6. Hướng tiếp cận nghiên cứu và khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề đánh giá NLCT của trường ĐH
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu yếu tố cạnh tranh của trường ĐH từ gốc nhìn của việc
7Nguyễn Thế Hùng (2009), Cơng trình nghiên cứu về Năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
8Đỗ Văn Tính (2013),Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thành phồ Đà Nẵng hiện nay.
9Bùi Khánh Vân (2009), Một vài suy nghĩ về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
việc xếp hạng đại học
Cần kể đến một cơng trình nghiên cứu làm tài liệu và lý luận cho đề tài đó là các tài liệu về “Xếp hạng quốc tế, đối sánh và việc nâng cao chất lượng trường đại học: khả năng áp dụng tại đại học Quốc gia Hồ Chí Minh10 là sản phẩm xuất bản từ cơng trình nghiên cứu “Xếp hạng quốc tế, đối sánh và việc nâng cao chất lượng trường đại học: khả năng áp dụng tại đại học Quốc gia Hồ Chí Minh” do TS. Vũ Thị Phương Anh thực hiện năm 2010. Tài liệu này đã giúp hình dung được việc xếp hạng quốc tế và đối sánh ở các trường đại học, cũng như những tác động tích cực mà hoạt động này mang lại trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng áp dụng tại đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.”
Hội thảo đầu tiên trong cả nước về “Đánh giá - xếp hạng các trường đại học và cao đẳng Viêt Nam” diễn ra trong hai ngày 16 và 17 tháng 4 năm 2010. Nội dung chính của Kỷ yếu Hội thảo khoa học rất phong phú và đa dạng, giúp chúng tơi tìm hiểu sâu nhiều chiều cạnh gồm:
“1. Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá - xếp hạng các trường ĐH, cao đẳng ở Việt Nam. 2. Kinh nghiệm của các nước trong việc thực hiện việc đánh giá - xếp hạng các trường
ĐH, cao đẳng và vấn đề áp dụng vào thực tiến đánh giá xếp hạ ng các trường ĐH và cao
đẳng Việt Nam.
3. Vấn đề tổ chức quản lý, thực hiện đánh giá - xếp hạng và đảm bảo chất lượng của các
trường sau khi được đánh giá - xếp hạng.
4. Đề xuất những giải pháp quản lý, tổ chức, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá - xếp hạng và lộ trìnhđánh giá - xếp hạng các trường ĐH và cao đẳng Việt Nam.
5. Những vấn đề khác liên quan đến việc đánh giá - xếp hạng các trường ĐH, cao đẳng
mà đại biểu, các trường quan tâm”
10Trung tâm khảo thí và đánh giá chất l ượng đào tạo (2010), Tài liệu: Xếp hạng trường đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Thông qua 36 bài viết của các đại biểu với 296 trang chính văn trong 3 phần chính
của Kỷ yếu Hội thảo đã nêu lên (1) kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam; (2)
khó khăn, lộ trình và đề xuất các tiêu chí và (3) đánh giá - xếp hạng và đảm bảo chất lượng. Một số bài tiêu biểu, rất có ích được xem từ Kỷ yếu hội thảo nêu trên phục vụ cho
cơng trình nghiên cứu cần kễ đến đó là:
Bài viết “Xếp hạng các trường ĐH: Xu thế toàn cầu và các quan điểm 11”, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Nga đã phân tích những tác động của việc xếp hạng các trường ĐH, nghiên cứu tài liệu của các tổ chức xếp hạng quốc tế, tiến hành trao đổi với các nhà xếp hạng thế giới và xây dựng được bộ tiêu chí vừa chuẩn hố quốc tế nhưng đồng thời thể hiện được đặc thù riêng của Việt Nam. Cuối cùng là tiến hành xếp hạng các trường đại học và công bố. “Trong bối cảnh tồn cầu hố giáo dục ĐH, các trường ĐH Việt Nam cần xác định tương quan so sánh giữa các nguồn lực và các sản phẩm đầu ra của trường với các trường ĐH khác trong khu vực và trên thế giới để xác định phương hướng và lộ trình
phát triển, nhanh chóng khắc phục tình trạng tụt hậu hiện nay so với thế giới. Xếp hạng
các trường ĐH tại Việt Nam là một cách tiếp cận để thúc đẩy các trường ĐH nâng cao chất lượng, công khai các nguồn lực và sản phẩm đ ầu ra của các trường với xã hội”. Xếp
hạng và công khai các kết quả xếp hạng để xã hội biết là một việc làm có ý nghĩa bởi vì việc cơng khai kết quả xếp hạng khơng chỉ là để bảo vệ lợi ích - khách hàng của các cơ sở
GDĐH mà còn để bảo vệ chính quyền lợi củ a các cơ sở GDĐH, những trường có thứ
hạng cao sẽ đủ minh chứng thuyết phục cho việc khai thác và tìm kiếm các nguồn đầu tư,
các dự án về cho Trường. Nhưng nếu việc xếp hạng không phản ánh được hai hoạt động chính là giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ, thìđơng đảo các tầng
lớp trong xã hội có thể khơng hiểu hết được chất thực sự của các cơ sở GDĐH. Kết quả xếp hạng sẽ phản ánh đúng hơn “chất” của từng trường ĐH trên cả nước, nếu như việc xếp hạng được thực hiện bởi những tổ chức học thuật có chuyên mơn về đo lường đánh
11Nguyễn Phương Nga (2008), Xếp hạng các trường đại học: Xu thế toàn cầu và các quan điểm.
