- Ngƣời nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền
2.2.3. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp 1 Nhóm đối tượng có tính sáng tạo
2.2.3.1 Nhóm đối tượng có tính sáng tạo
a. Sáng chế
Sáng chế là giải pháp kĩ thuật dƣới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề đƣợc xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (khoản 12 Điều 4 Luật SHTT). Giải pháp kĩ thuật đƣợc hiểu là cơ cấu, phƣơng pháp hay chất mới hay sử dụng cơ cấu, phƣơng pháp cũ theo chức năng mới.
Nhƣ vậy, sáng chế đƣợc tồn tại chủ yếu thông qua hai dạng của giải pháp kĩ thuật là sản phẩm và quy trình, thơng qua đó chúng đã tạo điều kiện cho xã hội loài ngƣời trải qua những bƣớc phát triển tột bậc, ngày càng văn minh và hiện đại hơn.
Về điều kiện bảo hộ đối với sáng chế: Theo Điều 27 Hiệp định TRIPs (Hiệp định về các khía cạnh thƣơng mại có liên quan đến quyền SHTT) thì: Bằng sáng chế có thể đƣợc cấp cho bất kì sáng chế nào, bất kể là sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực cơng nghệ với điều kiện sáng chế đó là mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng cơng nghiệp. Khoản 1 Điều 58 Luật SHTT quy định: “Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây: Có tính mới; có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng cơng nghiệp”. Căn
cứ vào các quy định trên thì một sáng chế muốn đƣợc bảo hộ phải đáp ứng đƣợc các tiêu chí cơ bản sau:
- Tính mới: Sáng chế đƣợc cơng nhận là mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây (Điều 60 Luật SHTT):
+ Sáng chế nêu trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế không trùng với giải pháp đƣợc mô tả trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế đã đƣợc nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ƣu tiên sớm hơn;
32
+ Trƣớc ngày ƣu tiên của đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp kĩ thuật nêu trong đơn chƣa bị bộc lộ công khai ở trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngồi dƣới hình thức sử dụng hoặc mơ tả trong bất kì nguồn thơng tin nào dƣới đây tới mức mà căn cứ vào đó ngƣời có trình độ trung bình trong lĩnh vực tƣơng ứng có thể thực hiện đƣợc giải pháp đó:
Các nguồn thơng tin liên quan đến sáng chế ở nƣớc ngồi, tính từ ngày cơng bố bao gồm: các nguồn thơng tin với bất kì vật mang tin nào (ấn phẩm, phim ảnh, băng từ, đĩa từ, đĩa quang phát thanh, truyền thanh, truyền hình) - tính từ ngày cơng bố tin, vật mang tin bắt đầu đƣợc lƣu hành;
Các nguồn thông tin đại chúng: Các báo cáo khoa học, các bài giảng... nếu đƣợc ghi lại bằng bất kì phƣơng tiện nào - tính từ ngày báo cáo hoặc giảng bài; các triển lãm - tính từ ngày hiện vật bắt đầu đƣợc trƣng bày.
Tuy nhiên, bên cạnh đó luật pháp cịn quy định về các trƣờng hợp nhằm loại trừ khả năng làm mất tính mới của sáng chế nếu đƣợc ngƣời có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 Luật SHTT hoặc ngƣời có đƣợc thơng tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngƣời đó bộc lộ cơng khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế đƣợc nộp tại Việt Nam trong thời hạn mƣời hai tháng kể từ ngày bộc lộ. Quy định trên cũng áp dụng đối với sáng chế đƣợc bộc lộ trong đơn đăng ký SHCN hoặc văn bằng bảo hộ SHCN do cơ quan quản lý nhà nƣớc về SHCN công bố trong trƣờng hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do ngƣời khơng có quyền đăng ký nộp.
+ Một thông tin chƣa bị coi là bộc lộ cơng khai nếu chỉ có một số lƣợng ngƣời xác định có liên quan đƣợc biết đến thơng tin đó. Những ngƣời có liên quan có thể đƣợc hiểu là những ngƣời cùng tham gia vào quá trình để tạo ra giải pháp kĩ thuật đó hoặc là những ngƣời đã cung cấp tƣ liệu hay đã có những giúp đỡ nhất định để chủ văn bằng tạo ra sáng chế đó. Số lƣợng những ngƣời nắm đƣợc thông tin về sáng chế này nằm trong sự kiểm sốt của chủ sáng chế hay nói cách khác chủ sáng chế biết rõ về những ngƣời này và cũng biết rõ họ đã nắm đƣợc các thơng tin gì liên quan đến sáng chế và mức độ đến đâu.
