PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH LIÊN QUAN ĐẾN QU ỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 61 - 65)

- Ngƣời nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền

PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH LIÊN QUAN ĐẾN QU ỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠ

HỮU CƠNG NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI

Tóm tắt chƣơng:

Chương 3 bao gồm hai nội dung là pháp luật về chống cạnh tranh khơng lành mạnh và pháp luật về kiểm sốt hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại. Phần một phân tích các quy định của pháp luật về xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại cũng như các quy định pháp luật về các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu cơng nghiệp. Phần hai phân tích một số ngoại lệ của quyền độc quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp, vấn đề kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, quy định bắt buộc chuyển giao quyền s dụng đối với sáng chế và nhập khẩu song song liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.

Mục tiêu của pháp luật về cạnh tranh là bảo vệ sự cạnh tranh trên thị trƣờng, với quan điểm khuyến khích sự thịnh vƣợng của ngƣời tiêu dùng và sự phân phối hiệu quả các nguồn lực. Trong khi đó, pháp luật về SHCN lại cho phép chủ sở hữu độc quyền trong việc khai thác, sử dụng cũng nhƣ ngăn cấm chủ thể khác sử dụng, khai thác tài sản của mình. Điều này trong một số trƣờng hợp có thể dẫn tới xung đột với pháp luật về cạnh tranh. Tuy nhiên, không nên hiểu rằng sự xung đột này là cố hữu vì cả hai lĩnh vực cùng hƣớng tới mục tiêu cơ bản là tạo nên một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động thƣơng mại hợp pháp. Sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ là một bộ phận chủ yếu và năng động của một nền kinh tế thị trƣờng mở cửa và cạnh tranh. Quyền sở hữu cơng nghiệp khuyến khích cạnh tranh bằng việc cổ vũ các chủ thể kinh doanh đầu tƣ vào việc phát triển sản phẩm hoặc quy trình mới, đổi mới thiết kế hình dáng sản phẩm, nâng cao uy tín gắn liền với nhãn hiệu. Điều này thúc đẩy sự cạnh tranh vì nó khuyến khích các chủ thể kinh doanh phải không ngừng nỗ lực sáng tạo. Do vậy, cả pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp và pháp luật cạnh tranh đều cần thiết cho việc tăng cƣờng hoạt động sáng tạo và bảo đảm việc khai thác mang tính cạnh tranh. Tùy từng thời điểm và hồn cảnh nhất định, xã hội có thể ƣu tiên việc phát triển cạnh tranh hay bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và ngƣợc lại.

Kinh nghiệm pháp luật các nƣớc cho thấy rằng việc bảo hộ quá cao hoặc quá thấp đối với quyền sở hữu cơng nghiệp và sự cạnh tranh đều có thể dẫn tới sự bóp méo thƣơng mại. Do vậy cần tìm thấy sự cân bằng giữa chính sách cạnh tranh và quyền sở hữu công nghiệp. Sự cân bằng này phải thực hiện đƣợc mục tiêu ngăn chặn sự lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp nhƣng không ảnh hƣởng đến việc khuyến khích sáng tạo. Sự cân bằng giữa quyền sở hữu công nghiệp và các mục tiêu của chính sách cạnh tranh đƣợc thể hiện trong pháp luật SHCN và trong mối quan hệ giữa pháp luật về SHCN và pháp luật về cạnh tranh. Thứ nhất, nguyên tắc cốt lõi của pháp luật về SHCN là phải đảm bảo một mặt khuyến khích sự đổi mới, mặt khác giữ vững các quy tắc thị trƣờng công bằng. Thứ hai, pháp luật về cạnh tranh có mục đích ngăn cản các hành vi hạn chế cạnh tranh trên thị trƣờng, đặc biệt là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trƣờng. Ví dụ, khi các bên ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng độc quyền dẫn đến việc loại bỏ các đối thủ cạnh

62

tranh khỏi thị trƣờng thì khi đó chính sách và pháp luật cạnh tranh là một công cụ quan trọng để điều chỉnh sự lạm dụng quyền sở hữu cơng nghiệp có khả năng xảy ra trong tƣơng lai. Với mục đích ngăn ngừa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi lạm dụng quyền sở hữu công nghiệp để cản trở thƣơng mại, pháp luật đã ghi nhận cho các chủ thể kinh doanh quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và quyền kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của pháp luật về SHCN trong hoạt động thƣơng mại.

3.1. Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại

3.1.1. Khái quát về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan

đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại.

