Nhiệm vụ và quyền hạn của người Hiệu trưởng trường mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non Huyện Lục Ngạn (Trang 33 - 35)

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường

1.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của người Hiệu trưởng trường mầm

* Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển;

Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ;

Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lý; Được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

Thực hiện xã hội hố giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

* Như vậy, người Hiệu trưởng là người có quyền hạn cao nhất trong trường mầm non và có vị trí và vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường. Bản thân người Hiệu trưởng ln phải suy nghĩ để có được những quyết định phù hợp với quy định của nhà nước và của ngành. Những quyết định đó cũng phải là những biện pháp quản lý khả thi nhằm đưa nhà trường phát triển đến một tầm cao mới. Người Hiệu trưởng phải tìm cách nâng cao trình độ nhận thức của giáo viên về đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, tạo điều kiện cho họ tham gia quản lý nhà trường. Bên cạnh đó, phải làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục, làm cho phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan đến nhà trường hiểu biết về những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục mầm non, hiểu về tình hình thực tế của trường.

Để làm tốt nhiệm vụ của mình, Hiệu trưởng phải nắm rõ chu trình quản lý trong hoạt động quản lý. Chu trình đó thường thể hiện qua các chức năng cụ thể là: Kế hoạch hoá và thống kê; Quản lý kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ; Quản lý nhân sự; Quản lý trường sở và thiết bị dạy học; Quản lý tài chính….Đặc biệt người Hiệu trưởng phải là tấm gương sáng trong việc tự

học, tự bồi dưỡng để cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường học tập, noi theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non Huyện Lục Ngạn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)