Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non Huyện Lục Ngạn (Trang 87 - 89)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu

3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để phát huy được hiệu quả của một số biện pháp quản lý chất lượng giáo dục trẻ mầm non của Hiệu trưởng, các nhà trường cần phải thấy được mỗi biện pháp đều có vai trị, vị trí và tầm quan trọng nhất định chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng giáo dục. Sáu biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, thúc đẩy và hỗ trợ nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh (sơ đồ 3.1). Do đó, khơng thể thực hiện từng biện pháp riêng rẽ, rời rạc, mà cần thực hiện một cách đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ để q trình thực thi các biện pháp ở trong các nhà trường trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn đồng thời phát huy tác dụng tổng hợp của chúng.

Trước hết CBQL nhà trường cần nhận định, biện pháp 1 là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện tốt những biện pháp còn lại. Bởi biện pháp 1 đề cập đến vấn đề nhận thức. Nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì trước hết phải có nhận thức đúng. Tuy nhiên để nhận thức ra được một vấn đề, đối với mỗi người đôi khi là cả một quá trình. Vì vậy CBQL

cầnphải tổ chức, triển khai biện pháp 1 thường xuyên đồng thời phải kiên trì thực hiện.

Yếu tố con người mà ở đây chúng ta đề cấp đến là giáo viên đóng vai trị quan trọng, nó là điều kiện cần để có thể triển khai các kế hoạch đưa các lý thuyết thành thực tiễn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch ở chu trình sau phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Như vậy có thể nói biện pháp 2 là biện pháp đề cập đến yếu tố quan trọng và đóng vai trị tiền đề để có thể thực hiện tốt được các biện pháp 3,4, 5, 6

Cơ sở để mỗi CBQL có thể áp dụng cách thức quản lý tốt trong các hoạt động giáo dục là trình độ, năng lực quản lý của họ. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý là điều kiện cần thiết và rất quan trọng của người quản giúp cho hoạt động quản lý nâng cao chất lượng giáo dục tốt hơn. Từ điều này cho thấy biện pháp 3 là quan trọng để hỗ trợ cho các biện pháp 4, 5, 6

Biện pháp 4 giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm, được trải nghiệm, được học tập, được sáng tạo tích lũy và phát huy, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ. Biện pháp này là cơ sở để có thể hỗ trợ cho các biện pháp 6.

Yếu tố CSVC đóng vai trị quan trọng, nó là điều kiện cần để có thể triển khai các kế hoạch đưa các lý thuyết thành thực tiễn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch ở chu trình sau phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Như vậy có thể nói biện pháp 5 là biện pháp đề cập đến đầu tư TBDH hiện đại, xây dựng phịng học theo tiêu chuẩn đóng vai trị tiền đề để có thể thực hiện tốt được các biện pháp 1,2,3,4,6 Biện pháp này là cơ sở hỗ trợ cho các biện pháp 6.

Có thể nói, mỗi biện pháp trong số 6 là biện pháp có trong đề tài đều có những ảnh hưởng nhất định đối với các biện pháp cịn lại. Do đó CBQL nhà trường cần phải có những nhận định tinh tế về các biện pháp để có thể vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong cơng tác quản lý của mình.

Để chuẩn bị cho việc triển khai các biện pháp trên vào nhà trường, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm thăm dị tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục trẻ của hiệu trưởng trường mầm non Huyện Lục Ngạn (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)