Dƣới góc độ pháp lý, hành vi cạnh tranh không lành mạnh đƣợc định nghĩa là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thƣơng mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Nhƣ vậy, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng; hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với các chuẩn mực trung thực và lành mạnh trong quan hệ thƣơng mại và hành vi đó gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại chủ yếu đến đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng liên quan. Theo lý thuyết đƣợc thừa nhận rộng rãi ở các quốc gia châu Âu lục địa, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi vi phạm quyền dân sự, các yếu tố cấu thành của cạnh tranh không lành mạnh giống nhƣ các yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sự truyền thống, đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, lỗi, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại5.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện ở nhiều lĩnh vực kinh doanh, trong đó có lĩnh vực SHCN. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu cơng nghiệp có biểu hiện tƣơng đối đặc thù là nó gắn liền với việc sử dụng, chuyển giao các đối tƣợng SHCN và xâm phạm đến các đối tƣợng sở hữu cơng nghiệp. Ví dụ nhƣ việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký, chiếm giữ tên miền chứa nhãn hiệu đƣợc bảo hộ nhằm mục đích bán lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu… Các hành vi này liên quan trực tiếp đến quyền sử dụng các đối tƣợng SHCN trong hoạt động thƣơng mại của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Một hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu cơng nghiệp thì có thể nó sẽ vừa vi phạm pháp luật về cạnh tranh, vừa vi phạm pháp luật SHCN. Nhƣ vậy, giữa pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật về SHCN có mối quan hệ nội tại, gắn bó chặt chẽ và trực tiếp ảnh hƣởng đến nhau. Điều này thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa pháp luật về chống cạnh tranh khơng lành mạnh và pháp luật về sử dụng các đối tƣợng SHCN trong hoạt động thƣơng mại.

Từ năm 1900, tại Hội nghị ngoại giao Brusels về sửa đổi Công ƣớc Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh đã đƣợc ghi nhận là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu công nghiệp bằng việc bổ sung Điều

5

TS. Nguyễn Hữu Huyên, Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền SHTT, http://thanhtra.most.gov.vn

63

10 bis “bất kỳ hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thơng lệ trung thực, thiện chí

trong cơng nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Theo đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu

cơng nghiệp trong hoạt động thƣơng mại có thể đƣợc hiểu là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh doanh thực hiện trong quá trình kinh doanh liên quan đến việc sử dụng, chuyển giao và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, trái với những chuẩn mực tốt đẹp, nguyên tắc thiện chí, trung thực trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc ngƣời tiêu dùng. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu cơng nghiệp về cơ bản có các dấu hiệu là:

- Thứ nhất, hành vi chủ yếu là hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thƣơng mại của hàng hóa, dịch vụ; xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lƣợng, số lƣợng hoặc các đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ;

- Thứ hai, hành vi đƣợc thực hiện với mục đích lừa dối ngƣời tiêu dùng. Mục

tiêu cạnh tranh trong kinh doanh là thu hút ngƣời tiêu dùng, do vậy, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra chủ yếu nhằm lơi kéo khách hàng về phía mình, đạt đƣợc thị phần lớn trên thị trƣờng. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, các chủ thể kinh doanh đã sử dụng những thủ đoạn để lừa dối khách hàng, khiến ngƣời tiêu dùng nhầm lẫn hai sản phẩm giống nhau do cùng từ một nhà cung cấp hoặc nhầm lẫn rằng hai sản phẩm giống nhau thể hiện hai nhà cung cấp có quan hệ, liên kết với nhau hoặc nhầm lẫn hai sản phẩm giống nhau sẽ có cơng dụng, tính năng, chất lƣợng nhƣ nhau.

- Thứ ba, hành vi thƣờng gây hậu quả làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng, hoạt động thƣơng mại của đối thủ cạnh tranh. Chủ thể kinh doanh thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN đã lợi dụng uy tín, lợi thế của đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng để tranh giành khách hàng, gây thiệt hại cho các chủ thể nắm giữ các chỉ dẫn thƣơng mại đƣợc pháp luật bảo hộ.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp và hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đôi lúc có liên quan đến nhau, tuy nhiên, hai hành vi này cũng có sự khác biệt xuất phát từ bản chất pháp lý của mỗi hành vi, thể hiện ở một số điểm sau:

