- Ngƣời nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền
a) Hành vi chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn:
Các dạng hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh đƣợc quy định bao gồm:
- Sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thƣơng mại của hàng hoá, dịch vụ (điểm a Khoản 1 Điều 130 Luật SHTT)
Trong trƣờng hợp này, chỉ dẫn vi phạm gây hậu quả làm cho ngƣời mua nhầm lẫn về chủ thể cung ứng hàng hóa, dịch vụ, nhƣ: hiểu nhầm rằng hàng hóa, dịch vụ vi phạm có cùng nguồn gốc (tức là có cũng có chất lƣợng, giá trị ) nhƣ hàng hóa, dịch vụ có gắn chỉ dẫn thƣơng mại hợp pháp; hoặc giữa bên vi phạm và doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại hợp pháp có mối quan hệ với nhau (ví dụ Cơng ty mẹ - con hay cùng tập đoàn...). Chỉ dẫn liên quan đến nguồn gốc thƣơng mại thông thƣờng là nhãn hiệu, tên thƣơng mại, biểu tƣợng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh... - một dạng tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ Cơng ty X đã sử dụng lâu dài, rộng rãi và ổn định thiết kế bao bì sản phẩm kem đánh răng “Closeup – Pha lê tuyết” với hình ảnh đơi nam nữ tƣơi cƣời để lộ hàm răng trăng sáng và slogan “Với TINH THỂ PHA LÊ TUYẾT cho cảm giác cực mát và răng trắng sáng”, hình ảnh tinh thể pha lê tuyết từ ngày 24/09/2007 và bao gói đó đã trở thành một chỉ dẫn thƣơng mại. Công ty X phát hiện Công ty Y sản xuất và kinh doanh kem đánh răng cũng sử dụng bao gói có thiết kế tƣơng tự về màu sắc, bố cục, có hình ảnh đơi nam nữ tƣơi cƣời để lộ hàm răng trắng sáng, slogan “Cảm giác the mát kéo dài với TINH THỂ BĂNG và hàm răng trắng bóng” và hình ảnh tinh thể băng màu xanh lá cây. Trong trƣờng hợp này, việc Công ty Y sử dụng bao gói với thiết kế tƣơng tự gây nhầm lẫn với chỉ dẫn thƣơng mại của Công ty X là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo điểm a Khoản 1 Điều 130 Luật SHTT. Việc sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn trong trƣờng hợp này nhằm mục đích lợi dụng uy tín, lợi thế của đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng, tranh giành khách hàng, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, hợp pháp.
- Sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lƣợng, số lƣợng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Ở trƣờng hợp này, việc sử dụng chỉ dẫn vi phạm gây ra hậu quả làm cho ngƣời tiêu dùng “nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lƣợng, số lƣợng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ”. Đây
6
Đặng Thị Hồng Tuyến, Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội năm 2013.
66
là dạng hành vi sử dụng các chỉ dẫn thể hiện sai lệch nội dung, bản chất của hàng hóa, dịch vụ nhƣ: trên sản phẩm sữa có thơng tin “100% ngun liệu cao cấp” nhƣng thực chất lại sử dụng nguyên liệu kém chất lƣợng; hoặc khăn lụa có xuất xứ Trung Quốc nhƣng lại gắn dấu hiệu “Made in Vietnam” trong vụ việc Khải silk7 nhằm lừa dối, gây nhầm lẫn cho khách hàng. Hành vi này có dấu hiệu cạnh tranh khơng lành mạnh vì gây thiệt hại cho khách hàng và ảnh hƣởng xấu đến các đối thủ cạnh tranh khác nhƣng không liên quan đến đối tƣợng SHTT và không xâm phạm quyền SHTT.
Căn cứ vào Điều 130 Luật SHTT và Khoản 1 Điều 19 Thông tƣ số 11/2015/TT- BKHCN, để xác định hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong các trƣờng hợp trên, ta cần xem xét thỏa mãn các tiêu chí sau đây:
- Thứ nhất, hành vi vi phạm phải thuộc các trƣờng hợp nêu trên. Hành vi sử
dụng chỉ dẫn thƣơng mại bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thƣơng mại lên hàng hố, bao bì hàng hố, phƣơng tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phƣơng tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hố có gắn chỉ dẫn thƣơng mại đó.
