Nội dung quản lý hoạt động giáo dụccủa Hiệu trưởng trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non Huyện Lục Ngạn (Trang 35)

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường

1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dụccủa Hiệu trưởng trường

1.4.3.1. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục ở trường Mầm non

Kế hoạch là một chức năng quan trọng của công tác quản lý trường mầm non. Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng hiệu quả của q trình chăm sóc giáo dục trẻ.

Những bản kế hoạch quản lý GD phải có nội dung thể hiện về mục tiêu, các tiêu chí đánh giá mục tiêu, dự kiến được nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực), thời gian, các biện pháp thực hiện mục tiêu.

Như vậy khi lập kế hoạch người quản lý cần phải chú ý: - Đảm bảo tính thống nhất giữa các mục tiêu giáo dục.

- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý trẻ để có hiệu quả giáo dục cao.

- Thành lập được ban chỉ đạo cụ thể, để theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Căn cứ vào những chú ý vừa nêu trên người thủ trưởng cần phải xây dựng được kế hoạch quản lý trong q trình GD trẻ, nó bao gồm các loại kế hoạch sau:

- Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm - Kế hoạch hoạt động theo chương trình

- Kế hoạch hoạt động theo các mặt hoạt động xã hội

Nói tóm lại các kế hoạch phải đảm bảo tính vừa phải, tính bao quát, tính cụ thể, tính khả thi.

1.4.3.2. Tổ chức hoạt động GD trẻ mầm non

Trên cơ sở văn bản kế hoạch đã có, người quản lý thực hiện các cơng việc cụ thể về thiết lập bộ máy quản lý, lựa chọn nhân sự, xác định nhiệm vụ và chức năng, thiết lập các mối quan hệ trong mọi hoạt động; đồng thời có các

quyết định giao việc cho các bộ phận và cá nhân thực hiện các nội dung của kế hoạch. Cụ thể:

- Trước hết thành lập ban chỉ đạo về GD.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên. Nhiệm vụ chung của ban chỉ đạo bao gồm:

- Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch xây dựng chương trình đó. - Tổ chức tốt các hoạt động theo quy mô lớn, phối hợp các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục trẻ ở các độ tuổi.

- Giúp các giáo viên phụ trách lớp tiến hành hoạt động ở lớp mình có hiệu quả.

- Giúp Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá các hoạt động.

- Xây dựng, củng cố đội ngũ giáo viên phụ trách các lớp thành một lực lượng giáo dục nòng cốt.

1.4.3.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục trẻ

Trên cơ sở văn bản kế hoạch và cơng tác tổ chức đã có, thực hiện việc hướng dẫn công việc, theo dõi, giám sát, động viên và uốn nắn kịp thời các hoạt động của từng cá nhân và mỗi bộ phận thực hiện kế hoạch GD đã có. Cụ thể, cần chỉ đạo:

- Hoạt động GD thông qua các trị chơi, thơng qua các hoạt động lao đông,....

- Hoạt động GD thông qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp đó là các hình thức hoạt động vui chơi, hoạt động xã hội, hoạt động thể dục thể thao nhằm giáo dục cho trẻ những tri thức khoa học thực tế, những chuẩn mực đạo đức, kỹ năng giao tiếp nhằm xây dựng và phát triển phẩm chất, năng lực của trẻ.

1.4.3.4. Kiểm tra và đánh giá hoạt động giáo dục trẻ

Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm giúp ta thấy được những gì cịn tồn tại, những cái mới trong cái quen thuộc, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần

được giải quyết. Việc kiểm tra giúp người quản lý nắm vững tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót; khen thưởng và kỷ luật một cách khách quan; thu thập những thông tin để điều chỉnh những tác động quản lý, kiểm nghiệm các quyết định. Để kiểm tra đánh giá một cách khách quan, chính xác cần phải có chuẩn. Vì vậy cần coi trọng việc xây dựng các chuẩn để kiểm tra đánh giá. Từ đó xây dựng các cơng cụ đánh giá phù hợp, các thủ tục quy trình đánh giá hợp lý hiệu quả.

Trong trường mầm non kiếm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục rất quan trọng. Bao gồm các nội dung sau:

Kiểm tra hoạt động của giáo viên: Yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc và việc thực hiện kế hạch giáo dục giúp họ làm tốt cơng việc chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời xây dựng được khơng khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Cơng tác tiến hành kiểm tra đó là: Kiểm tra kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ; Kiểm tra kế hoạch quản lý nhóm lớp; Kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục.

Kiểm tra kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi giáo viên, là kiểm tra giáo án soạn bài lên lớp của giáo viên từ đó đánh giá kế hoạch đó có đạt được mục tiêu độ tuổi, nội dung chương trình cũng như mức độ phù hợp với chủ đề và khả năng nhận thức của trẻ như thế nào?

Kiếm tra kế hoạch quản lý nhóm lớp tức là kiểm tra các nội dung công tác quản lý nhóm lớp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trẻ mà giáo viên đề ra. Kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục có đúng với kế hoạch dự kiến, có cắt xén, bỏ nội dung chương trình hay khơng, q trình triển khai các hoạt động như thế nào, sử dụng các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục trẻ theo hướng đổi mới? khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của trẻ đạt được mức độ nào?...Từ đó có thể đánh giá hoạt động giáo dục mà giáo viên thực hiện.

1.4.4. Biện pháp quản lý họat động GD của Hiệu trưởng trường Mầm non

Trong các trường mầm non thường sử dụng một số biện pháp quản lý:

* Biên pháp pháp tổ chức hành chính: là biện pháp tác động trực tiếp

của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính dứt khốt bắt buộc như nghị định, nghị quyết, quy định, nội quy,… biện pháp tổ chức hành chính là vơ cùng cần thiết trong hoạt động quản lý. Tuy nhiên khi sử dụng biện pháp này cần chú ý, nếu lạm dụng nó dễ dẫn đến bệnh quan liêu mệnh lệnh.

* Các biện pháp kinh tế: Đây là biện pháp mà chủ thể quản lý tác động

gián tiếp đến đối tượng quản lý dựa trên các lợi ích vật chất và các địn bẩy kinh tế để làm cho đối tượng quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình, tự giác thực hiện bổn phận và trách nhiệm một cách tốt nhất mà không phải đôn đốc nhắc nhở nhiều về mặt hành chính mệnh lệnh của chủ thể quản lý. Những biện pháp kinh tế thường dùng như: cộng điểm rèn luyện, khuyến khích thưởng, phạt bằng hiện vật khi có hành vi tốt hoặc xấu …

* Các biện pháp tâm lý - xã hội: Đặc điểm của biện pháp này là sự

khuyến khích đối tượng quản lý sao cho họ ln ln tồn tâm cho cơng việc, coi những mục tiêu nhiệm vụ của quản lý như là mục tiêu cơng việc của chính họ, hơn nữa họ ln ln cố gắng học hỏi tích lũy kinh nghiệm ngày càng tốt hơn, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Trong quản lý nói chung và quản lý hoạt động GD trẻ mầm non trong nhà trường nói riêng, người hiệu trưởng cần nắm vững các ưu, nhược điểm của từng biện pháp, có sự kết hợp linh hoạt và khoa học các biện pháp quản lý nêu trên để mục tiêu quản lý đạt được hiệu quả cao nhất.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GD và QL HĐGD của hiệu trưởng trường mầm non trưởng trường mầm non

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Hiệu trưởng phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tác phong mẫu mực, là con chim đầu đàn trong tập thể sư phạm, luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực của nhà trường, biết thuyết phục cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường thực hiện thành công kế hoạch năm học. Hiệu trưởng phải là người trung thực và liêm khiết, được nhân dân tin tưởng, đồng nghiệp quý trọng và trẻ u q.

*) Trình độ chun mơn

Hiệu trưởng đã là giáo viên giỏi phải có tri thức tốt về chuyên môn, môn học, nắm vững các nội dung và phương pháp giáo dục trẻ. Hiệu trưởng phải có kỹ năng phân tích, đánh giá trình độ chun mơn và năng lực sư phạm của từng giáo viên. Hiệu trưởng cần tham gia các chuyên đề giảng dạy và các nội dung đổi mới về phương pháp giáo dục trẻ theo chỉ đạo mới của Bộ Giáo dục và đào tạo, nắm bắt và chỉ đạo sát sao, đúng yêu cầu giáo dục trẻ mầm non.

*) Trình độ và năng lực quản lý

Hiệu trưởng là người có trình độ và năng lực quản lý vững vàng theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngoài năng lực sư phạm, hiệu trưởng phải có năng lực quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng định hướng, kĩ năng tổ chức, nắm bắt xử lý thông tin và hợp tác. Hiệu trưởng phải có tầm nhìn, nhạy cảm, tư duy biện chứng, mạch lạc, khúc triết, linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tự tin,dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn luôn tiên phong trong đổi mới; hiệu trưởng phải biết xây dựng mạng lưới các quan hệ giao tiếp tốt, phản hồi nhanh, biết thuyết phục hơn là ra mệnh lệnh. Cuối cùng, hiệu trưởng phải biết tư duy sáng tạo và hành động vì hiệu quả trong quản lý giáo dục trẻ thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục trong nhà trường.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

*) Điều kiện CSVC - phương tiện kĩ thuật phục vụ hoạt động GD

Hiệu trưởng phải biết quan tâm và tăng cường bổ sung những điều kiện CSVC, trang thiết bị đảm bảo cho việc giáo dục trẻ được tốt.

*) Điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên

Trước hết, số lượng giáo viên phải đủ để đảm bảo giáo dục trẻ ở các độ tuổi. Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng.

*) Sự phối hợp nhịp nhàng của các thành viên trong tập thể nhà trường tạo nên sức mạnh đoàn kết giúp người hiệu trưởng đạt tốt mục tiêu của giáo dục.

*) Sự hỗ trợ của cấp trên đối với nhà trường như phòng GD-ĐT, sở GD-ĐT

thông qua kiểm tra đánh giá của lãnh đạo các cấp và hỗ trợ về CSVC, hỗ trợ chỉ đạo giúp hiệu trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục trẻ.

*) Thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục nhằm phối hợp tích cực, có hiệu quả

giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, huy động mọi lực lượng tham gia và hỗ trợ giáo dục để thực hiện được các mục tiêu giáo dục.

*) Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến

chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường.

Do vậy, ngoài thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, hiệu trưởng nắm bắt kịp thời các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ, biết tổ chức phối hợp tích cực giữa gia đình, nhà trường và xã hội, thực hiện đúng các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành để đưa hoạt động giáo dục trẻ mầm non đạt kết quả cao nhất.

Tiểu kết chương 1

Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục, người quản lý phải quan tâm đến phát triển về số lượng, chất lượng của đội ngũ CBQL, GVMN; Tăng cường csvc, trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục trong nhà trường; Đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch huy động số lượng trẻ; Quản lý sát sao quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục;

Quản lý kết quả hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non đề tài đã nêu ra và phân tích một số khái niệm liên quan như: Quản lý là gì: Quản lý là một hoạt động có chủ đích, có định hướng được tiến hành bởi một chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lý.

Quản lý hoạt động giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tới các yếu tố có liên quan đến hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục trẻ.

Hoạt động giáo dục ở trường mầm non: Bao gồm các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình tức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non của Hiệu trưởng trường Mầm non: Thể hiện rõ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của người hiệu trưởng trong công tác quản lý chất lượng giáo dục trẻ mầm non. Đồng thời dựa vào mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của GDMN tron giai đoạn hiện nay để phân tích một cách sâu sắc và toàn diện những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng hoạt giáo dục ở trường MN. Song bên cạnh đó, để có cơ sở chắc chắn, khoa học hơn cần phải nghiên cứu cơ sở thực tiễn đế xây dựng biện pháp, vì vậy đề tài tiếp tục nghiên cứu phần thực trạng về chất lượng hoạt động giáo dục trường MN Tân Sơn, huyện Lục Ngạn Tỉnh Bắc Giang tại chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN LỤC NGẠN, BẮC GIANG

2.1. Vài nét về giáo dục - đào tạo và giáo dục Mầm non ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang

2.1.1. Vài nét về Giáo dục – Đào tạo huyện Lục Ngạn, Bắc Giang

Lục Ngạn là một huyện miền núi của Tỉnh, nằm trên trục đường Quốc lộ 31, có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng - Tỉnh Lạng Sơn; - Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam - Tỉnh Bắc Giang;

- Phía Đơng giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.

Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm thành phố Bắc Giang 40km, có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha, với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng rõ rệt : Vùng thấp gồm 17 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 12 xã.

Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi địa hình chia cắt thành hai vùng rõ rệt là vùng núi và vùng đồi thấp; Lục Ngạn là huyện miền núi phía Đơng Bắc tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên 101,728km2 với 30 xã, thị trấn, trong đó có 12 xã vùng cao, 18 xã, thị trấn miền núi. Dân số toàn huyện năm 2012 là 215.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 49%, với 08 dân tộc anh em (Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan) sinh sống đan xen ở 394 thôn bản, khu phố, tạo nên sự giao thoa văn hố đặc sắc mà ít nơi nào có được. Những giá trị văn hố phi vật thể của các dân tộc vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn như: trang phục, phong tục, các làn điệu dân ca Sloong hao, Sli, lượn, hát đối…. Là vùng đất được hình thành và phát triển từ rất sớm

Từ 2011 đến 2015 tăng lên 14,6% và đến 2020 đạt 15,4%. Tương ứng từng giai đoạn, tốc độ tăng trưởng GTSX nông - lâm - thuỷ sản là 12,5%,

12,0% và còn 11,0% vào năm 2020. Giá trị sản xuất Công nghiệp, xây dựng tăng mạnh trong giai đoạn quy hoạch: giai đoạn 2010-2020 tăng ổn định ở mức 23%. Thương mại - dịch vụ có tốc độ tăng trưởng đều và ổn định từ 15,0% năm 2010 lên 18,0% vào năm 2015 và đạt 19,0% vào năm 2020.

- Cơ cấu kinh tế của huyện sẽ thay đổi; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ tăng phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non Huyện Lục Ngạn (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)