Các cơng trình nghiên cứu về tác động của nguồn lực tới năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học của bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh áp dụng cho các trường đại học (Trang 37 - 38)

6. Hướng tiếp cận nghiên cứu và khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề đánh giá NLCT của trường ĐH

1.1.4.1. Các cơng trình nghiên cứu về tác động của nguồn lực tới năng lực cạnh tranh

của trường Đại học

Nghiên cứu của A.N.M. Waheeduzzaman (2007) của Trường Kinh doanh, thuộc

ĐH Texas A&M trên tạp chí Competitiveness Review19chỉ ra mối quan hệ giữa địa điểm

đặt cơ sở trường, thành phần SV học tại trường đến NL CT của trường ĐH. Trong nghiên cứu của mình, Waheeduzzaman cho biết tổ chức đánh giá các trường cao đẳng ĐH đã

18Nguyễn Ngọc Tài - Trịnh Văn Anh (2010), Những suy nghĩ về đánh giá xếp hạng các trường cao đẳng đại học hiện nay, Kỷ yếu hội thảo Đánh giá - xếp hạng giáo dục Việt Nam

19 A.N.M. Waheeduzzaman (2007), States, demographics and competitiveness of

được quan tâm trong hơn 75 năm. Tại đây có nhiều cơ quan kiểm định như: Hiệp hội các Trường ĐH Mỹ, Hội đồng Sau ĐH, Hiệp hội các Trường cao đẳng Mỹ… bắt đầu quan

tâm đến “chất lượng giáo dục” của các trường và nổ lực để hỗ trợ các trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng và bắt đầu xếp hạng các trường cao đẳng, ĐH, các chương trình (tiến sĩ, thạc sĩ và ĐH). Đánh giá NLCT các Trường ĐH dựa trên một vài tiêu chí được

phổ biến trên báo chí Mỹ như US News and World Report (USNWA), Princeton Review, Wall Street Journal/Harris Poll, Financial Times, Graduate Management Admission Council và một vài tổ chức khác cũng đang định giá các trường và các chương trình học.

Mặc dù có nhiều nhận xét đồng tình với các bảng xếp hạng này, hiệu trưởng các Trường

ĐH và cao đẳng đều lên tiếng chỉ trích về những đánh giá xếp hạng các Trường. Những đánh giá này cũng có nhiều chỉ trích về mặt phương pháp luận. Nhưng, những b ảng xếp

hạng này được nhiều học sinh tham khảo và đưa ra lựa chọn trường mà mình sẽ theo học. Mặc dù có nhiều quan điểm trái ngược nhau về đánh giá của các tổ chức (trong đó có USNWA) về NLCT của các Trường ĐH, Waheeduzzaman chấp nhận xếp hạng của

USNWA như là một biện pháp để đo lường tính cạnh tranh. Waheeduzzaman nhấn mạnh

đến yếu tố Nhà nước, sự đa dạng SV và chi phí giáo dục và đến NLCT giữa các Trường.

Sau khi thu thập số liệu về bảng đánh giá của các trường tại Mỹ (từ USNWA), dữ liệu về loại hình trường, dữ liệu liên quan đến địa điểm (dân số, thu nhập hộ gia đình, chi tiêu cơng), dữ liệu về tỉ lệ SV ngoại bảng, tỉ lệ SV các dân tộc, Waheeduzzaman đưa ra kết luận NLCT của một trường chịu tác động của sức mạnh tài chính của bang mà trường đặt

địa điểm (bang có tỉ lệ dân số giàu cao hơn thì các trường ĐH tại bang đó có đánh giá

NLCT cao hơn), tỉ lệ SV ngoài tiểu bang, SV dân tộc và SV quốc tế (sự đa dạng SV làm

tăng tính hấp dẫn của trường). Nghiên cứu của Waheeduzzaman cũng chỉ ra rằng các

trường ĐH tư nhân có xếp hạng cao hơn các trường ĐH công lập. Tuy nhiên, nghiên cứu này có hạn chế là sử dụng dữ liệu của USNWA- nguồn dữ liệu chưa được xác nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học của bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh áp dụng cho các trường đại học (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)