Mức độ đồng thuận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non Huyện Lục Ngạn (Trang 93)

pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang

Số liệu thống kê tổng hợp thứ bậc về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang ở bảng 3.3 cho thấy có sự đồng thuận nhất định giữa tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp được đề xuất. Có những biện pháp có thứ bậc về mức độ cần thiết và mức độ khả thi như nhau, như biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và trách

nhiệm cho đội ngũ CBGV và phụ huynh đối với HĐ GD trẻ mầm non” (TB =

3,75&3,73 ) và biện pháp 4; “Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu,

sáng kiến kinh nghiệm phục vụ công tác giáo dục trẻ “ (TB = 3,5& 3,49).

Bên cạnh đó, mức độ khả thi và mức độ cần thiết của bốn biện pháp cịn lại có thứ bậc khơng đồng nhất, như biện pháp 5: “Tăng cường cơ sở vật

chất và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giáo dục trẻ” (mức

độ cần thiết: = 3,59; xếp thứ 4; mức độ khả thi: = 3,51; xếp thứ 5).

Bảng 3.3: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

Stt Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Thứ bậc Thứ bậc 1 Biện pháp 1 750 3,75 1 746 3,73 1 2 Biện pháp 2 721 3,6 3 734 2,67 2 3 Biện pháp 3 729 3,64 2 720 3,6 3 4 Biện pháp 4 701 3,5 6 698 3,49 6 5 Biện pháp 5 718 3,59 4 703 3,51 5 6 Biện pháp 6 705 3,52 5 714 3,57 4

Để khẳng định tính chính xác về mức độ đồng thuận giữa tính cần thiết

và tính khả thi, đề tài sử dụng cơng thức tính hệ số tương quan Spiecman:

R = 1- để tính. R = 0.89

- R: hệ số tương quan

- D: hệ số thứ bậc giữa hai đại lượng cần đo - N: số biện pháp

Giá trị của 1 R 1   . Nếu R càng gần 1 chứng tỏ mối tương quan càng chặt.

+ Nếu R < 0: Tương quan nghịch. + Nếu R > 0: Tương quan thuận.

+ Nếu 0,3  R < 0,5: Tương quan không chặt.

+ Nếu 0,5  R < 0,7: Tương quan. + Nếu 0,7  R  1: Tương quan chặt.

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy hệ số tương quan thứ bậc R = 0. 89 cho phép kết luận tính cần thiết và tính khả thi của năm biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang được đề xuất trong đề tài có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

Mặc dù sự đồng thuận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang đề xuất không phải là tuyệt đối, nhưng kết quả khảo nghiệm đã khẳng định chắc chắn rằng: tất cả sáu biện pháp và từng biện pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao, có thể ứng dụng vào việc quản lý hoạt động hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu đã trình bày ở chương 1, dựa trên kết quả phân tích thực trạng của hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non và hoạt động quản lý giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Lục Ngạn, Bác Giang, đề tài đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và trách nhiệm cho đội

ngũ CBGV và phụ huynh đối với HĐ GD trẻ mầm non

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ CBGV

Biện pháp 3: Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực quản lý và trình độ chun

mơn cho đội ngũ cán bộ quản lý

Biện pháp 4: Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm phục vụ công tác giáo dục trẻ

Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giáo dục trẻ

Biện pháp 6: Đa dạng các hình thức phối hợp GD giữa nhà trường, gia đình,

xã hội và thực hiện xã hội hóa cơng tác giáo dục trẻ mầm non

Mặc dù mỗi biện pháp có một vị trí, vai trị riêng nhưng chúng khơng tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp đó. Do vậy để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì cần phải thực hiện đồng bộ cả 6 biện pháp như đã được trình bày ở trên.

