a )Mơ hình và cơng cụ phân tích lựa chọn chiến lược cấp tổ chức
Mơ hình lựa chọn chiến lược định hướng (chiến lược tổng thể) Bao gồm các lại sau: 1) Chiến lược ổn định (Stability): Được đặc trưng bằng sự khơng thay đổi gì hết. Tổ chức vẫn cung cấp ra những sản phấm, dịch vụ như cũ, duy trì thị phần và mức lợi nhuận như cũ. Lãnh đạo tổ chức chỉ theo đuổi chiến lược này khi kết quả thực hiện của tổ chức vẫn khả quan, mơi trường ít thay đổi. Chiến lược này thường được các doanh nghiệp các nước phát triển áp dụng.
2) Chiến lược tăng trưởng (Growth): Được đặc trưng bằng sự gia tăng mức hoạt động của tổ chức. Nghĩa là tăng doanh thu, tăng quy mô sản xuất, tăng thị phần. Sự tăng trưởng có thể đạt được bằng cách mở rộng trực tiếp hoặc sáp nhập các doanh nghiệp cùng loại hoặc đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.
3) Chiến lược cắt giảm (Retrenchment): là chiến lược cắt giảm quy mơ hoặc tính đa dạng của lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Tổ chức lựa chọn chiến lược này có thể lĩnh vực sản xuất-kinh doanh nào đó khơng cịn hấp dẫn đối với doanh nghiệp; hoặc do biến động môi trường…
4) Chiến lược kết hợp (Combination): Phát triển theo đuổi chiến lược kết hợp tăng trưởng các lĩnh vực kinh doanh có hàm lượng “chất xám” cao như hàng điện tử, sản phẩm dược…, đồng thời cắt giảm các lĩnh vực kinh doanh có hàm lượng “chất xám” thấp như giày da, dệt may…
Chiến lược tăng trưởng - thị phần (Portfoliomatrix) Năm 1973, Nhóm tư vấn Boston (Boston Consulting Group - BCG) đã đưa ra một tiếp cận mới để xác định chiến lược cấp tổ chức là phân tích các ngành (lĩnh vực hoạt động) của một tổ chức, chủ yếu trên hai giác độ là tốc....
45
(1) Cạnh tranh trên cơ sở chi phí thấp nhất dựạ trên sự khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ?
(2) Cạnh tranh với các đối thủ chính trong thị trường chung hay chỉ tập trung vào một phân khúc thị trường? M. Porter đưa ra hai chiến lược cạnh tranh chung được sử dụng cho mọi tổ chức: Chiến lược chi phí thấp: Tạo ra sản phẩm, dịch vụ hiệu quả hơn và với mức chi phí thấp hơn so với các tổ chức khác, nhưng chất lượng không thua kém các tổ chức khác trong con mắt của khách hàng. Chiến lược khác biệt hóa: tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ độc nhất vô nhị và khác biệt so với các tổ chức khác.
2) Chiến lược thích ứng [14]: Chiến lược này do Charles Snow và Raymond Miles triển khai. Có 4 chiến lược: người hậu vệ, người tìm kiếm, người phân tích và người phản ứng. Tổ chức chỉ thành công khi theo đuổi một trong ba chiến lược trên.
-Chiến lược người hậu vệ (defendes): Khi tổ chức tìm ra một mảng hẹp của thị trường, các nhà chiến lược phòng thủ cố gắng chủ động ngăn ngừa các đối thủ đi vào vùng cấm của mình bằng cách đăng ký bản quyền, nhãn hiệu công nghiệp, sản xuất với quy mô lớn và duy trì, quảng bá một thương hiệu mạnh.
-Người tìm kiếm (prospectors): Tổ chức theo đuổi chiến lược này bằng cách tìm kiếm các phát minh, tìm cách áp dụng, cải tiến để tìm ra những sản phẩm/dịch vụ mới. Sức mạnh của họ là tìm tịi và khai thác sản phẩm mới và cơ hội mới trên thị trường.
-Chiến lược người phân tích (Analysers): là chiến lược tìm cách tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Các nhà chiến lược phân tích tồn tai được là nhờ bắt chước. Họ sao chép ý tưởng vừa thành công của các nhà tìm kiếm.
-Chiến lược phản ứng (Reactors): Các nhà chiến lược phản ứng tiêu biểu cho chiến lược thay đổi theo ba chiến lược kia... nói chung họ tiền hậu bất nhất và họ không bao giờ chịu theo đuổi một chiến lược cụ thể, thành quả tồi.