Những yêu cầu của thủ tục tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 105 - 106)

- Thứ hai, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thƣờng đƣợc thực

PHÁP LUẬT VỀ ẢO VỆ QU ỀN SHCN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠ

5.2.2.1. Những yêu cầu của thủ tục tố tụng dân sự

Do bản chất “tƣ hữu” của tài sản trí tuệ nên khi quyền sở hữu tài sản trí tuệ bị xâm phạm thì chủ thể quyền có thể bảo vệ lợi ích của mình thơng qua việc khởi kiện tại tòa án dân sự. Thủ tục tố tụng dân sự khi xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:

+ Phải cơng bằng và bình đẳng: Sự cơng bằng và bình đẳng này đƣợc dành cho cả hai bên trong quan hệ tranh chấp. Trƣớc hết là quyền lợi của bị đơn: Bị đơn phải đƣợc quyền đƣợc thông báo bằng văn bản kịp thời và đầy đủ nội dung đơn yêu cầu và căn cứ yêu cầu của nguyên đơn. Điều này sẽ tạo sự chủ động cho bị đơn trong việc chuẩn bị luật sƣ, các chứng cứ, sắp xếp kế hoạch thời gian... để bảo vệ quyền lợi của mình trƣớc tịa. Đối với nguyên đơn: Nguyên đơn phải đƣợc quyền yêu cầu phía bên kia của vụ kiện đƣa ra các chứng cứ “liên quan” đƣợc chỉ định rõ ràng đang nằm trong sự kiểm sốt của họ. Nếu bị đơn khơng tự nguyện cung cấp các chứng cứ đó thì tịa án có quyền bắt buộc bị đơn phải đƣa ra.

+ Bảo vệ thơng tin bí mật: Trong thực tế đời sống xã hội và trong hoạt động kinh doanh thƣơng mại, thơng tin bí mật có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu những bí mật đó bị tiết lộ hay bị xâm phạm thì sẽ ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh cũng nhƣ danh dự, uy tín của các cá nhân, tổ chức nhất định. Do vậy, nguyên tắc xét xử cơng khai của tịa án khơng đƣợc phép xâm phạm bí mật thơng tin; mặt khác khơng để đƣơng sự hay những ngƣời có thẩm quyền khác lợi dụng các thơng tin bí mật này để gây khó khăn cho quyền lợi hợp pháp của các chủ thể có những thơng tin đó.

+ Tính nhanh chóng, kịp thời: Muốn cho việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp nhanh chóng và hiệu quả thì cần phải có biện pháp khẩn cấp tạm thời để thu giữ tang chứng, ngăn chặn việc tiếp tục xâm phạm cũng nhƣ ngăn chặn việc bán hàng hóa vi phạm yếu tố SHCN vào các kênh thƣơng mại. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì nguyên đơn phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Do vậy, biện pháp khẩn cấp tạm thời đặc biệt có ý nghĩa khi ngƣời bị cho là có hành vi xâm phạm có khả năng di chuyển hay tiêu hủy hàng hóa vi phạm cũng nhƣ các chứng cứ khác có liên quan.

Theo quy định của Luật SHTT và Bộ luật Tố tụng dân sự thì điều kiện để nguyên đơn yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhƣ sau:

+ Biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ đƣợc áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án, nghĩa là sau khi tòa án đã thụ lý đơn khởi kiện. Điều này đôi khi làm mất đi hiệu quả của biện pháp khẩn cấp tạm thời bởi vì sau khi thụ lý đơn thì tịa án phải gọi các bên đến để lấy ý kiến. Hậu quả là ngƣời xâm phạm đƣợc biết trƣớc rằng tài sản của mình sẽ bị kê biên thì sẽ tìm cách để tẩu tán tài sản, xóa các chứng cứ khiến cho việc chứng minh yếu tố vi phạm của nguyên đơn trở nên khó khăn. Trong trƣờng hợp đặc biệt khẩn cấp, cần bảo vệ ngay bằng chứng và ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì tịa án sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi cá nhân, tổ chức có đơn

106

yêu cầu áp dụng lệnh này đƣợc nộp cùng với việc nộp đơn khởi kiện tại tòa án;

+ Ngƣời làm đơn phải cung cấp các chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là khẩn thiết;

+ Ngƣời yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp một khoản bảo đảm cho yêu cầu của mình thơng qua một trong các cách thức sau: nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu hai mƣơi triệu đồng nếu không thể xác định đƣợc giá trị hàng hóa đó; hoặc có chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác. Nếu yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khơng có căn cứ xác đáng thì tịa án sẽ hủy bỏ biện pháp này và buộc ngƣời yêu cầu áp dụng lệnh này phải bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị áp dụng nếu biện pháp này đã gây thiệt hại cho họ.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể đƣợc áp dụng bao gồm: thu giữ; kê biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển tài sản; phong tỏa tài sản tại ngân hàng, kho bạc nhà nƣớc, tổ chức tín dụng khác, phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ; các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.

Nếu biện pháp khẩn cấp tạm thời đƣợc áp dụng, lệnh khám xét và buộc cung cấp tin tức thành cơng thì sẽ thuận lợi cho bên nguyên đơn trong việc chứng minh thiệt hại xảy ra. Việc bắt quả tang hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng khiến cho ngƣời xâm phạm có tâm lý lo ngại phải gánh chịu tồn bộ thiệt hại xảy ra mà có thể cung cấp thêm tin tức về những ngƣời chủ mƣu, nhà sản xuất chính.(19)

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)