Việc đề xuất các biện pháp quản lý đảm bảo đúng ngun tắc đó là: đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính khả thi và đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng. Kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường và xu hướng phát triển của giáo dục hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà luận văn đề ra: Tìm hiếu cơ sở lý luận - thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng các hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non của Huyện Lục Ngạn

Qua nghiên cứu lý luận đã làm rõ một số khái niệm về công tác quản lý, hoạt động và chất lượng hoạt động giáo dục, nội dung, chương trình và các hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng hoạt động giáo dục ở trường mầm non.

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện Lục Ngạn, tôi đã nhận thấy bên cạnh những mặt mạnh và những thành tựu đạt được của bậc học thì cịn một số hạn chế nhất định trong công tác quản lý chất lượng quá trình giáo dục trẻ; quá trình quản lý trẻ và kết quả giáo dục trẻ; các điều kiện cần thiết đê đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục trẻ.

Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của đề tài luận văn đã xác định được 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm trong huyện Lục Ngạn là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và trách nhiệm cho đội

ngũ CBGV và phụ huynh đối với HĐ GD trẻ mầm non

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ CBGV

Biện pháp 3: Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực quản lý và trình độ chun

mơn cho đội ngũ cán bộ quản lý

Biện pháp 4: Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm phục vụ công tác giáo dục trẻ

Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giáo dục trẻ

Biện pháp 6: Đa dạng các hình thức phối hợp GD giữa nhà trường, gia đình,

xã hội và thực hiện xã hội hóa cơng tác giáo dục trẻ mầm non

Muốn nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN trong huyện Lục Ngạn đòi hỏi người Hiệu trưởng phải sử dụng đồng bộ các biện pháp trên.

Kết quả thăm dò các biện pháp được đề xuất đều cho thấy chúng rất cần thiết và có tính khả thi ở mức độ cao từ 85% trở lên.

Như vậy mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã được giải quyết. Đề tài luận văn đã được hoàn thành.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo huyện Lục Ngạn

Chỉ đạo tốt các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý - giáo viên trong nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, cải tiến công tác thanh tra, kiểm tra, lạo động lực cho các trường MN hoạt động, giáo viên yên tâm công tác

Tiếp tục tham mưu với các cấp các ngành có cơ chế cho các nhà trường đủ định biên giáo viên trên lớp tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ một cách bài bản, đầy đủ và đảm bảo thời gian làm việc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học.

Chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phẩm chất chính trị và năng lực, kỹ năng sư phạm cho CBQL và giáo viên. Tổ chức chỉ đạo tốt hoạt động chuyên môn theo các cụm trên địa bàn thành phố.

Động viên khen thưởng kịp thời các đơn vị và cá nhân thực hiện tốt Công tác chuyên môn. Tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất thiết bị phục vụ cho cơng tác chun mơn, khuyến khích CBQL - GV tích cực học tập nâng cao trình độ chun mơn, chính trị, và quản lý.

2.2. Đối với UBND xã, địa phương

Tham mưu với chủ tịch UBND huyện, các ban ngành trong huyện, tập trung các nguồn vốn, các dự án để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị dạy học cho trường để nâng cao chất lượng giáo dục cho các trường mầm non trong toàn huyện.

2.3. Cán bộ quản lý trường Mầm non

Nghiêm túc tổ chức học tập và thực hiện chỉ thị số 40 - CT/TW, ngày 15/6/2004 của ban bí thư về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho giáo viên trong công tác nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ, phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn và trau dồi năng lực sư phạm, năng lực quản lý.

Chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên hàng năm. Chỉ đạo chặt chẽ thực hiện chuyên môn trong nhà trường.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động với nội dung đa dạng, phong phú để tạo điều kiện và động viên tất cả giáo viên, trẻ trong trường cùng tham gia., Bổ sung đầy đủ các tài liệu cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học đê tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, thực hành, luyện tập...

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, động viên khuyến khích giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt nêu cao vấn đề tự học, tự bồi dưỡng thông qua các chuyên đề, hội thảo, hội thi, viết sáng kiến kinh nghiệm....

Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương, làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục để hỗ trợ kinh phí cũng như xây đựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong các nhà trường.

