Đặc điểm của việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mạ

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 99 - 101)

- Thứ hai, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thƣờng đƣợc thực

PHÁP LUẬT VỀ ẢO VỆ QU ỀN SHCN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠ

5.1.2. Đặc điểm của việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mạ

thương mại

Quyền sở hữu công nghiệp cũng là một loại tài sản, nhƣng do đặc tính “vơ hình”, khả năng lan truyền khơng giới hạn... của loại tài sản này nên các phƣơng thức để bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp cũng có những nét đặc thù riêng.

Thứ nhất, không loại tài sản nào phải dựa nhiều vào pháp luật để bảo vệ nhƣ tài

sản trí tuệ, do đặc tính “vơ hình” của loại tài sản này. Tài sản hữu hình có thể đƣợc bảo vệ để khơng bị trộm cắp thông qua việc áp dụng các biện pháp thông thƣờng nhƣ xây

(17). TS. LS. Lê Xuân Thảo, Đổi mới và hồn thiện pháp luật về sở hữu cơng nghiệp, Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội, 2005.

(18). ThS. Vũ Thị Hồng Yến, Thực thi quyền sở hữu công nghiệp theo Hiệp định TRIPs/WTO

trong mối tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại

100

hàng rào, sử dụng khoá, lắp đặt thiết bị chống trộm. Ngƣợc lại, tài sản trí tuệ tồn tại chủ yếu dƣới dạng thông tin, biểu tƣợng, cách thức thể hiện sáng tạo... nên chủ thể quyền rất khó kiểm sốt và ngăn chặn các chủ thể khác khai thác, sử dụng tài sản của mình một khi chúng đã đƣợc cơng bố cơng khai (trừ bí mật thƣơng mại). Tài sản trí tuệ có thể bị “lấy đi” một cách dễ dàng nếu khơng có sự bảo vệ nghiêm ngặt của pháp luật. Với sự phát triển nhƣ vũ bão của cơng nghệ hiện nay thì vơ cùng đơn giản và nhanh chóng để sao chép (copy) tác phẩm của ngƣời khác dƣới dạng từ ngữ, âm thanh, hình ảnh... Kỹ thuật in phát triển khiến cho việc nhái nhãn mác sản phẩm nổi tiếng để gắn lên hàng hố của mình để trục lợi trở nên rất đơn giản. Tƣơng tự, sáng chế khi đã đƣợc cấp bằng bảo hộ, trở thành tài liệu công khai thì cũng khiến cho ngƣời khác có thể sử dụng sáng chế đó dễ dàng. Chỉ có biện pháp duy nhất để chống trộm cắp “sáng chế” là áp dụng biện pháp bảo vệ bằng pháp luật với các chế tài dân sự, hình sự, hành chính nghiêm khắc.

Thứ hai, các chủ thể đƣợc quyền áp dụng biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công

nghiệp đa dạng với 3 nhóm chủ thể sau: 1) Chủ thể là Nhà nƣớc thể hiện sức mạnh quản lý của Nhà nƣớc đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng các chế tài trong lĩnh vực SHCN nhƣ: Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, cảnh sát kinh tế, quản lý thị trƣờng, hải quan, ủy ban nhân dân các cấp, tòa án. Các cơ quan trên đƣợc phân bổ theo chiều dọc nhƣ ủy ban nhân dân các cấp và theo chiều ngang nhƣ các bộ, ngành; đƣợc phân bổ theo thị trƣờng nội địa nhƣ quản lý thị trƣờng và tại biên giới nhƣ hải quan; các cơ quan có chức năng xử phạt nhƣ thanh tra, ủy ban và có chức năng xét xử truy cứu trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính nhƣ tịa án. 2) Chủ thể là những ngƣời nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm: tác giả, chủ sở hữu đối tƣợng SHCN và ngƣời có quyền sử dụng có thời hạn đối tƣợng SHCN thơng qua các hợp đồng li-xăng, chuyển quyền sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Đây là các chủ thể có những quyền và lợi ích gắn liền với các đối tƣợng sở hữu công nghiệp. 3) Các tổ chức quản lý tập thể tài sản trí tuệ nhƣ Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam – VACIP... Các tổ chức này hoạt động không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể của quyền sở hữu cơng nghiệp mà cịn vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.

Thứ ba, các biện pháp đƣợc áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên

quan đến nhiều ngành luật khác nhau và cùng có thể đồng thời áp dụng để xử lý một hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Khi phát hiện có hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp thì chủ thể quyền có thể u cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; sau đó chủ thể quyền vẫn có thể tiếp tục khởi kiện ra tòa án dân sự để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại hoặc yêu cầu viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm. Nhƣ vậy, các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp rất linh hoạt nhằm bảo vệ tối đa lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.

