Nhập khẩu song song liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 78 - 81)

- Thứ hai, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thƣờng đƣợc thực

2.2.4. Nhập khẩu song song liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp

Pháp luật cạnh tranh, quyền sở hữu cơng nghiệp và thƣơng mại gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp, nhập khẩu song song là một ngoại lệ quan trọng, hạn chế độc quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu cơng nghiệp, khuyến khích cạnh tranh và tự do thƣơng mại.

Nhập khẩu song song đƣợc hiểu là hoạt động thƣơng mại mà trong đó hàng hóa, dịch vụ mang đối tƣợng SHCN đã đƣợc bảo hộ đã đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng của một nƣớc nhƣng hàng hóa, dịch vụ này lại đƣợc nhập khẩu từ nƣớc khác vào chính nƣớc này mà khơng cần sự cho phép của chủ sở hữu đối tƣợng sở hữu cơng nghiệp10. Ví dụ: Cơng ty X sản xuất sản phẩm có gắn nhãn hiệu Y đã đƣợc bảo hộ tại nƣớc A1 với giá M1. Sản phẩm này cũng đang đƣợc bán tại nƣớc A2 với giá M2. Nhà nhập khẩu tại nƣớc A1 có thể nhập khẩu sản phẩm từ nƣớc A2 về bán ở nƣớc A1 với giá M3 mà M3 thấp hơn M1. Nhƣ vậy, nguyên nhân cơ bản của hoạt động thƣơng mại này là do sự chênh lệch về giá của cùng một hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia nên nhà nhập khẩu tiến hành nhập khẩu hàng hóa ở nơi có giá thấp hơn để bán ở nơi khác với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều 18 Thông tƣ 11/2015/TT-BKHCN có đƣa ra giải thích “nhập khẩu song song là việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền s dụng, kể cả chuyển giao quyền s dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền s dụng trước

10

TS. Nguyễn Nhƣ Quỳnh, Lý thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ và vấn đề nhập khẩu song song, Tạp chí Luật học, Số 1 năm 2006

79

đối tượng SHCN đã đưa ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài một cách hợp pháp, mặc dù không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp”.

Từ khái niệm trên, nhập khẩu song song có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Hàng hóa trong nhập khẩu song song là hàng hóa do chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp hoặc các chủ thể khác đƣợc chủ sở hữu cho phép đƣa ra thị trƣờng một cách hợp pháp. Đây là những hàng hóa chính hiệu không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm lƣu thơng tại quốc gia đó và đƣợc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp hoặc chủ thể khác đƣợc chủ sở hữu cho phép đƣa ra thị trƣờng.

- Chủ thể nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp ở nƣớc xuất khẩu và ở nƣớc nhập khẩu có thể là một hoặc là những chủ thể khác nhau nhƣng họ luôn tồn tại mối quan hệ pháp lý và/hoặc kinh tế với nhau.

- Trong nhập khẩu song song có hoạt động của hai chủ thể kinh doanh là nhà kinh doanh đƣợc ủy quyền và nhà kinh doanh không đƣợc ủy quyền và thông thƣờng nhà kinh doanh khơng đƣợc ủy quyền chính là chủ thể nhập khẩu song song.

- Việc nhập khẩu song song xảy ra giữa hai nƣớc trở lên, cụ thể là nhập khẩu song song xảy ra khi hàng hóa đƣợc sản xuất một cách hợp pháp ở quốc gia A đƣợc nhập khẩu vào quốc gia B mà không đƣợc sự chấp thuận của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp ở quốc gia B.

Tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi nhập khẩu song song không bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và khơng bị xử phạt vi phạm hành chính. Quy định hiện hành thể hiện sự quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng trong nƣớc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

i) Sách tham khảo

a. TS. Lê Đình Nghị & TS. Vũ Thị Hải Yến (2016), Giáo trình Luật SHTT, Hà Nội: Nxb. Giáo dục Việt Nam.

b. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình luật SHTT Việt Nam, Hà Nội: Nxb.

CAND.

c. PGS.TS Trần Văn Nam & ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2018), Giáo trình Pháp luật SHTT, Hà Nội: Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân.

d. Phạm Văn Tuyết và Lê Kim Giang (2008), SHTT và chuyển giao công nghệ, Hà Nội: Nxb. Tƣ pháp.

ii) Bài báo tham khảo

a. Nguyễn Nhƣ Quỳnh (2006), Lý thuyết hết quyền SHTT và vấn đề nhập khẩu song song,

Tạp chí Luật học, Số 1 năm 2006.

b. Nguyễn Nhƣ Quỳnh (2009), “Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 5/2009, tr. 45 – 52.

c. Vũ Thị Hải Yến (2018), Pháp luật Việt Nam về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN - Bình luận và kiến nghị, Tạp chí Luật học, Số 3 năm 2018.

iii) Tài liệu khác

80

ở Việt Nam, Hội thảo “SHTT, cạnh tranh và thực thi quyền SHTT: Kinh nghiệm của Việt

Nam, Lào và Campuchia”, Hà Nội, tháng 06 năm 2013.

b. Đặng Thị Hồng Tuyến, Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội năm 2013.

CÂU HỎI HƢỚNG DẪN ÔN TẬP, ĐỊNH HƢỚNG THẢO LUẬN

1. Phân tích quy định pháp luật về xác định hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn và cho ví dụ minh họa?

2. Phân tích quy định của pháp luật về xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền và cho ví dụ minh họa?

3. Đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu cơng nghiệp?

4. Phân tích quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu cơng nghiệp?

5. Phân tích và lấy ví dụ về trƣờng hợp nhập khẩu song song liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp?

81

CHƢƠNG 4.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)