Quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 48 - 50)

- Ngƣời nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền

2.2.4.1. Quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp

thông tin tiết lộ hoặc cho tiếp cận với các cam kết bảo mật cụ thể). Mặt khác, thông tin đó đƣợc chủ sở hữu bảo mật bằng cách biện pháp cần thiết. Các biện pháp bảo mật thích hợp đƣợc chủ thể nắm giữ thông tin áp dụng nhƣ:

- Biện pháp hạn chế việc biết đƣợc hoặc tiếp cận đƣợc thông tin: Biện pháp cất giữ thông tin (cất tài liệu về thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh trong két sắt, cất giữ thông tin khơng theo trật tự vốn có của nó...); Biện pháp chống tiếp cận thơng tin (mã hố thơng tin, mã truy cập thơng tin...).

- Biện pháp chống việc bộc lộ thơng tin: Kí kết các dạng hợp đồng bảo mật, hợp đồng lao động trong đó quy định trách nhiệm của ngƣời đƣợc biết hoặc tiếp cận thông tin không đƣợc bộc lộ thông tin hoặc khơng đƣợc tìm cách biết đƣợc thơng tin mà mình đƣợc tiếp cận.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về các thơng tin bí mật khơng đƣợc bảo hộ dƣới danh nghĩa bí mật kinh doanh nhƣ sau: Các bí mật nhân thân; về quản lí nhà nƣớc; về an ninh, quốc phịng; các thơng tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh (Điều 85 Luật SHTT).

Trong số các thơng tin bí mật thì “bí quyết kĩ thuật” đƣợc đánh giá là một loại thông tin đặc biệt có khả năng đem lại lợi thế kinh tế rất lớn cho ngƣời nào nắm giữ đƣợc bí quyết kĩ thuật đó. Bí quyết kĩ thuật đƣợc hiểu là những quy trình chế tạo, có giá trị thực tiễn hoặc thƣơng mại, đƣợc thực hiện trong công nghiệp và đƣợc giữ bí mật đối với các đối thủ cạnh tranh.

2.2.4. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp

Nội dung quyền sở hữu công nghiệp bao gồm tổng hợp các quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Cụ thể đó là các quyền của tác giả, chủ sở hữu đối tƣợng SHCN và của ngƣời sử dụng trƣớc.

2.2.4.1. Quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp nghiệp

Tác giả đối tƣợng SHCN là ngƣời hoặc những ngƣời tạo ra các đối tƣợng SHCN bằng lao động sáng tạo của mình. Những ngƣời chỉ giúp đỡ hỗ trợ về mặt kĩ thuật, vật chất, kinh phí nhƣng khơng góp phần tạo ra các đối tƣợng SHCN bằng lao động sáng tạo của mình thì khơng đƣợc coi là tác giả. Do vậy, một đặc điểm nổi bật hay cịn có thể xem nhƣ một tiêu chí để để công nhận một chủ thể là tác giả của các đối tƣợng SHCN là sự lao động sáng tạo của ngƣời đó để tạo ra các đối tƣợng sở hữu cơng nghiệp, là trí tuệ tƣ duy đƣợc kết tinh trong mỗi đối tƣợng sở hữu cơng nghiệp. Từ đó có thể nhận thấy quyền tác giả chỉ phát sinh đối với các loại đối tƣợng SHCN có đặc

49

điểm về trình độ sáng tạo nhƣ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Các đối tƣợng SHCN cịn lại nhƣ nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lí chỉ bao gồm các dấu hiệu để chỉ dẫn cho ngƣời tiêu dùng trong việc lựa chọn hàng hoá sản phẩm và thƣờng chỉ đƣợc gắn ra bên ngồi hàng hố hoặc trên bao bì của hàng hố sản phẩm mà thơi. Tính sáng tạo chứa đựng trong các đối tƣợng này hầu nhƣ khơng có hoặc rất ít cho nên việc ghi nhận tác giả cho các đối tƣợng này cũng không đặt ra. Riêng đối với bí mật kinh doanh là một loại đối tƣợng SHCN có tính đặc thù là “bí mật”, thƣờng mọi ngƣời chỉ biết đến chúng khi có tranh chấp xảy ra nhƣng cũng không thể biết đƣợc bản chất của các thơng tin đó cho nên vấn đề ghi nhận tác giả của bí mật kinh doanh cũng khơng đƣợc pháp luật đặt ra. Quyền lợi của ngƣời đã tạo ra những hiểu biết đƣợc coi là bí mật kinh đƣợc ghi nhận trong hợp đồng thuê nghiên cứu và hợp đồng lao động của họ với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh.

Tóm lại, quyền tác giả đối tƣợng SHCN là quyền tác giả của sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Pháp luật ghi nhận tác giả các đối tƣợng SHCN có hai nhóm quyền năng cơ bản nhƣ sau:

a. Quyền nhân thân của tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp

Quyền nhân thân là những quyền chỉ thuộc về riêng cá nhân tác giả, không thể chuyển giao cho bất kì ai dƣới bất kì hình thức nào thậm chí ngay cả trong trƣờng hợp tác giả của đối tƣợng SHCN đó chết. Quyền nhân thân mà pháp luật ghi nhận cho tác giả đối tƣợng SHCN là quyền đƣợc ghi tên. Họ tên dƣới danh nghĩa là tác giả đƣợc ghi đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và chính xác trong các trƣờng hợp sau:

- Ghi tên tác giả trong Sổ đăng kí quốc gia về các đối tƣợng SHCN đƣợc bảo hộ; ghi tên tác giả trong bằng độc quyền hay giấy chứng nhận đăng kí các đối tƣợng sở hữu công nghiệp;

- Đƣợc nêu tên là tác giả trong các tài liệu công bố về các đối tƣợng sở hữu công nghiệp.