giá. Đồng thời về phía các trường ĐH, lãnhđạo các trường ĐH nên có những đầu tư nhất định cho trung tâm/bộ phận đảm bảo chất lượng của trường để họ có đủ năng lực và các nguồn lực để hàng năm triển khai các nhiệm vụ ĐBCL của trường, đồng thời cập nhật kịp
thời các số liệu thống kê toàn diện về nhà trường và chia sẻ các số liệu này để nhóm nghiên cứu thực hiện việc xếp hạng các trường ĐH. Với quan niệm này của PGS.TS
Nguyễn Thị Phương Nga, cho phép người nghiên cứu tham kh ảo thêm về cách thức thu
thập số liệu để xếp hạng các trường ĐH, từ đó tham khảo thên cách thu thập dữ liệu cho việc đánh giá NLCT của trường ĐH.
Quan điểm của tác giả Phùng Rân, Trường Cao đẳng Viễn Đông Tp.HCM “Trong
bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường đầy khắc nghiệt này cạnh tranh là quy luật
tất yếu của sự tồn tại và phát triển. Trong giáo dục cũng phải cạnh tranh -nhu cầu xếp hạng trường ĐH, cao đẳng thực chất là nhu cầu cạnh tranh chính đáng12
”. Nếu khơng có
sự cạnh tranh thì sẽ khơng có sự phát triển, trong giáo dục cũng như trong kinh tế, các trường ĐH cũng như các doanh nghiệp, học sinh-SV giống như người tiêu dùng. Nếu
trong kinh doanh mà khơng có người mua thì việc kinh doanh đó coi như phá sản, vậy trong giáo dục cũng vậy mở trường nhưng khơng có người học thì cũng như khơng. Vì vậy các trường phải biết khẳng định vị thế của mình để tạo ra sự khác biệt, tạo dựng lòng
tin cho các bậc phụ huynh, học sinh khi chọn trường. Quan điểm này giúp chúng tôi khẳng định thêm cho xu hướng đặt giáo dục ĐH trong nền kinh tế thị trường.
Lời nhận xét của ông Nguyễn Ngọc Thạch, Trường ĐH Ngân hàng Tp.HCM rằng
“Một nhà nước mạnh là nhà nước đảm bảo các điều kiện cho những quan hệ cạnh tranh –
nghĩa là đặt nền móng của một hệ thống kinh tế khỏe mạnh13”. Chúng ta ám chỉ rằng giáo
12 Phùng Rân (2010), Cần làm rõ tư duy đánh giá- xếp hạng trường đại học và cao đẳng Việt Nam, Trường cao đẳng Viễn Đơng Tp.Hồ Chí Minh.
