6. Hướng tiếp cận nghiên cứu và khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài
1.4. Những quan điểm/lý luận xem giáo dục ĐH là dịch vụ trong điều kiện kinh tế
1.4.1. Đặc điểm của thị trường hàng hóa dịch vụ giáo dục đào tạo
Hiện nay trên thế giới, cả về lý luận và thực tiễn, đa số thống nhất rằng đã và đang
tồn tại thị trường giáo dục (education market). Tuy nhiên, về mặt thuật ngữ, chúng tôi cho rằng, thuật ngữ thị trường hàng hóa dịch vụ giáo dục phản ánh đúng bản chất hơn thuật ngữ thị trường giáo dục, vì trong giáo dục - đào tạo tồn tại nhiều yếu tố phi thị trường.
Tuy nhiên, việc sử dụng hai thuật ngữ này xét về bản chất khơng mâu thuẫn nhau, có thể
thay thế cho nhau. Ở đây, chúng tôi sử dụng thuật ngữ thị trường hàng hóa dịch vụ giáo dục - đào tạo. Sự khác nhau trong các quan điểm trên thế giới chủ yếu làở tính chất, quy
mơ, phạm vi tác động của thị trường này;ở tương quan vai trò giữa nhà nước, thị trường, nhà trường, người học và xã hội trong phát triển giáo dục - đàotạo. Tuy nhiên, vẫn cịn có những ý kiến không chấp nhận thị trường giáo dục và cho rằng, chức năng của giáo dục là
đào tạo con người , khơng được để thị trường hóa.
Để làm rõ hơn vấn đề trên, cần phải phân tích rõ những đặc điểm chủ yếu của thị trường dịchvụ giáo dục - đào tạo. Có thể nêu lên những đặc điểm chủ yếu sau:
Thị trường hàng hóa dịch vụ giáo dục - đào tạo phải hướng tới đảm bảo thực hiên các mục tiêu giáo dục - đào tạo: Nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Cùng với việc cung cấp tri thức, học vấn, kỹ năng nghề nghiệp…một nhiệm vụ quan trọng là góp phần giáo dục đạo đức lôi sống, lý tưởng, trách nhiệm xã hội, lịng tự tơn dân tộc…chứa đựng những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, bản chất của chế độ chính trị-xã hội và những giá trị tốt đẹp chung của nhân loại. Các đơn vị giáo dục phải hướng
tới đảm bảo mục tiêu giáo dục, không được để (hay hạn chế tối đa) những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường tới việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Trên thế giới, khái niệm hàng hóa dịch vụ giáo dục - đào tạo có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng coi toàn bộ ngành giáo dục - đào tạo thuộc khu vực dịch vụ. Trong
Nghĩa hẹp để nói về các hàng hóa dịch vụ giáo dục - đào tạo cụ thể. Quá trình giáo dục- đào tạo được thực hiện với sự tham gia của nhiều yếu tố, q trình hoạt động khác nhau; có thể là vật chất, có thể là phi vật chất, có thể chứa đựng cả hai. Các yếu tố, q trình
giáo dục - đào tạo mang tính phi vật thể được gọi là dịch vụ thuần (ví dụ quá trình cung cấp tri thức, tư vấn giáo dục…); cịn các sản phẩm hàng hóa vật thể gọi là hàng hóa thuần (ví dụ trang thiết bị và dạy học…); cịn các sản phẩm chứa đựng các yếu tố vật chất và yếu tố phi vật chất được gọi chung là hàng hóa -dịch vụ khơng thuần (ví dụ như sách giáo
khoa…). Hiện nay, trên thế giới hình thành và phát triển rất đa dạng các loại hàng hóa dịch vụ giáo dục - đào tạo. Các hàng hóa dịch vụ giáo dục- đào tạo có thể được cung cấp theo cácphương thức: bao cấp miễn phí, phi lợi nhuận, có lợi nhuận ở mức hạn chế và có thể hồn tồn theo cơ chế thị trường. Việc lựa chọn phương thức và cơ chế cung cấp từng loại hàng hóa dịch vụ giáo dục - đào tạo cụ thể cho các đối tượng hưởng thụ khác nhau
phụ thuộc vào điều kiện, quan điểm và chính sách của mỗi nước.
Hàng hóa dịch vụ giáo dục - đào tạo xét một cách tổng thể là hàng hóa dịch vụ
cơng cộng khơng thuần túy, như đã xem xétở trên. Tuy nhiên, trên thực tế tồn tại một phổ
rất rộng các hàng hóa dịch vụ giáo dục - đào tạo nếu xét về mối tương quan giữa tính
cộng đồng và tính tư nhân trong mỗi loại hàng hóa dịch vụ. Có thể phân chia hàng hóa dịch vụ giáo dục -đào tạo làm hai loại:
- Những hàng hóa dịch vụ phục vụ cho quá trình giáo dục - đào tạo. - Những hàng hóa dịch vụ trực tiếp là q trình giáo dục - đào tạo.