- Có trình độ sáng tạo: Theo chú thích số 5 của Điều 27 Hiệp định TRIPs thì “trình
độ sáng tạo” có thể đƣợc mỗi nƣớc thành viên coi là đồng nghĩa với thuật ngữ “không hiển nhiên”.
Sáng chế đƣợc coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kĩ thuật đã đƣợc bộc lộ cơng khai dƣới hình thức sử dụng, mơ tả bằng văn bản hoặc dƣới bất kì hình thức nào khác ở trong nƣớc hoặc ở nƣớc ngoài trƣớc ngày nộp đơn hoặc trƣớc ngày ƣu tiên của đơn đăng kí sáng chế trong trƣờng hợp đơn đăng kí sáng chế đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên, sáng chế đó là một bƣớc sáng tạo, khơng thể đƣợc tạo ra một cách dễ dàng đối với ngƣời có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kĩ thuật tƣơng ứng (Điều 61 Luật SHTT).
Nhƣ vậy, sáng chế phải đƣợc tạo ra từ quá trình đầu tƣ sáng tạo nhất định, phải là thành quả của ý tƣởng sáng tạo nổi trội, có thể nhận biết rõ ràng. Giữa tình trạng kĩ thuật đã đƣợc biết trƣớc đó và sáng chế yêu cầu bảo hộ phải tạo ra bƣớc tiến sáng tạo rõ rệt và đó đƣợc coi là bản chất của sáng chế. Hay theo cách giải thích của Hiệp định TRIPs về trình độ sáng tạo của sáng chế đó là tính “khơng hiển nhiên”. Dựa trên mặt bằng sáng tạo đã có, giải pháp kĩ thuật đó khơng thể đƣợc tạo ra một cách q dễ dàng
33
đối với ngƣời có trình độ trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật tƣơng ứng, hơn thế chúng còn tạo ra bƣớc tiến sáng tạo vƣợt trội hơn hẳn so với các giải pháp kĩ thuật trƣớc đây thì đƣợc coi là đáp ứng đƣợc tiêu chí “khơng hiển nhiên”.
Việc đánh giá tính sáng tạo của đối tƣợng yêu cầu bảo hộ so với các giải pháp đã biết đƣợc thực hiện theo các trình tự nhƣ: Vấn đề đặt ra, giải pháp cho vấn đề này, kết quả thu đƣợc nhờ thực hiện giải pháp nêu trong đơn. Nếu một chuyên gia trung bình mà có thể đặt vấn đề, giải quyết vấn đề theo cách thức đã nêu, cũng nhƣ có thể đảm bảo hiệu quả thu đƣợc nhờ giải pháp đó thì sáng chế khơng đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn tính sáng tạo.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp: Sáng chế đƣợc coi là có khả năng áp dụng cơng nghiệp nếu:
a) Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với chỉ dẫn về điều kiện kĩ thuật cần thiết đƣợc trình bày một cách rõ ràng và đầy đủ đến mức cho phép ngƣời có trình độ hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật tƣơng ứng có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng, khai thác hoặc tiến hành đƣợc giải pháp đó;
b) Việc tạo ra, sản xuất ra, sử dụng, khai thác hoặc tiến hành giải pháp đó có thể đƣợc lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả đƣợc nêu trong đơn. Đây là đặc điểm khác biệt giữa sáng chế với phát minh khoa học. Phát minh khoa học đƣợc quy định trong Hiệp định Giơnevơ (1978) là sự phát hiện ra những hiện tƣợng, những tính chất hoặc quy luật của thế giới vật chất mà trƣớc đó chƣa đƣợc phát hiện và có khả năng xác minh đƣợc. Các phát minh khoa học chủ yếu thể hiện dƣới góc độ lí thuyết chƣa thể hiện khả năng áp dụng chúng vào thực tiễn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và do đó khơng đƣợc bảo hộ theo pháp luật về SHCN. Trong Hiệp định TRIPs cũng giải thích đặc điểm thứ ba của sáng chế là “khả năng áp dụng cơng nghiệp” có thể giải thích đồng nghĩa với thuật ngữ “hữu ích”.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật thì bất kì giải pháp kĩ thuật nào đáp ứng đƣợc ba điều kiện: Tính mới, trình độ sáng tạo và tính hữu ích thì đều có thể cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế. Tuy nhiên, sáng chế nếu khơng đáp ứng đƣợc tiêu chí về trình độ sáng tạo nhƣng khơng phải là hiểu biết thơng thƣờng, có tính mới và khả năng áp dụng cơng nghiệp thì cũng sẽ đƣợc bảo hộ dƣới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích (khoản 2 Điều 58 Luật SHTT).