Thứ tư, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp không phải chỉ là công

việc chủ động của chính chủ thể quyền sở hữu cơng nghiệp mà cịn là chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Xuất phát từ quan niệm “không ai bảo vệ tài sản tốt nhất bằng chính chủ sở hữu của tài sản”, pháp luật SHCN đã ghi nhận quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Đó là các biện pháp phịng ngừa, bảo mật thơng tin của chủ thể sáng tạo cho đến khi các ý tƣởng sáng tạo

101

đó đƣợc pháp luật chính thức cơng nhận thơng qua cơ chế đăng ký xác lập quyền hay thông qua các quy định khác của pháp luật. Việc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không phải cơng việc thuộc về chủ thể quyền mà đó là chức năng của các cơ quan quản lý nhà nƣớc theo phạm vi ngành nghề của mình. Bởi lẽ các đối tƣợng SHCN đƣợc thể hiện ngay trong các hàng hóa, sản phẩm mà hàng hóa, sản phẩm thì có mặt ở bất cứ nơi nào mà con ngƣời có mặt nên việc kiểm sốt chúng đòi hỏi sự nỗ lực và cố gắng của nhiều cơ quan chức năng khác nhau.

Thứ năm, bảo vệ tốt quyền sở hữu cơng nghiệp cũng chính là bảo vệ hữu hiệu

lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Điều này đƣợc lý giải bởi các lý do sau: (i) Ở quốc gia nào quyền sở hữu công nghiệp đƣợc bảo vệ hiệu quả thì ở đó hoạt động đầu tƣ nghiên cứu sáng tạo đƣợc kích thích và hoạt động cạnh tranh thƣơng mại cũng tạo đƣợc môi trƣờng lành mạnh. Thực tế, các doanh nghiệp đã bỏ ra khoản tiền khổng lồ để đầu tƣ cho hoạt động cải tiến sản phẩm của họ hay đầu tƣ để cho ra đời những sản phẩm mới có tính hữu ích cao thì họ phải đƣợc nhận về lợi ích vật chất tƣơng ứng để bù đắp cho các chi phí đó nếu pháp luật bảo vệ tốt sự độc quyền của họ đối với các kết quả sáng tạo đó; (ii) Bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp còn giúp cho Nhà nƣớc chống thất thu thuế. Các cơ sở sản xuất hàng nhái, hàng giả thƣờng không đăng ký kinh doanh hay không đăng ký hoạt động và sử dụng những lao động lén lút, cho nên Nhà nƣớc không tiến hành thu thuế đƣợc và tạo ra sự mất mát lớn cho nguồn thu của Chính phủ; (iii) Bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp cịn nhằm bảo vệ lợi ích của ngƣời tiêu dùng. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thƣờng đi kèm với hành vi cố ý lừa dối ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng mà ngƣời tiêu dùng có quyền mong đợi dựa trên nhãn mác của sản phẩm (thƣờng là những nhãn hiệu nổi tiếng). Những hàng hóa này đƣợc sản xuất mà khơng có bất kỳ sự kiểm tra nào của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và khơng tn thủ các tiêu chuẩn chất lƣợng tối thiểu nhất. Ví dụ, thuốc giả, đồ chơi trẻ em, linh kiện ô tô, xe máy, linh kiện máy bay... giả là nguyên nhân gây ra những tai nạn khó lƣờng cho con ngƣời. Khi ngƣời tiêu dùng mua các sản phẩm này họ khơng có căn cứ và cơ sở hợp pháp nào để yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại cho mình; (iv) Bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp là căn cứ để góp phần bảo vệ trật tự an ninh xã hội. Hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp ln là thị trƣờng hấp dẫn cho các tổ chức tội phạm bởi đầu tƣ nguồn tiền bất hợp pháp từ buôn ma túy hay thuốc phiện vào sản xuất hàng giả có ít rủi ro hơn các hành vi rửa tiền khác. Các tổ chức tội phạm xây các nhà máy hiện đại để sản xuất hàng giả, sau đó dùng khoản lợi nhuận khổng lồ từ bán những hàng giả này để phục vụ cho các hoạt động khủng bố hay chống phá chính quyền nhà nƣớc. Do vậy, bảo vệ tốt quyền sở hữu công nghiệp sẽ giúp triệt phá nguồn tài chính của các tổ chức tội phạm trong xã hội.

Thứ sáu, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu cơng nghiệp có thể đƣợc áp dụng

ngay từ khi chủ thể có ý tƣởng sáng tạo về đối tƣợng sở hữu cho đến khi chúng còn đƣợc pháp luật cơng nhận quyền đối với đối tƣợng SHCN đó. Các chủ thể phải có ý thức tự bảo vệ thành quả sáng tạo của mình ngay trong quá trình tạo ra nó nhƣ giữ bí mật và cơng bố quyền của mình trên đối tƣợng SHCN thơng qua thủ tục đăng ký xác lập quyền, theo dõi phát hiện các hành vi xâm phạm trong thời hạn quyền sở hữu công nghiệp đang đƣợc pháp luật bảo hộ.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)