Những hàng hóa dịch vụ phục vụ cho quá trình giáo dục - đào tạo như xây dựng
cơ sở vật chất (trường, lớp học, phịng thí nghiệm, sách giáo khoa,…). Đó có thể là hàng
hóa tiêu dùng cá nhân như sách giáo khoa được mỗi học sinh mua dùng riêng, có thể là hàng hóa tiêu dùng bán tập thể như cở sở trường, lớp học, phịng thí nghiệm. Như vậy mức độ “thị trường hóa” của các hàng hóa dịch vụ này cũng có thể khác nhau Các loại hàng hóa dịch vụ này tương đối dễ đ ánh giá được chất lượng, đóng vai trị quan trọng, góp phần bảo đảm chất lượng giáo dục - đào tạo, nhưng không phải là yếu tố quyết định nhất.
Những hàng hóa dịch vụ trực tiếp là q trình giáo dục đào tạo như tổ chức các khóa học, các chương trình giáo dục - đào tạo, quá trình giáo dục…. Đa số những hàng hóa dịch vụ này là hàng hóa dịch vụ tiêu dùng tập thể, nhưng mức độ “tập thể”, mức độ “cộng đồng” trong các hàng hóa dịch vụ này cũng khác nhau. Như nội dung chương trình giáo dục phổ thơng được sử dụng chung cho cả nước; lại có loại chương trình, khóađào
tạo chỉ dành riêng cho một nhóm đối tượng cụ thể, có khi rất hẹp; thậm chí có khi chỉ dành riêng cho một người; ví dụ như gia đình mời gia sư về dạy cho một người trong gia
đình. Các loại hàng hóa dịch vụ này có đặc điểm là khó đánh giá được trước chất lượng, quá trình “cung ứng” và quá trình “tiêu dùng” thường diễn ra đồng thời . Một đặc điểm rất
cần lưuý là cùng một nội dung, chương trình, cùng một người giảng dạy, song với những người học (người “tiêu dùng”) lại có thể thu được những lợi ích (kiến thức hiểu và nắm được) khác nhau. Điều này rất khác với các hàng hóa dịch vụ khác khi người tiêu dùng mua và được hưởng đày đủ lợi ích từ hàng hóa dịch vụ. Chất lượng giáo dục - đào tạo được thể hiện ra trong quá trình giáo dục - đào tạo và trong kết quả cuối cùng của khóa
học. Tuy nhiên, đó mới chỉ là khâu trung gian thể hiện chất lượng và hiệu quả giáo dục -
đào tạo, bởi vì nó chưa mang lại hiệu quả trên thực tế. Phải qua quá trình vận dụng kiến
thức đã học vận dụng kiến thức đã học vào thực tế mới thấy rõđược đầy đủ và đúng chất lượng giáo duc-đào tạo. Chỉ có xã hội, sự phát triển kinh tế-xã hội mới đánh giá chính xác và khách quan nhất về chất lượng hàng hóa dịch vụ giáo dục - đào tạo.
Trong việc phân loại hàng hóa và dịch vụ, giáo dục được xác định như là một “dịch vụ tư” (private service) vì dịch vụ này bao hàm hai đặc điểm, có tính loại trừ (excludability) và có tính cạnh tranh (rivalness) trong sử dụng. Có tính loại trừ trong
sử dụng vì sinh viên khơng thể tham gia hưởng thụ dịch vụ đó mà khơng có điều kiện, họ phải thi đầu vào, phải đóng học phí, vv. Nếu sinh viên khơng thỏa mãn những điều kiện
đó sẽ bị lọai trừ ra khỏi việc hửơng thụ dịch vụ giáo dục. Dịch vụ giáo dục có tính cạnh
tranh trong sử dụng vì việc học của một sinh viên này sẽ ảnh hưởng đến việc học của người khác. Vì số lượng sinh viên trong một lớp học là hạn chế và số lượng lớp học trong
một trường cũng bị hạn chế, nên sinh viên này được học thì một người khác khơng được học, hay là nếu thêm một sinh viên vào một lớp học quá đông sẽ ảnh hửơng đến việc học của các sinh viên khác.
Tương tự hàng hoá và dịch vụ khác, thị trường dịch vụ giáo dục, nói tắt là thị
trường giáo dục, có hai khía cạnh, cung và cầu. Trong một lý thuyết căn bản của kinh tế học, quy luật cầu muốn nói rằng cầu và giá có quan hệ nghịch biến, tức là đường cầu dốc xuống. Nếu giá càng cao thì cầu càng thấp và ngược lại. Khi chi phí cho việc học tăng lên thì số người đi học sẽ giảm. Hơn nữa, quy luật cung thì ngược lại, cung và giá có quan hệ đồng biến, đường cung dốc lên, nếu học phí thu được từ sinh viên càng cao thì số số lượng sinh viên mà nhà trường nhận đào tạo càng cao. Ngược lại, nếu sinh viên học phí càng thấp thì số lượng sinh viên nhà trường nhận đào tạo sẽ giảm.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể nói, giáo dục đại học là dịch vụ.