2.3.3.1. Mơ hình phân tích mơi trường
a) Mơ hình phân tích mơi trường bên ngồi [10,11,12]
+ Mơ hình PEST: Để phân tích mơi trương chung (mơi trường vĩ mơ) như: chính trị (Polical), kinh tế (Econonic), văn hóa, xã hội (Sociological), cơng nghệ (Technological) trong đó tổ chức đang hoạt động.
+ Mô hình "Năm lực cạnh tranh" của M.PorterMơ hình “Năm lực lượng” của M.Porter được đưa ra năm 1979 về chiến lược cấp tổ chức xem xét về khả năng cạnh tranh của một tổ chức trong môi trường hoạt động của nó được xác định bởi các nguồn kỹ thuật, kinh tế của tổ chức và năm lực lượng môi trường.
Theo M.Porter, nhà quản lý chiến lược cần phải phân tích được các lực lượng này và đưa ra một chương trình gây ảnh hưởng tới chúng nhằm tìm ra một khu vực đặc biệt hấp
42
dẫn dành riêng cho tổ chức. Theo M.Porter, nhà quản lý chiến lược cần phân tích được các lực lượng này và tìm ra một khu vực đặc biệt hấp dẫn đối với tổ chức. Mặc dù áp lực cạnh tranh trong các ngành công nghiệp là khác nhau, tuy nhiên sự cạnh tranh của tổ chức, môi trường cạnh tranh diễn ra (tương đối) tương tự như nhau đến mức có thể sử dụng chung một mơ hình để nghiên cứu các đặc tính và mức độ của chúng.
Hình 2.3: Mơ hình cạnh tranh “Năm lực lượng” của M.Porter
Mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh luôn là một động lực đáng quan tâm. Các yếu tố như sự tăng trưởng của ngành và sự khác biệt về sản phẩm/dịch vụ quyết định mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức. Khả năng thương lượng (hay Vị thế) của nhà cung cấp các yếu tố đầu vào phụ thuộc các nhân tố như số lượng và khả năng cung ứng của từng yếu tố đầu vào. Số lương các nhà cung ứng càng nhiều thì vị thế của nhà cung ứng càng kém và ngược lại. Khả năng thương lượng (hay Uy thế) của khách hàng phụ thuộc vào các nhân tố như vai trị ngành cơng nghiệp đó trong xã hội, sự khác biệt của sản phẩm, khối lượng mua của khách hàng, thơng tin về người mua và sự sãn có của hàng hóa thay thế, ... Mối đe dọa từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế có thể là một áp lực đáng kể trong cạnh tranh. Bao gồm các yếu tố như chi phí thay đổi nhãn hiệu và sự trung thành với nhãn hiệu của khách hàng quyết định mức độ mà khách hàng có chuyển sang sử dụng nhãn hàng mới khơng. Hiện nay, loại hình đào tạo từ xa ở đào tạo đại học hoặc sau đại học có thể là một loại dịch vụ thay thế cho đào tạo theo phương thức truyền thống thông qua trường lớp bài giảng dạy trực tiếp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thơng tin dường như càng tiếp sức cho loại hình dịch vụ thay thế này. Cuối cùng, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trong cùng một ngành công nghiệp trên nhiều phương diện sẽ là một lực lượng quan trọng hàng đầu quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành đó.
b) Mơ hình phân tích mơi trường bên trong Mơ hình phân tích chuỗi giá trị của M. Porter, là công cụ quan trọng phân tích các hoạt đơng bên trong tổ chức sẽ tạo ra giá trị cho tổ chức như thế nào. Mơ hình phân tích nguồn lực và năng lực của tổ chức. Năng lực được hình thành khi các nguồn lực được sử dụng tổng hợp để thực hiện các nhiệm vụ của
43
tổ chức. Nguồn lực, năng lực là những năng lực cốt lõi tạo tiền đề lợi thế cạnh tranh. Nguồn lực: Bản thân các nguồn lực không thể tạo ra lợi thế cạnh tranh mà trên thực tế, lợi thế cạnh tranh có được từ việc sở hữu một số nguồn lực đặc trưng.
Nguồn lực gồm hai loại:
(1) nguồn lực hữu hình là những tài sản
có thể lượng hóa được như nhà xưởng, máy móc thiết bị... và
(2) nguồn lực vơ hình là những tài sản bắt nguồn từ sự tích lũy nhiều năm như kiến thức, kinh nghiệm, niềm tin nội bộ, niềm tin của khách hàng, năng lực quản lý, các bí quyết cơng nghệ, thương hiệu của tổ chức,... Năng lực: Được hình thành khi các nguồn lực được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức. Năng lực cốt lõi là năng lực chủ yếu của tổ chức và là nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh của tổ chức.
c) Mơ hình phân tích mơi trường bên trong và bên ngồi
- Mơ hình SWOT [3,8,11]: SWOT là một thuật ngữ tiếng Anh viết tắt của các từ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunnities (cơ hội) và Threats (thách thức). SWOT là phương pháp tiếp cận phân tích chiến lược do các tác giả là giảng viên Trường Đại học Harvard- Hoa Kỳ sáng lập năm 1920. Ngày nay nó được áp dụng phổ biến cho lập kế hoạch chiến lược của mọi tổ chức, địa phương, ngành và cả quốc gia. Hai cấu thành chính của SWOT là phân tích bên ngồi (O, T) và phân tích bên trong (S, W). Ma trận SWOT có dạng như hình 2.4 sau:
Hình 2.4: Ma trận SWOT Các thành phần của SWOT có thể gợi ý về các giải pháp chiến lược nhằm phát huy các điểm mạnh để tận dụng cơ hội (qua phân tích các SiOj) và nắm chắc các mối đe dọa ra sao (các Sitj) hay biết được các điểm yếu có thể hạn chế ra sao trong việc nắm bắt cơ hội (các Wioj) và tạo ra sự khó khăn như thế nào trong việc chống đỡ được các mối đe dọa (các Witj).
d) Mơ hình phân tích mục tiêu [2, 8,12] Để phân tích mục tiêu, có thể sử dụng mơ hình cây mục tiêu, đây là việc xác định một tập hợp các mục tiêu thấp nhất trong cây mục
44
tiêu, cấp thứ hai là mục tiêu trung gian và cấp trên cùng là mục tiêu cuối cùng. Cây mục tiêu cho biết mối quan hệ giữa phương tiện và mục đích giữa các mục tiêu.