- Thứ hai, chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn là chủ thể kinh doanh đã sử dụng trƣớc các chỉ dẫn thƣơng mại một cách rộng rãi, ổn định trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến uy tín của chủ thể kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ mang chỉ dẫn thƣơng mại đó. Cụ thể, chủ thể yêu cầu xử lý hành vi này phải cung cấp các chứng cứ bao gồm: các thông tin về quảng cáo, tiếp thị, trƣng bày triển lãm; doanh thu bán hàng; số lƣợng sản phẩm bán ra; hệ thống đại lý phân phối, liên doanh, liên kết; quy mô đầu tƣ; đánh giá của các cơ quan nhà nƣớc, phƣơng tiện thơng tin đại chúng, bình chọn của ngƣời tiêu dùng và các thơng tin khác thể hiện uy tín của chủ thể kinh doanh gắn với chỉ dẫn thƣơng mại trong hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam.
Chỉ dẫn thƣơng mại ở đây là các dấu hiệu, thông tin nhằm hƣớng dẫn thƣơng mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thƣơng mại, biểu tƣợng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá. Các chỉ dẫn thƣơng mại này bao gồm hai nhóm: (i) các đối tƣợng có thể đƣợc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhƣ nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý, trong đó, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là đối tƣợng đƣợc bảo hộ dựa trên cơ sở đăng ký và đƣợc cấp văn bằng bảo hộ; và (ii) các chỉ dẫn thƣơng mại khác nhƣ: biểu tƣợng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hố, nhãn hàng hố. Trong đó, "Nhãn hàng hố" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh đƣợc dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hố, bao bì thƣơng phẩm của hàng hố hoặc trên các chất liệu khác đƣợc gắn trên hàng hố, bao bì thƣơng phẩm của hàng hố. "Khẩu hiệu kinh doanh" là một nhóm từ ngữ xuất hiện bên cạnh tên doanh nghiệp hoặc nhãn hiệu gắn với sản phẩm của doanh nghiệp nhằm nhấn mạnh mục đích hoặc tiêu chí kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đối tƣợng khách hàng mà sản phẩm hƣớng tới. "Biểu tượng kinh doanh" là ký hiệu, chữ viết, hình vẽ, hình khối đƣợc thiết kế một cách độc đáo và đƣợc coi là biểu tƣợng của doanh nghiệp sử dụng trong hoạt
7
https://vov.vn/kinh-te/khai-silk-thua-nhan-50-la-hang-trung-quoc-bo-cong-thuong-yeu-cau- lam-ro-687601.vov
67
động kinh doanh. “Kiểu dáng bao bì của hàng hóa” là thiết kế, trang trí bao bì hàng hóa, gồm hình dạng, đƣờng nét, hình vẽ, chữ, số, màu sắc, cách trình bày, cách phối hợp màu sắc, cách bố trí, kết hợp giữa các yếu tố nói trên tạo nên ấn tƣợng riêng hay nét đặc trƣng của bao bì hàng hóa. Các chỉ dẫn thƣơng mại này cũng là những đối tƣợng gắn liền với uy tín của chủ thể kinh doanh, mang lại cho ngƣời sử dụng những lợi thế trong thƣơng mại mà họ phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để tạo dựng, nhƣng lại không đƣợc bảo hộ quyền SHTT. Vì vậy, việc bảo hộ các chỉ dẫn thƣơng mại đặc biệt này theo cơ chế quyền chống cạnh tranh không lành mạnh là cần thiết để bảo vệ lợi ích chính đáng của chủ thể kinh doanh đối với các chỉ dẫn thƣơng mại mà họ đã dày công tạo dựng.
- Thứ ba, chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn là chỉ dẫn thƣơng mại chứa các dấu hiệu (yếu tố cấu thành, cách trình bày, cách kết hợp giữa các yếu tố, màu sắc, ấn tƣợng tổng quan đối với ngƣời tiêu dùng) trùng hoặc tƣơng tự gây nhầm lẫn với chỉ dẫn thƣơng mại tƣơng ứng của chủ thể quyền yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh đƣợc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tƣơng tự. Bên bị yêu cầu xử lý đã sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phƣơng tiện kinh doanh, phƣơng tiện dịch vụ, phƣơng tiện quảng cáo. Việc sử dụng chỉ dẫn nêu trên nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thƣơng mại của hàng hóa, dịch vụ, xuất xứ địa lý, cách sản xuất, tính năng, chất lƣợng, số lƣợng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ, hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ.