Các chế tài dân sự được áp dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 106 - 108)

- Thứ hai, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thƣờng đƣợc thực

PHÁP LUẬT VỀ ẢO VỆ QU ỀN SHCN TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠ

5.2.2.2. Các chế tài dân sự được áp dụng

Theo quy định của Điều 202 Luật SHTT thì các chế tài dân sự sau sẽ đƣợc áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; - Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; - Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; - Buộc bồi thƣờng thiệt hại;

- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đƣa vào sử dụng không nhằm mục đích thƣơng mại đối với hàng hóa, ngun liệu, vật liệu và phƣơng tiện đƣợc sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp với điều kiện không làm ảnh hƣởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.

Cơ chế bồi thƣờng thiệt hại đƣợc áp dụng theo nguyên tắc của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngồi hợp đồng. Theo đó, ngun đơn phải có nghĩa vụ chứng minh bốn điều kiện sau để đƣợc hƣởng bồi thƣờng thiệt hại: 1) Có thiệt hại xảy ra; 2) Hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh; 3) Ngƣời có hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp có lỗi; 4) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và thiệt hại xảy ra.

Trong bốn điều kiện nêu trên thì chủ thể quyền thƣờng gặp khó khăn nhất liên quan đến việc xác định mức thiệt hại đã xảy ra. Theo quy định của Luật SHTT, dựa

107

trên cách tính thiệt hại, có hai loại thiệt hại: thiệt hại thực tế và thiệt hại luật định. - Thiệt hại thực tế: Thiệt hại thực tế bao gồm các loại: thiệt hại về vật chất và

thiệt hại về tinh thần và chi phí hợp lý cho luật sƣ.

+ Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn hại về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại. Do bản chất của tài sản trí tuệ là loại tài sản có tính chất vơ hình nên việc xác định những thiệt hại vật chất thực tế xảy ra khi chúng bị xâm phạm là cơng việc khơng đơn giản. Chính vì thế, pháp luật của một số nƣớc theo họ luật Common law đã cho phép các chủ thể dựa trên các căn cứ cơ bản sau để tính tốn mức thiệt hại thực tế xảy ra do đối tƣợng quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm: “1. Lợi nhuận đạt được của

chủ thể quyền nếu hành vi xâm phạm không xảy ra; 2. Lợi nhuận mà bên xâm phạm thu được do s dụng, khai thác trái phép quyền sở hữu công nghiệp; 3. Tiền thù lao mà người xâm phạm phải trả cho chủ thể quyền cho những quyền đã bị vi phạm theo mức phí li-xăng tương tự”.(20) Tƣơng tự, Điều 205 Luật SHTT Việt Nam cũng quy định về các căn cứ để xác định mức thiệt hại về vật chất cụ thể nhƣ sau:

 Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu đƣợc do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chƣa đƣợc tính vào tổng thiệt hại vật chất;

 Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng SHCN với giả định bị đơn đƣợc nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tƣợng đó theo hợp đồng sử dụng đối tƣợng SHCN trong phạm vi tƣơng ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;

 Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đƣa ra phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí.

- Thiệt hại luật định: Trong trƣờng hợp không thể xác định đƣợc mức bồi thƣờng thiệt hại về vật chất theo các căn cứ trên thì mức bồi thƣờng thiệt hại về vật chất do tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhƣng không vƣợt quá 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng).

Trên thực tế, khó có thể áp dụng căn cứ thứ nhất (điểm a khoản 1 Điều 205 Luật SHTT) bởi thiệt hại đƣợc tính trên cơ sở lợi nhuận của nguyên đơn bị giảm sút hoặc lợi nhuận của bị đơn thu đƣợc từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Thông thƣờng, chủ thể quyền thƣờng do dự khi tiết lộ với tịa án những thơng tin về lợi nhuận của mình. Hơn nữa, việc đánh giá thiệt hại trong các vụ xâm phạm bí mật kinh doanh và bí mật thƣơng mại càng khơng có căn cứ thoả đáng để xác định chính xác mức lợi nhuận của nguyên đơn. Ngƣợc lại, việc xác định lợi nhuận mà bị đơn thu đƣợc cũng rất khó khăn bởi con số đƣợc đƣa ra phải dựa trên sổ sách kế toán của bị đơn. Do việc khai thác sử dụng bất hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp nên bị đơn không lập sổ

108

sách giấy tờ về chúng hoặc chúng bị làm giả hay bị tiêu hủy ngay khi bị phát hiện về hành vi xâm phạm. Mặt khác, mức lợi nhuận của bị đơn cũng khơng chính xác khi hoạt động sản xuất của bị đơn có một phần vi phạm và một phần không vi phạm. Nguyên tắc cơ bản trong việc đánh giá lợi nhuận là xác định chính xác số lƣợng tiền đƣợc cấp cho tổng chi phí sản xuất nói chung và số tiền mà ngƣời xâm phạm đƣợc hƣởng sau khi trừ đi các chi phí đầu tƣ đó. Tiếp theo, đơi khi căn cứ thứ hai (điểm b khoản 1 Điều 205 Luật SHTT) cũng khó có cơ sở để áp dụng nếu trƣớc đó chủ thể quyền chƣa từng ký kết hợp đồng li-xăng tƣơng tự nào, hoặc tuy có hợp đồng li-xăng đã ký với các chủ thể khác nhƣng lại là đối tƣợng quyền sở hữu công nghiệp khác; hoặc vào các thời điểm khác nhau thì giá trị của các đối tƣợng quyền sở hữu công nghiệp cũng có sự thay đổi khác nhau. Tóm lại, mức bồi thƣờng luật định là giải pháp cuối cùng cho trƣờng hợp khơng có căn cứ cụ thể để tính tốn mức thiệt hại thực tế khi quyền sở hữu công nghiệp bị xâm phạm.

Trong trƣờng hợp nguyên đơn đã chứng minh đƣợc hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền u cầu tịa án quyết định mức bồi thƣờng trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mƣơi triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại.

Do đặc tính vơ hình của mình nên trên thực tế rất khó tính tốn chính xác là thiệt hại bao nhiêu khi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra. Đôi khi chủ thể áp dụng quá chú trọng vào nguyên tắc “bồi thƣờng phải chính xác, đầy đủ” mà quên đi chức năng không kém phần quan trọng của bồi thƣờng thiệt hại là răn đe và giáo dục.(21) Do vậy, việc tòa án đƣợc quyền ấn định mức bồi thƣờng khi khơng có chứng cứ đầy đủ để chứng minh thiệt hại xảy ra là hƣớng giải quyết hợp lý của pháp luật đối với loại tài sản vô hình này. Tham khảo Luật sáng chế của Trung quốc, mức bồi thƣờng do hành vi xâm phạm quyền đối sáng chế đƣợc tính trên cơ sở thiệt hại của chủ sở hữu bằng sáng chế và lợi nhuận của ngƣời vi phạm hoặc tiền bản quyền trong trƣờng hợp chuyển giao sáng chế. Ngoài ra, cơ quan quản lý sáng chế đƣợc quyền yêu cầu ngƣời vi phạm nộp tiền phạt gấp ba lần thu nhập bất hợp pháp. Trƣờng hợp khơng tính đƣợc mức lợi nhuận cụ thể thì cơ quan quản lý ấn định mức bồi thƣờng là 50.000 nhân dân tệ.(22)

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)