Để có một bản kế hoạch tác nghiệp có tính khả thi và việc thực hiện đạt hiệu quả cao, bản kế hoạch tác nghiệp cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau: Trong nội dung của kế hoạch cần cụ thể hóa mục tiêu đạt được, liệt kê hết tất cả những công việc phải làm, thời gian thực hiện, người chịu trách nhiệm, nguồn lực thực hiện, chương trình triển khai; Nội dung của bản kế hoạch tác nghiệp phải bám sát với yêu cầu thực tế, với mục tiêu của công việc, phù hợp với yêu cầu công việc cũng như chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức; Các hoạt động phải sắp xếp một cách có hệ thống, địi hỏi sự thống nhất và đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; Cần có sự ưu tiên các hoạt động, trong hàng loạt những hoạt động liệt kê ra phải nhóm thành những hoạt động cần phải thực hiện trước, ưu tiên tập trung giải quyết trước, những hoạt động nào thực hiện sau, đồng thời xác định các nguồn lực cho từng loại hoạt động một cách phù hợp; Cần phải xây dựng các phương án dự phòng, như dự phòng về thời gian, dự phòng về nguồn lực bao gồm cả về nhân lực lẫn vật chất để có thể điều chỉnh được khi có những vấn đề bất ngờ xảy ra. Hay nói cách khác cần có cả kế hoạch chính thức và kế hoạch dự phịng, có các phương án khác nhau để tránh bị bất ngờ khi tình hình cơng việc thay đổi. Đây chính là sự cân nhắc, lường trước những rủi ro có thể xảy ra và được tính tới như một hệ số an tồn, hạn chế rủi ro, duy trì một giới hạn có thể điều chỉnh của kế hoạch; Đảm bảo phân công công việc phù hợp với năng lực của cá nhân và khả năng của bộ phận đảm nhiệm cơng việc đó. Cần qn triệt
48
nguyên tắc phân công trên cơ sở chức năng và phân công cho cá nhân trên cơ sở năng lực với tinh thần hợp lý.