Về phạm vi bảo hộ sáng chế: Đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản pháp lí quốc tế cũng nhƣ trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Phạm vi bảo hộ sáng chế thể hiện khả năng về cơ sở hạ tầng (những điều kiện về mặt trình độ kĩ thuật, thiết bị, phƣơng tiện kiểm tra...) thể hiện quan điểm về lĩnh vực cần khuyến khích hay hạn chế phát triển cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nƣớc, thể hiện mức độ hoà nhập với các quy định hệ thống pháp luật quốc tế của mỗi quốc gia... Tại Việt Nam, theo quy định của Luật SHTT thì các đối tƣợng sau đây khơng đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ dƣới danh nghĩa sáng chế (Điều 59 Luật SHTT):
- Các đối tƣợng không đáp ứng đƣợc đầy đủ các tiêu chuẩn ứng dụng công nghiệp của sáng chế (ý đồ, ngun lí khoa học; phƣơng pháp tốn học; giải pháp chỉ đề cập hình dáng bên ngồi của sản phẩm chỉ mang đặc tính thẩm mĩ mà khơng mang đặc tính kĩ thuật);
- Các đối tƣợng đƣợc bảo hộ theo quy định của quyền tác giả (sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phƣơng pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật ni, thực hiện
34
trị chơi, kinh doanh; chƣơng trình máy tính; cách thức thể hiện thơng tin);
- Các đối tƣợng cần phải đƣợc mở rộng phạm vi áp dụng vì mục đích nhân đạo hay nhu cầu cấp bách để phát triển nền kinh tế xã hội của đất nƣớc (phƣơng pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa trị bệnh cho ngƣời và động vật áp dụng trên cơ thể ngƣời và động vật);
- Các đối tƣợng có thể đƣợc bảo hộ ở lĩnh vực khác (giống thực vật, giống động vật; quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật, động vật).
Đối chiếu với các quy định của Hiệp định TRIPs thì cũng có một vài điểm tƣơng ứng trong việc quy định về các đối tƣợng không đƣợc cấp văn bằng bảo hộ sáng chế nhƣ: Các phƣơng pháp chẩn đoán bệnh, các phƣơng pháp nội và ngoại khoa để chữa bệnh cho ngƣời và động vật; thực vật và động vật không phải là các chủng vi sinh, các quy trình sản xuất thực vật và động vật chủ yếu mang tính chất sinh học và khơng phải là các quy trình phi sinh học hoặc vi sinh.
b. Kiểu dáng công nghiệp
Khoản 13 Điều 4 Luật SHTT quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên
ngồi của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố này”. Sản phẩm đƣợc hiểu là đồ vật, dụng cụ, phƣơng tiện... đƣợc sản
xuất bằng phƣơng pháp công nghiệp hay thủ cơng nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, đƣợc lƣu thông độc lập.
Điều 25 Hiệp định TRIPs quy định về các điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp nhƣ sau: Các thành viên phải bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp mới hoặc nguyên gốc đƣợc tạo ra một cách độc lập. Các thành viên có thể quy định rằng kiểu dáng công nghiệp không đƣợc coi là mới hoặc nguyên gốc nếu không khác biệt cơ bản với những kiểu dáng đã biết hoặc với sự kết hợp các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng đã biết. Các thành viên có thể quy định rằng việc bảo hộ đó khơng áp dụng cho những kiểu dáng mà hình dáng chủ yếu do các đặc tính kĩ thuật và chức năng quyết định. Mỗi thành viên phải đảm bảo rằng các tiêu chuẩn bảo hộ đối với các kiểu dáng hàng dệt, đặc biệt là yêu cầu về lệ phí, xét nghiệm hoặc cơng bố, khơng làm giảm một cách bất hợp lí cơ hội tìm kiếm và đạt đƣợc sự bảo hộ đó. Các thành viên đƣợc tự do chọn áp dụng luật kiểu dáng công nghiệp hoặc luật bản quyền để thực hiện nghĩa vụ này. Ở Việt Nam, kiểu dáng công nghiệp đƣợc bảo hộ theo các quy định pháp luật SHCN, còn về bảo hộ kiểu dáng cơng nghiệp theo luật bản quyền hiện chƣa có quy định cụ thể.
