Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 85 - 87)

- Thứ hai, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thƣờng đƣợc thực

PHÁP LUẬT VỀ KHAI THÁC THƢƠNG MẠI VÀ CHU ỂN GIAO QU ỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG

4.2.1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mạ

a. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:

Chủ sở hữu đối tƣợng SHCN cũng giống nhƣ chủ sở hữu các tài sản thơng thƣờng khác có quyền định đoạt đối tƣợng SHCN thơng qua việc chuyển nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp, chấm dứt quyền sở hữu đối với đối tƣợng và xác lập quyền sở hữu cho bên nhận chuyển nhƣợng. Việc chuyển nhƣợng này phù hợp với trƣờng hợp chủ sở hữu khơng có nhu cầu sử dụng, khai thác hoặc khơng có điều kiện khai thác đối tƣợng SHCN của mình do thiếu vốn đầu tƣ, thiếu năng lực quản lý hoặc các lý do khác, bên cạnh đó có thể giúp chủ sở hữu sớm thu lợi nhuận, sáng tạo của họ sớm đƣợc ứng dụng, tránh những rủi ro thị trƣờng nhƣ sáng chế của họ bị lạc hậu bởi các công nghệ khác.

Theo quy định tại Điều 138 Luật SHTT, chuyển nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu cơng nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Trên cơ sở đó, hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp đƣợc hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu đối tƣợng SHCN chuyển giao quyền sở hữu đối tƣợng SHCN cho bên nhận chuyển nhƣợng và kể từ thời điểm hợp đồng đƣợc đăng ký tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, bên nhận chuyển nhƣợng trở thành chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Về cơ bản, hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp cũng giống nhƣ hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, xuất phát từ tính đặc thù của quyền sở hữu công nghiệp nên việc chuyển nhƣợng quyền sở hữu cơng nghiệp có một số đặc trƣng sau:

- Đối với các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp đƣợc bảo hộ trong một khoảng thời gian xác định, các bên chỉ đƣợc chuyển nhƣợng quyền này trong thời hạn bảo hộ.

- Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ đƣợc chuyển nhƣợng quyền của mình trong phạm vi lãnh thổ khơng gian nơi đối tƣợng đƣợc bảo hộ.

b. Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Chủ thể của hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm bên chuyển nhƣợng và bên đƣợc chuyển nhƣợng.

- Bên chuyển nhƣợng là chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Đối với các đối tƣợng xác lập quyền trên cơ sở đăng ký nhƣ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể là chủ thể đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ hoặc đƣợc chuyển giao quyền sở hữu hợp pháp đối với đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Đối với các đối tƣợng xác lập quyền trên cơ sở thực tiễn sử dụng nhƣ tên thƣơng mại, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu là những chủ thể tạo ra và đang sử dụng hợp pháp đối tƣợng đó.

Trong trƣờng hợp quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu của nhiều ngƣời thì việc chuyển nhƣợng phải đƣợc sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu (sở hữu chung theo phần hoặc sở hữu chung hợp nhất).

- Bên đƣợc chuyển nhƣợng là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng, khai thác đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Thông qua hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp, bên nhận chuyển nhƣợng sẽ trở thành chủ sở hữu đối tƣợng SHCN và có các

86 quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

c. Đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Đối tƣợng của hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu đối với sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, bí mật kinh doanh. Riêng chỉ dẫn địa lý không là đối tƣợng của hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp do chỉ dẫn địa lý là tài sản thuộc sở hữu Nhà nƣớc.

Tuy nhiên, việc chuyển nhƣợng các đối tƣợng trên phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 139 Luật SHTT, cụ thể là:

- Đối với tên thƣơng mại: Quyền đối với tên thƣơng mại chỉ đƣợc chuyển nhƣợng cùng với việc chuyển nhƣợng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dƣới tên thƣơng mại đó.

- Đối với nhãn hiệu: Việc chuyển nhƣợng quyền đối với nhãn hiệu không đƣợc gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu và quyền đối với nhãn hiệu chỉ đƣợc chuyển nhƣợng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với ngƣời có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

d. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Về cơ bản, hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu cơng nghiệp cần có các nội dung sau đây:

- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhƣợng và bên đƣợc chuyển nhƣợng. - Căn cứ chuyển nhƣợng nhƣ văn bằng bảo hộ cấp cho bên chuyển nhƣợng. - Đối tƣợng chuyển nhƣợng: các bên có thể thỏa thuận đối tƣợng của hợp đồng chuyển nhƣợng là toàn bộ quyền sở hữu đối với toàn bộ khối lƣợng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc một phần khối lƣợng bảo hộ. Các bên cũng có thể thỏa thuận đồng thời nhiều đối tƣợng SHCN nếu các đối tƣợng có liên quan đến nhau nhƣ chuyển nhƣợng kiểu dáng công nghiệp cùng với nhãn hiệu gắn trên sản phẩm đƣợc sản xuất theo kiểu dáng tƣơng ứng đó.

- Giá chuyển nhƣợng: các bên có thể tiến hành định giá để làm cơ sở cho việc xác định giá chuyển nhƣợng, phƣơng thức thanh toán và thời hạn thanh toán.

- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhƣợng và bên đƣợc chuyển nhƣợng: các bên có thể thỏa thuận một số quyền và nghĩa vụ cơ bản nhƣ nghĩa vụ đăng ký hợp đồng, nộp thuế chuyển nhƣợng theo quy định của pháp luật thuế, giải quyết tranh chấp với bên thứ ba nếu việc chuyển nhƣợng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, cách thức giải quyết tranh chấp. Đối với hợp đồng chuyển nhƣợng nhãn hiệu thì bên nhận chuyển nhƣợng phải chịu sự kiểm tra về chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ nếu điều đó là cần thiết và phải bảo đảm chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ nhƣ bên chuyển nhƣợng sản xuất, cung cấp.

e. Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu cơng nghiệp phải đƣợc lập dƣới hình thức bằng văn bản. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp đƣợc xác lập trên cơ sở đăng ký bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu cơng nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã đƣợc đăng ký tại cơ

87

quan quản lý nhà nƣớc về quyền sở hữu công nghiệp12

(Cục SHTT). Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng nhƣ quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thƣơng mại, hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)