Biện pháp hành chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 70 - 72)

- Ngƣời nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền

b) Biện pháp hành chính:

Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, biện pháp hành chính đƣợc đánh giá là biện pháp có hiệu quả nhất khi chủ thể

8

Khoản 2 Điều 21 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, đƣợc sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 119/2010/NĐ-CP.

71

quyền muốn bên vi phạm chấm dứt ngay hành vi xâm phạm và muốn giải quyết vụ việc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí cũng nhƣ đảm bảo tính ổn định của hoạt động kinh doanh.

i) Thẩm quyền x phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 99/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN, các cơ quan sau đây có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp:

- Thanh tra Khoa học và Cơng nghệ có thẩm quyền xử phạt tất cả các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.

- Thanh tra Thơng tin và Truyền thơng có thẩm quyền xử phạt hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tƣơng tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thƣơng mại của ngƣời khác đƣợc bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý tƣơng ứng.

- Quản lý thị trƣờng có thẩm quyền xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trƣờng trong nƣớc. Trong trƣờng hợp xử lý hành vi vi phạm này mà xác định đƣợc cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì Quản lý thị trƣờng có thẩm quyền tiếp tục xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất.

- Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động q cảnh, nhập khẩu hàng hóa.

- Cơng an có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thơng tin, chứng cứ các hành vi xâm phạm quyền về SHCN và cung cấp cho các cơ quan xử lý vi phạm.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN xảy ra tại địa phƣơng theo nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

ii) Các hình thức x lý hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN:

Theo quy định tại Điều 214 Luật SHTT, Điều 14 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, các hình thức xử phạt áp dụng với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN bao gồm:

- Hình thức xử phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền.

- Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm: đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm, kể cả hoạt động thƣơng mại điện tử từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm.

- Biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm nếu không loại bỏ đƣợc yếu tố vi phạm.

+ Buộc loại bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên phƣơng tiện kinh doanh, phƣơng tiện dịch vụ, trang tin điện tử.

72

+ Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp; buộc thay đổi thông tin tên miền hoặc trả lại tên miền;

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện hành vi vi phạm.

Biện pháp hành chính có một số ƣu điểm nhƣ thủ tục khá đơn giản, tiết kiệm

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)