Về điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng cơng nghiệp: Để đƣợc đăng kí bảo hộ, kiểu dáng cơng nghiệp phải đáp ứng đƣợc các tiêu chí sau đây (Điều 63 Luật SHTT):
- Tính mới: Tính mới của kiểu dáng cơng nghiệp phải đạt đƣợc 3 tiêu chí (Điều 65 Luật SHTT):
Thứ nhất, kiểu dáng cơng nghiệp đƣợc cơng nhận là có tính mới nếu tính đến ngày
nộp đơn, kiểu dáng cơng nghiệp đó có sự khác biệt cơ bản rõ rệt với những kiểu dáng đã bị bộc lộ cơng khai. Hay nói cách khác, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ không đƣợc đồng nhất hoặc tƣơng tự gần giống đến mức gây nhầm lẫn với những kiểu dáng đã tồn tại trƣớc đó.
Thứ hai, kiểu dáng cơng nghiệp khơng đƣợc coi là khác biệt cơ bản với nhau nếu
35
đặc điểm đó khơng thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp với nhau.
Thứ ba, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ chƣa bị bộc lộ công khai ở bất cứ
đâu, dƣới bất kì hình thức nào tính đến ngày nộp đơn. Kiểu dáng cơng nghiệp có thể bị bộc lộ thơng qua các cách thức nhƣ: Sử dụng kiểu dáng công nghiệp, mô tả bằng văn bản nhƣ phát hành các ấn phẩm; trƣng bày trong các cuộc triển lãm hay qua các bài giảng hoặc có thể đƣợc bộc lộ thơng qua bất kì hình thức nào khác trƣớc ngày nộp đơn xin yêu cầu bảo hộ mà một chuyên gia trung bình trong lĩnh vực đó có thể nắm bắt đƣợc bản chất của kiểu dáng cơng nghiệp đó. Kiểu dáng cơng nghiệp đƣợc coi là chƣa bị bộc lộ cơng khai nếu chỉ có một số ngƣời có hạn đƣợc biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng cơng nghiệp đó.
Tính mới của kiểu dáng cơng nghiệp đƣợc đặt ra không những trong phạm vi quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định trƣờng hợp nhằm loại trừ việc làm mất tính mới của kiểu dáng cơng nghiệp (khoản 4 Điều 65 Luật SHTT).
- Tính sáng tạo: Tính sáng tạo của kiểu dáng cơng nghiệp đƣợc thể hiện thông qua 2 yếu tố cơ bản (Điều 66 Luật SHTT):
+ Kiểu dáng công nghiệp phải là thành quả sáng tạo của tác giả, nó khơng đƣợc tạo ra một cách dễ dàng đối với có trình độ trung bình trong lĩnh vực tƣơng ứng. Kiểu dáng công nghiệp đƣợc mô tả trong đơn yêu cầu phải tạo ra bƣớc tiến rõ rệt về mặt kĩ thuật so với kiểu dáng của các sản phẩm cùng loại trƣớc đó. Nhƣ vậy, tiêu chí về tính thẩm mĩ của kiểu dáng công nghiệp phải hội tụ cả yêu cầu về tính thẩm mĩ và yêu cầu về tính kĩ thuật của sản phẩm.
+ Có khả năng áp dụng cơng nghiệp: Kiểu dáng cơng nghiệp đƣợc cơng nhận là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt bằng phƣơng pháp công nghiệp hoặc thủ cơng nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngồi là kiểu dáng cơng nghiệp đó. Đặc điểm này nhấn mạnh tính khả thi của kiểu dáng cơng nghiệp, chứng tỏ kiểu dáng công nghiệp theo sự mô tả trong đơn đăng kí phải đƣợc triển khai thực hiện trong điều kiện thực tế và có thể cho ra các thành phẩm cụ thể nhƣ kết quả đã nêu ra trong đơn yêu cầu.
Tóm lại, kiểu dáng cơng nghiệp đƣợc cấp văn bằng bảo hộ nếu về mặt nội dung