Nhƣ trên đã phân tích, tác giả đối tƣợng SHCN gồm hai loại: Tác giả đồng thời là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ (nhƣ tác giả đã tạo ra đối tƣợng đó bằng cơng sức lao động cũng nhƣ kinh phí riêng của bản thân) và tác giả khơng đồng thời là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ (nhƣ tác giả sáng tạo ra các đối tƣợng đó theo hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nghiên cứu với chủ sở hữu văn bằng hay tác giả đã chuyển giao quyền sở hữu đối tƣợng đó cho ngƣời khác thơng qua hợp đồng chuyển nhƣợng đƣợc kí kết với ngƣời khác).

Trƣờng hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ thì việc ghi tên trong các trƣờng hợp trên cũng là quan trọng nhƣng trong trƣờng hợp tác giả không đồng thời là chủ văn bằng bảo hộ thì việc ghi họ tên tác giả lại càng quan trọng hơn. Một ngƣời đã dày cơng, nỗ lực nghiên cứu, tìm tịi phát hiện thậm chí đơi khi họ cịn phải trả bằng cả máu và nƣớc mắt trong suốt quá trình tạo ra các đối tƣợng SHCN đó nhƣng đến khi chúng đƣợc công khai trƣớc công chúng, đƣợc sự ngƣỡng mộ tán dƣơng của mọi ngƣời thì ngƣời sáng tạo ra đối tƣợng đó lại khơng đƣợc ghi danh hoặc lại ghi danh một ngƣời khác. Điều đó sẽ ảnh hƣởng đến danh dự của ngƣời sáng tạo và sẽ khơng có đƣợc sự kích lệ động viên để tiếp tục lao động sáng tạo ra các đối tƣợng SHCN mới. Nếu các thành quả đạt đƣợc đó lại tiếp tục khơng đƣợc ghi nhận trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của họ thì đó là sự mất mát vô cùng lớn lao mà bất kì ngƣời nào cũng đều khơng muốn. Chính bởi vậy, ngay cả khi đối tƣợng SHCN mà tác

50

giả sáng tạo ra đã chuyển quyền sở hữu cho ngƣời khác nhƣng việc ghi tên họ dƣới danh nghĩa là tác giả của các đối tƣợng đó cần phải đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

b. Quyền tài sản của tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp

Quyền tài sản là quyền đƣợc hƣởng những lợi ích vật chất phát sinh từ đối tƣợng SHCN của tác giả. Quyền tài sản đƣợc pháp luật ghi nhận cho tác giả đối tƣợng SHCN là quyền đƣợc nhận thù lao từ chủ sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Bản chất của tiền thù lao đó là để trả cơng, bù đắp cho những nỗ lực sáng tạo, cho lao động trí tuệ của tác giả theo các hợp đồng thuê nghiên cứu hay hợp đồng lao động; tiền thù lao cũng để trả cho cả những chi phí về vật chất mà tác giả đã phải bỏ ra trong suốt quá trình nghiên cứu nhƣ tiền mua nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, đồ dùng phục vụ cho thí nghiệm... trong trƣờng hợp tác giả đã sáng tạo ra đối tƣợng SHCN một cách độc lập bằng kinh phí và trí tuệ của riêng mình và sau đó chuyển giao quyền sở hữu đối tƣợng đó cho ngƣời khác.

Mức thù lao mà tác giả đƣợc nhận trƣớc hết dựa trên sự thoả thuận giữa tác giả và chủ sở hữu. Tầm quan trọng của đối tƣợng SHCN đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu, thời gian nghiên cứu sáng tạo, hàm lƣợng trí tuệ kết tinh trong đối tƣợng đó, những chi phí tiền bạc đã bỏ ra để nghiên cứu và phát triển đối tƣợng SHCN đó là những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thoả thuận của các bên về mức thù lao mà tác giả đƣợc nhận.

Trƣờng hợp tác giả và chủ sở hữu đối tƣợng SHCN khơng có thoả thuận về mức thù lao thì mức thù lao này đƣợc xác định theo quy định của pháp luật. Theo đó, tác giả các đối tƣợng sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp đƣợc nhận tiền thù lao theo mức và thời hạn sau đây:

Mức thù lao tối thiểu tính trên số tiền làm lợi thu đƣợc trong mỗi năm sử dụng sử dụng đối tƣợng SHCN (đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là 10%) hoặc 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận đƣợc trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí.

Nếu nhƣ quyền nhân thân nói trên (quyền đƣợc ghi tên) của tác giả đối tƣợng SHCN thuộc về riêng cá nhân tác giả không thể chuyển giao cho bất kì ai thì ngƣợc lại quyền tài sản (quyền đƣợc nhận thù lao) của tác giả lại hồn tồn có thể chuyển giao cho bất kì ai dƣới các hình thức nhƣ chuyển giao, tặng cho... để lại thừa kế. Có thể nói với quy định này của pháp luật sẽ thực sự khuyến kích các chủ thể tích cực nghiên cứu sáng tạo bởi lợi ích của họ đã đƣợc bảo đảm thoả đáng.

Ngoài hai quyền cơ bản trên là quyền nhân thân và quyền tài sản thì tác giả đối tƣợng SHCN cịn có quyền đƣợc u cầu các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình khi có bất cứ hành vi nào xâm phạm đến các quyền của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)