2.4. Với giáo viên Mầm non

Nhận thức đúng vai trị nhiệm vụ của mình và ln có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, năng lực sư phạm, rèn luyện

phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Phát huy vai trị chủ thể tích cực trong q trình cơng tác, vận dụng các kiến thức được học tập vào thực tiễn giáo dục trẻ và đổi mới giáo dục MN một cách có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục Đào tạo (2008), Điều lệ trường Mầm non, NXB giáo dục, Hà

Nội.

2. Bộ Giáo dục Đào tạo (1997), Chiến lược giáo dục mầm non từ nay đến

năm 2020, (lưu hành nội bộ), Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non.

4. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục, Học viện cán

bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội.

5. Đặng Quốc Bảo (2003), Bài giảng phát triển nhà trường - Một số vấn đề

lý luận và thực tiễn, Tài liệu cho lớp cao học QLGD Hà Nội.

6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Bài giảng những quan điểm giáo dục hiện đại, Tài liệu cho lớp Cao học QLGD Hà Nội.

7. Vũ Cao Đàm (2003). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb khoa học và

kỹ thuật.

8. Đặng Bá Lãm (2003). Giáo dục Việt nam những thập niên đầu thế kỷ 21, chiến

lược phát triển. Nxb giáo dục Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012). Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực

tiễn. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội

10. Luật giáo dục (2005). Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

11.Thơng tư số 17/2009/TT-BGDĐT (25/7/2009) của Bộ GD&ĐT về Ban hành Chương trình Giáo dục mầm non.

12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Bài giảng Lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội.

13. Nguyễn Đức Chính (2010), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục

đào tạo, Bài giảng lớp Cao học QLGD, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

14. Chính phủ nước cộng hồ XHCN Việt Nam, Quyết định 698/QĐ-TTg. Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

15. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục.

16. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề về QLGD và khoa học, NXB Giáo dục Hà Nội.

17. Vũ Ngọc Hải (2006), Quản lý nhà nước về giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội. 18. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB Giáo dục.

19. Trần Thị Tuyết Oanh, Phạm Khắc Chương, Trần Văn Diện, Lê Tràng Định, Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học - Tập II, NXB Đại học Sư phạm.

20. Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý

Giáo dục, Trường cán bộ QLGD - ĐT Trung ương.

21. Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Trọng Hậu (2014), Bài giảng đại cương khoa học quản lý giáo dục.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho Hiệu trưởng và giáo viên)

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện Lục Ngạn, Bắc Giang, thầy (cơ) vui lịng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ơ thích hợp.

Câu 1: Thầy (cô) hãy đánh giá tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ mầm non : - Rất quan trọng - Quan trọng - Bình thường - Khơng quan trọng Cụ thể: ST T

Hoạt động giáo dục mầm non

Mức độ Rất quan trọng Quan trọng thường Bình Khơng quan trọng 1 Đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất cho trẻ 2 Đặt nền móng cho sự phát triển về nhận thức cho trẻ 3 Đặt nền móng cho sự phát triển tình cảm xã hội cho trẻ 4 Đặt nền móng cho sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ em 5 Đặt nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ em 6 Sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ nhờ những KN mà trẻ được tiếp thu được

Câu 2: Để công tác giáo dục trẻ mầm non đạt hiệu quả cao và là trách nhiệm của:

- Tất cả cán bộ QL, giáo viên, công nhân viên nhà trường - Ban giám hiệu

- Giáo viên - Cô nuôi

- Ban giám hiệu, các GV, công nhân viên và phụ huynh học sinh

Câu 3: Khi thực hiện hoạt động giáo dục trẻ, thầy (cô) đã xác định: hoạt động giáo dục phải giúp trẻ mầm non

TT

Hoạt động giáo dục trẻ mầm non

Mức độ Hồn tồn đúng Đúng Khơng đúng lắm Hồn tồn khơng đúng 1 Nhằm hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý

2 Nhằm hình thành và phát triển ở trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non Huyện Lục Ngạn (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)