệ cao trong việc tạo ra nhãn hiệu hay logo sản phẩm phức tạp, tinh vi, sắc nét khiến cho các chủ thể khác không thể dễ dàng sao chép hay bắt chƣớc;

+ Biện pháp có tính chất pháp lý nhƣ đăng ký xác lập quyền đối với đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Đối với một số đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật quy định đăng ký là thủ tục bắt buộc để công nhận quyền và là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền cho chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp. Đăng ký xác lập quyền là hành lang pháp lý an toàn cho chủ thể thực hiện việc khai thác các giá trị thƣơng mại của đối tƣợng quyền sở hữu công nghiệp một cách độc quyền, không chịu sự ngăn cản của bất kỳ ai;

+ Các biện pháp khác nhƣ: tiến hành quảng cáo, quảng bá sản phẩm hay tổ chức các chƣơng trình hƣớng dẫn phân biệt hàng thật và hàng giả cho ngƣời tiêu dùng; tổ chức các chƣơng trình truyền hình nhƣ hỏi đáp pháp luật về SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP, thi tìm hiểu pháp luật về SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP... để nâng cao nhận thức và ý thức của ngƣời dân về các quyền sở hữu công nghiệp; thƣờng xuyên nắm bắt thơng tin về hàng hóa từ các đại lý hay cửa hàng tiêu thụ sản phẩm nhằm kịp thời phát hiện hàng xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Các biện pháp chủ thể quyền sở hữu cơng nghiệp có thể áp dụng khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã xảy ra bao gồm:

+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thƣờng thiệt hại. Đây là biện pháp thể hiện sự chủ động của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, gặp trực tiếp ngƣời có hành vi xâm phạm để tìm biện pháp giải quyết mang tính “hịa bình”, nghĩa là đơi bên tự thƣơng lƣợng, thỏa thuận hịa giải trên cơ sở nhu cầu và mục đích của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Biện pháp này sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả hai bên nếu hai bên đạt đƣợc tiếng nói chung, nhƣ bên đã xâm phạm có thể sẽ trả tiền cho chủ thể quyền tƣơng ứng với mức độ vi phạm của mình trên cơ sở mức phí li-xăng tƣơng tự đã đƣợc áp dụng...;

+ Yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP. Tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà chủ thể quyền có thể yêu cầu cơ quan quản lý thị trƣờng, hải quan, ủy ban nhân dân các cấp, thanh tra chun ngành có biện pháp xử lý hành chính phù hợp;

105

+ Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thơng thƣờng biện pháp này đƣợc áp dụng khi các bên không đạt đƣợc sự đồng thuận trong quá trình giải quyết về hậu quả pháp lý của hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, nhƣ mức bồi thƣờng khơng phù hợp hay bên vi phạm có hành vi tái diễn một cách cố ý và có hệ thống.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)