Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh:

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 69)

- Ngƣời nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền

d. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh:

Theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật SHCN, xâm phạm bí mật kinh doanh đƣợc coi là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Theo đó, các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh đƣợc xác định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN bao gồm:

- Tiếp cận, thu thập thơng tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của ngƣời sở hữu thơng tin đó. Đây là dạng hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh điển hình, bên vi phạm chủ động tiếp cận, thu thập thông tin bằng cách phá vỡ các biện pháp bảo mật của chủ thể kiểm sốt thơng tin nhằm bán cho bên thứ ba hoặc có thể khai thác trực tiếp thơng tin bí mật đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

- Tiết lộ, sử dụng thơng tin bí mật trong kinh doanh mà khơng đƣợc phép của chủ sở hữu thơng tin đó. Dạng hành vi này chủ yếu hƣớng đến các chủ thể thứ ba, khơng trực tiếp chiếm đoạt bí mật kinh doanh từ chủ sở hữu hay ngƣời nắm giữ hợp pháp thơng tin bí mật nhƣng có thể tiếp nhận từ ngƣời trực tiếp chiếm đoạt, từ những chủ thể thứ ba khác hoặc từ các nguồn cơng khai sau khi bí mật đã đƣợc bộc lộ.

3.1.2.2. Quy định pháp luật về các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.

Bên cạnh những quy định xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu cơng nghiệp, pháp luật cũng có những quy định về các biện pháp ngăn chặn, xử lý các hành vi này. Các biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN là những cách thức đƣợc chính chủ thể bị thiệt hại hoặc nhà nƣớc sử dụng để ngăn chặn, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Pháp luật Việt Nam hiện hành thừa nhận nhiều biện pháp để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu cơng nghiệp. Tùy theo tính chất, quy mơ, mức độ của hành vi vi phạm cũng nhƣ mục đích, mong muốn của chủ thể bị thiệt hại, chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp là biện pháp tự bảo vệ, biện pháp hành chính và biện pháp dân sự.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)