Bài học về “cục máu đơng”

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 70 - Tháng 11.2021 (Trang 37 - 39)

Khẳng định chung tay, đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng các ngân hàng cũng cho biết, doanh nghiệp đang nợ dưới chuẩn, khơng cĩ nguồn thu, khơng cĩ lợi nhuận, khơng đủ điều kiện để tiếp cận vốn thì ngân hàng cũng khơng thể giải ngân. Chính vì thế, các NHTM đã kiến nghị NHNN nên cĩ cơ chế tiếp tục khoanh nợ để doanh nghiệp đang được cơ cấu nợ cĩ thể tiếp cận được vốn vay mới phục vụ sản xuất và kinh doanh.

Một số chuyên gia trong ngành cho rằng, ngân hàng nên nới lỏng điều kiện cho vay trong một thời gian nhất định vì dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ngân hàng cĩ thể đánh giá việc cho vay bằng triển vọng phục hồi khi kinh tế mở cửa trở lại. Theo đĩ, để giúp ngân hàng mạnh dạn cho doanh nghiệp cĩ kết quả kinh doanh thua lỗ vay vốn, NHNN cĩ thể giữ nguyên hệ số rủi ro với khoản vay lĩnh vực rủi ro cao nhưng giảm hệ số rủi ro với khoản vay khác nhằm gỡ khĩ về tỷ lệ an tồn vốn cho các ngân hàng. Bên cạnh đĩ việc cho vay vẫn cần tài sản đảm bảo để khơng lo ngại mất an tồn hệ thống. Về việc này, Phĩ Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định, NHNN sẽ tạo điều kiện mở rộng tín dụng nếu nền kinh tế cần, nhưng khơng giảm điều kiện tiếp cận tín dụng nhằm bảo đảm chất lượng tín dụng, kiểm sốt được nợ xấu. Dễ dãi với tín dụng hơm nay cĩ thể phải trả giá đắt cho tương lai vì bài học về “cục máu đơng” nợ xấu ngân hàng hiện vẫn cịn đĩ. “Nợ xấu là chỉ báo rất quan trọng đối với hệ thống ngân hàng và chỉ báo rủi ro này đang ngày càng tăng nhanh. Vì vậy, NHNN luơn tìm cách mở rộng tín dụng và khơng hạ chuẩn tín dụng”, Phĩ Thống đốc nêu quan điểm. Phĩ Thống đốc cũng khẳng định, thời gian tới, hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khĩ khăn để doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn nhưng vẫn đồng thời bảo đảm an tồn hệ thống, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mơ.

tài chính - ngân hàng Kênh tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế bền vững ThS. TrầN TrỌNg TrIếT Từ đầu tháng 10, TP.HCM và một số tỉnh, thành phía Nam bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Nhiều ngân hàng đã triển khai gĩi sản phẩm dành riêng cho khách hàng là tiểu thương và hộ kinh doanh với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

BIDV đưa ra gĩi vay với lãi suất chỉ từ 5,3%/năm, ngân hàng sẽ cấp vốn qua hình thức phát hành thẻ tín dụng hạn mức tối đa 100 triệu đồng đảm bảo thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Để khuyến khích mở rộng gĩi vay, 120.000 khách hàng đầu tiên sẽ được BIDV tặng miễn phí tài khoản số đẹp, tặng 250.000 đồng trực tiếp vào tài khoản khi đăng ký mới BIDV SmartBanking. Ngồi ra, ngân hàng này cũng sẽ hỗ trợ lắp đặt miễn phí tentcard VietQR giúp khách hàng chuyển tiền nhanh chĩng mà khơng cần tiếp xúc trực tiếp cũng như khơng cần nhớ số tài khoản. Các ngân hàng khác như HDBank, SCB, ACB… cũng cĩ những sản phẩm tín dụng tương tự. Theo ACB, từ đầu tháng 10, ngân hàng đã dành ra 10.000 tỷ đồng, cho vay với lãi suất từ 5% - 6%/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh. Các khách hàng vay vốn và giải ngân trong nửa đầu tháng 10/2021 đều được ACB giảm thêm 0,2%

lãi suất nữa, đồng thời áp dụng miễn phí tồn bộ phí chuyển tiền, phí nộp rút tiền ATM/CDM và hồn tiền tối đa 1,0% khi sử dụng thẻ dành cho khách hàng cá nhân. HDBank thì đang triển khai “Chương trình tín dụng 100% online” áp dụng cho các khách hàng tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ là các nhà cung cấp hàng hĩa cho các siêu thị. Hạn mức cho vay được phê duyệt sẵn của gĩi này là 10 tỷ đồng/nhà cung cấp. Khách hàng được sử dụng hạn mức tín dụng khơng cần bổ sung tài sản bảo đảm với lãi suất ưu đãi, đồng thời miễn phí chuyển khoản và các dịch vụ khác tại HDBank.

SCB đang cĩ chương trình ưu đãi lãi vay dành cho các khách hàng đã được ngân hàng này phê duyệt tham gia sản phẩm “Vay vốn siêu tốc, phát lộc kinh doanh” với lãi suất từ 6,99%/năm. Đồng thời, từ nay đến hết ngày 31/12/2021, SCB tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19, như: cung cấp các khoản vay mới, bao gồm cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn, lãi suất giảm 0,5% trong 6 tháng đầu, giảm 50% phí chuyển khoản trong và ngồi hệ thống trên Internet Banking và giảm 10% phí thanh tốn quốc tế so với mức phí thơng thường.

Khơng chỉ các ngân hàng thương mại, cơng ty cơng nghệ tài chính (fintech) và cả các tổ chức tài chính vi mơ cũng tích cực nhập cuộc hỗ trợ tiểu thương, doanh nghiệp phục hồi hoạt động. Quỹ CEP tại TP.HCM đã hồn thành 4 đợt của Chương trình “CEP - Chia sẻ yêu thương 2021” với số tiền hỗ trợ cơng nhân, người lao động, hộ kinh doanh nhỏ lẻ là 8,5 tỷ đồng. Sắp tới đây, Quỹ này cũng sẽ ra mắt “App CEP - Đồng hành vượt khĩ” để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thực hiện đăng ký vay vốn, gửi/ rút tiết kiệm tiện lợi và nhanh chĩng khi quay trở lại thị trường sau nhiều tháng dịch bệnh.

Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và tiểu thương quay lại sản xuất - kinh doanh, hiện nay hệ thống tổ chức tín dụng đã khá chủ động và thị trường đã xuất hiện nhiều nguồn cung ứng vốn ưu đãi cho khách hàng chọn lựa. Sự đồng nhịp, đồng hành của hệ thống tổ chức tín dụng với cộng đồng doanh nghiệp sẽ là cơ hội lớn để tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, song đĩ cũng là cơ sở để mảng tín dụng tiêu dùng, tín dụng sản xuất - kinh doanh của hệ thống ngân hàng tăng trưởng cao trong những tháng cịn lại của năm 2021.

Tạp chí số 70 (tháng 11/2021) 39

Một phần của tài liệu Tạp chí Nông Thôn Việt số 70 - Tháng 11.2021 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)