dục phải trở thành một lĩnh vực cạnh tranh. Thực tiễn đánh giá chất lượng và xếp hạng
trường ĐH xuất hiện như kết quả của quá trình phát triển tự nhiên của thị trường dịch vụ
giáo dục trong phạm vi quốc gia, quốc tế và hiện tại là to àn cầu. Những xu thế nổi bật
trong sự phát triển hệ thống giáo dục hiện đại là: Trên thế giới diễn ra q trình thương mại hóa giáo dục. Nghĩa là, giáo dục trở thành một loại dịch vụ có đủ các tính chất của hàng hóa và vì vậy phải được đánh giá giống như bất kỳhàng hóa khác trên thị trường; tiến triển q trìnhđa quốc gia hóa giáo dục, mở rộng quyền tự chủ của các trường ĐH, các quan điểm về việc xây dựng một nền giáo dục trong suốt (transparent) với sự sát nhập các trường ĐH vào những chuỗi giá trị được tạo nên trên thị trường hàng hóa và dịch vụ của ngành dịch vụ giáo dục và đặc biệt, sự hình thành một loại hình thị trường kiến thức
và năng lực bên trong xã hội dựa trên tri thức; Chức năng đánh giá chất lượng các trường
ĐH được chuyển từ nhà nước sang các chế tài xã hội chuyên nghiệp xét từ gốc độ tính khách quan. Tác giả khơng những có những lý luận sắc bén về việc cơng nhận thị trường giáo dục Việt Nam, cổ xúy việc xây dựng các tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục các
trường ĐH thay cho nhà nước.
Tác giả Phạm Thị Minh Hạnh, Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận cũng đã
đưa ra quan điểm rằng: “Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động khác
cũng có sự chuyển biến nhất định để có sự tương thích chung với khu vực và thế giới, Việt Nam cũng cần có những hoạt động cụ thể để dần dần khẳng định sự lớn mạnh của hệ thống giáo dục Việt Nam, trong đó có đánh giá - xếp hạng các trường ĐH14”. Mục tiêu
đánh giá – xếp hạng có phải là để tạo ra người thắng, kẻ thua giữa các trường ĐH? Mục
tiêu đánh giá – xếp hạng CSGDĐH: là đưa ra bảng xếp hạng các CSGDĐH Việt Nam nhằm phấn đấu trong tương lai các cơ sở giáo dục này có mặt trong các bảng xếp hạng của khu vực hay quốc tế. Đồng thời qua đó các trường được đánh giá sẽ nâng chất lượng
1414
Phạm Thị Minh Hạnh (2010), Đánh giá- xếp hạng cơ sở giáo dục Việt Nam: lý luận và thực tiễn dưới góc nhìn so sánh (Kỷ yếu hội thảo: Đánh giá - xếp hạng các
lên một tầm cao mới trong một nền văn minh trí tuệ. Kết quả đánh giá – xếp hạng
CSGDĐH: là bảng xếp hạng các CSGDĐH Việt Nam. Tuy nhiên điều cần lưuý tất cả các bảng xếp hạng đều không thể phản ánh đầy đủ về chất lượng tổng thể của một cơ sở giáo
dục Việt Nam mà chỉ là kết quả so sánh giữa các trường căn cứ vào một số tiêu chí của
đơn vị đánh giá –xếp hạng. Nhìn chung tác giả cảnh báo việc sử dụng các bảng xếp hạng
đều không thể phản ánh đầy đủ chất lượng tổng thể vì vậy cần thiết có thêm các tiêu chí đánh giá chất lượng trường ĐH. Như vậy, định hướng của đề tài là xây dựng bộ tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng trường ĐH thông qua các chỉ số đánh giá NLCT là hướng đi dễ
có thể được chấp nhận.
Theo Nguyễn Chí Hồ - Ngọ Thị Hoa15, Trường ĐH Khoa Xã hội và Nhân văn,
ĐH Quốc gia và xếp hạng ĐH đã trở thành xu thế toàn cầu. Một số chính phủ và các trường ĐH sử dụng bảng xếp hạng để quyết định số tiền công cho mỗi cơ sở giáo dục.
Bảng xếp hạng quốc tế dùng cho SV và các phụ huynh chọn trường học. Xếp hạng ĐH để
các trường hoạch định phương hướng hoạt động của mình. Ở Việt Nam vẫn còn hiện tượng học để làm quan, học để làm giàu, ta chưa có nét văn hố “học để làm khoa học”
nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các nước khác trên thế giới.