- Thứ nhất, về phạm vi áp dụng: hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sẽ chỉ cấu thành khi tồn tại một quyền sở hữu công nghiệp đang đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Việc kết luận hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải trên cơ sở khẳng định đƣợc chủ thể quyền đang nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp hợp pháp đối với đối tƣợng đƣợc bảo hộ. Ví dụ nhƣ thanh tra Bộ Khoa học và Cơng nghệ chỉ có thể xác định có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu khi dấu hiệu đó phải đƣợc đăng ký và đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu không phải là nhãn hiệu nổi tiếng mà dấu hiệu đó chƣa đƣợc cấp văn bằng bảo hộ thì chƣa thể kết luận về việc có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, trong tình huống đó, nếu chủ thể quyền chứng minh đƣợc dấu hiệu đó trở thành một chỉ dẫn thƣơng mại đƣợc sử dụng một cách rộng rãi, ổn định trong hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến uy tín của chủ thể kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ mang chỉ dẫn thƣơng mại đó thì có thể bảo vệ quyền lợi của mình qua cơ chế của quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh. Nhƣ vậy, có thể thấy nếu các đối tƣợng chƣa đƣợc bảo hộ

64

quyền sở hữu cơng nghiệp nhƣng chủ thể quyền đã sử dụng nó nhƣ một chỉ dẫn thƣơng mại đáp ứng các quy định của pháp luật, chủ thể khác sử dụng các chỉ dẫn đó gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng, ảnh hƣởng đến danh tiếng, uy tín và hoạt động kinh doanh của chủ thể quyền thì đƣợc xác định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Thứ hai, về yếu tố chủ thể: hành vi cạnh tranh không lành mạnh đƣợc xem xét khi các chủ thể ở vị thế cạnh tranh với nhau trên thị trƣờng liên quan. Trong khi đó, hành vi xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp có thể đƣợc xác định đối với bất kỳ chủ thể nào có hành vi xâm phạm đến độc quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đƣợc pháp luật bảo hộ.

Ở Việt Nam, hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN đƣợc coi là một dạng hành vi vi phạm pháp luật, đƣợc quy định trong pháp luật SHTT và pháp luật cạnh tranh. Do đó, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thƣơng mại đƣợc hiểu là các quy phạm pháp luật do nhà nƣớc ban hành nhằm xác định, hạn chế và xử lý các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh trong q trình kinh doanh liên quan đến việc sử dụng, chuyển giao và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, đảm bảo một thị trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể kinh doanh cũng nhƣ lợi ích của ngƣời tiêu dùng.

3.1.2. Quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại

3.1.2.1. Quy định pháp luật về xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh đã đƣợc ghi nhận là một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu công nghiệp vào năm 1990 tại Hội nghị ngoại giao Brusels về sửa đổi Công ƣớc Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bằng việc bổ sung quy định: “Bất kỳ hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thông lệ trung thực, thiện chí

trong cơng nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Công ƣớc cũng đã ghi nhận nguyên tắc xác định hành vi cạnh tranh khơng

lành mạnh và cụ thể hóa thành một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể là:

“Những hành động sau đây phải bị ngăn cấm: (1) Tất cả những hành động có khả năng gây nhầm lẫn dưới bất cứ hình thức nào đối với cơ sở, hàng hóa, hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh của người cạnh tranh; (2) Những khẳng định sai lệch trong hoạt động thương mại có khả năng gây mất uy tín đối với cơ sở, hàng hóa, hoạt động cơng nghiệp hoặc thương mại của người cạnh tranh; (3) Những chỉ dẫn hoặc khẳng định mà việc s dụng chúng trong hoạt động thương mại có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, q trình sản xuất, tính chất, tính thích hợp để s dụng hoặc số lượng của hàng hóa”. Ngồi ra, Điều 6 septies Cơng ƣớc Paris có quy định bảo hộ

quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu trong trƣờng hợp ngƣời đại diện hoặc đại lý đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu mà không đƣợc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép.

Liên quan đến bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, Hiệp định Trips cũng quy định về việc bảo hộ thơng tin bí mật tại Điều 39. Theo đó, để đảm bảo chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hữu hiệu theo quy định tại Điều 10 bis Công ƣớc Paris, các thành viên phải bảo hộ thơng tin bí mật và bảo hộ các dữ liệu đƣợc trình nộp cho các Chính phủ hoặc các cơ quan Chính phủ theo quy định sau: (1) Các thể nhân và pháp nhân sẽ có khả năng ngăn chặn thơng tin thuộc quyền kiểm soát hợp pháp của họ không bị bộc lộ, thu thập hoặc sử dụng bởi những tổ chức, cá nhân

65

khác mà không đƣợc sự đồng ý của họ theo một cách thức trái với các thông lệ thƣơng mại trung thực (Điều 39.2); (2) Các cuộc kiểm tra chƣa bộc lộ hoặc các dữ liệu khác

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)