Quan điểm của ông Lê Đức Ngọc “Xếp hạng chất lượng chính xác, khách quan và
cơng bằng tùy theo điều kiện đầu tư phải là thông qua chất lượng đầu ra - chất lượng SV
tốt nghiệp - mà chính xác nhất phải là giá trị gia tăng16” của người học sau đào tạo”. Phương án xếp hạng theo “giá trị gia tăng” này, có thểthực hiện qua các bước sau đây:
- Bước 1: Một tổ chức, liên kết các cơ sở hay ngành đào tạo, đứng ra xây
dựng bộ trắc nghiệm đánh giá “giá trị gia tăng” như kiểu PISA (Programe for
15Ngọ Thị Hoa Nguyễn Chí Hịa (2010), xếp hạng đại học việt nam: một số vấn đề và
đề xuất, Trường Đại học Khoa học XH&NV-Đại học Quốc gia Hà Nội
International Student Assesment). Cần có một bộ trắc nghiệm đánh giá giá trị gia tăng “kỹ
năng mềm” chung cho bất kỳ cơ sở đào tạo nào và các bộ trắc nghiệm đánh giá “kỹ năng cứng” riêng biệt cho từng ngành đào tạo. Thực ra, cũng có thể xây dựng một bộ trắc
nghiệm chung về các “kỹ năng cứng” thuộc khối kiến thức, kỹ năng nền tảng, cốt lõi nhất,
cho các cơ sở đào tạo. Đây là bước quan trọng và khó khăn nhất, tuy nhiên Khoa học Đo lường và Đánh giá hiện đại ngày nay nói chung, cũng như đội ngũ chuyên gia Đo lường và đánh giá của nước ta nói riêng, hồn tồn có đủ khả năng biến chúng thành hiện thực.
- Bước 2: Triển khai đánh giá “giá trị gia tăng” trên các mẫu được lựa chọn
ngẫu nhiên từ các SV năm thứ nhất và năm cuối khóa của từng cơ sở hay ngành đào tạo tự nguyện tham gia đánh giá xếp hạng. Bước 3: Dựa trên kết quả trắc nghiệm đá nh giá “giá
trị gia tăng”, có thể dễ dàng xếp hạng một cách chính xác, khách quan và công bằng theo
cơ sở đào tạo hay theo ngành đào tạo. Chúng tôi ủng hộ ý tưởng đánh giá xếp hạng dựa trên “giá trị gia tăng” và qua đây có thể xem xét ứng dụng cách thức xây dựng và đo
lường NLCT của trường ĐH.
Tác giả Võ Xuân Đàn, Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM đã khẳng định lại một lần nữa: “Cạnh tranh trong giáo dục là một hoạt động tự nhiên, sự cạnh tranh lành mạnh trên bước đường phát triển của giáo dục ĐH của mỗi quốc gia17”.
Nguyễn Ngọc Tài - Trịnh Văn Anh, Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM: “Xếp hạng
chính là cách để các trường ĐH, cao đẳng khơng ngừng phấn đấu đạt tiêu chí, giữ vững vị trí hay vượt bậc, bảo vệ thương hiệu của mình. Việc xếp hạng là tác nhân thúc đẩy các trường ĐH, nhất là những trường hàng đầu tiếp tục phấn đấu vươn lên tầm cao hơn. Đây
chính là một trong những cách làm tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh của giáo dục ĐH Việt Nam trên đường hội nhập chuẩn bị cạnh tranh với các tập đoàn giáo dục quốc tế lớn
17Võ XuânĐàn (2010), Đánh giá- xếp hạng đại học Việt Nam là bước tiến của giáo dục đại học Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Đánh giá - xếp hạng giáo dục Việt Nam
hiện đang và sắp đầu tư vào Việt Nam18”.
Tóm lại trong 36 trong kỷ yếu hội thảo Đánh giá–Xếphạng các trường ĐHvà cao
đẳng Việt Nambài có đến 6 bài viết đề cập đến xu hướng cạnh tranh trong giáo dục ĐH và vấn đề thị trường, xem đào tạo là dịch vụ cung cấp hàng hóa.
Ở góc nhìn khác nhau của những người quản lý và những người triễn khai thực tế của cơng tác, ở mỗi khía cạnh và mỗi hoạt động thực tiễn vận hành ở các đơn vị khác nhau, bài viết của các đại biểu đã đúc kết cả tri thức kinh nghiệm lẫn tri thức lý luận từ việc tìm hiểu các tài liệu được cơng bố. Vì vậy việc tiếp cận các tài liệu từ hội thảo kể trên đã giúp người nghiên cứu có cái nhìn tồn cảnh đối với thực trạng áp dụng các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, đối sánh và xếp hạng của giáo dục ĐH ở Việt Nam.
Tuy nhiên những tài liệu kể trên cũng chỉ cung cấp thông tin tham khảo về các nội dung liên quan, các tài liệu thu thập được phần nào chỉ ra các cách thu thập dữ liệu để có