6. Hướng tiếp cận nghiên cứu và khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài
2.2. Phân loại đánh giá trường ĐH và các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
trường ĐH
Có nhiều tiêu chuẩn để phân loại đánh giá trường ĐH, chúng tơi xin trích dẫn phần
cơng bố của tác giả Ngô Cương trong cuốn cơ sở đánh giá giáo dục hiện đại gồm có 3 loại
đánh giá ĐH dựa trên tiêu chuẩn cơ bản như sau:
- “Đánh giá tương đối, đây là loại đánh giá chọn một hoặc một số đối tượng trong
tổng thể tập hợp các đối tượng bị đánh giá làm tiêu chuẩn cơ bản, sau đó tiến hành so sánh giữa các tiêu chuẩn cơ bản với các đối tượng đánh giá còn lại.
các đối tượng bị đánh giá (tiêu chuẩn này được gọi là tiêu chuẩn khách quan ), khi đánh
giá, sẽ tiến hành so sánh giữa đối tượng đánh giá và tiêu chuẩn khách quan này, đánh giá
mức độ đạt được tiêu chuẩn đó,đưa ra phán đốn về giá trị.
- Đánh giá khác biệt trong cá thể, đây là loại đánh giá so sánh tất cả các nguyên tố
trước đây và bây giờ trong tổng thể tập hợp bị đánh giá, hoặc so sánh lẫn nhau một số mặt nào đó của cùng một ngun tố.
Như trình bàyở trên có thể thấy, trong đánh giá giáo dục, một số con đường thông thường để xác định tiêu chuẩn đánh giá: một là, “trong những cái thấp chọn cái cao”, xác định tiêu chuẩn đánh giá tương đối; hai là, dựa trên tổng mục tiêu phát triển hiệp đồng
giữa kinh tế xã hội, chính trị, giáo dục, văn hóa và các chính sách pháp quy về giáo dục của Đảng và nhà nước, các trị thức có liên quan tới khoa học, các kinh nghiệm tích lũy trong hoạt động giáo dục, đối tượng đánh giá và tình hình thực tế có liên quan đến như
người, tiền của, vật, xác định tiêu chuẩn đánh giá tuyệt đối:ba là, căn cứ vào tình hình
hiện tại và trước đây của đối tượng bị đánh giá hoặc các khía cạnh khơng giống nhau của
nó, xác định tiêu chuẩn đánh giá. Do con đường xác định đối tượng đánh giá không giống
nhau, nên mới sinh ra đánh giá tương đối. Với đề tài này chúng tôi chọn cách tiếp cận
đánh giá trường ĐH theo phân loại thứ nhất đánh giá tương đối để xây dựng bộ chỉ số
đánh giá NLCN trường ĐH. Tóm lại, với cách tiếp cận này, nhóm nghiên cứu đã xây
dựng các tiêu chí xếp hạng theo các tiêu chí thử nghiệm ban đầu như sau (1) Uy tín và thương hiệu bao gồm các yếu tố sau:
- Tỷ lệ nhận biết thương hiệu (bao gồm nhận biết logo và khẩu hiệu, hìnhảnh của trường).
- Điểm đầu vào của trường ĐH - Số hồ sơ đăng ký dự thi, tỷ lệ chọi.
- Hiệu quả của các chiến lược truyền thông
- Lịch sử hình thành lâuđời và uy tín về mặt học thuật.
- Sự tin tưởng của học viên, phụ huynh, giới học thuật và nhà tuyển dụng
(2) Nguồn lực đầu tư: có các tiêu chí sau
- Nguồn kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học của cán bộ GV và SV
- Chất lượng phục vụ của CBNV hỗ trợ giảng dạy và học tập
- Số lượng phòng học, bàn ghế đúng chuẩn
- Số lượng máy tính phục vụ cho học tập, giảng dạy
- Nguồn vốn đầu tư vào cơ sở vật chất ban đầu.
- Nguồn vốn đầu tư mở rộng để tăng cường về trang thiết bị hiện đại.
- Học phí .
- Các khoản thu từ các quỹ giáo dục, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và từ các
doanh nghiệp hoặc tổ chức có liên quan.
(3) Chất lượng đội ngũ của trường: có các tiêu chí sau
- Tỷ lệ tiến sĩ trên tổng số giảng viên.
- Tỷ lệ giảng viên trên sinh viên.
- Chất lượng giảng dạy.
- Số lượng, danh tiếng và tínhứng dụng của các nghiên cứu khoa học.
- Số lượng trích dẫn, bái báo, đầu sách được xuất bản do cán bộ giảng viên .
- Sự tín nhiệm của học viên, phụ huynh và giới chuyên môn về chất lượng đội ngũ.
- Tỷ lệ giảng viên giảng dạy bằng tiếng anh
- Tỉ lệ giáo viên hướng dẫn luận án thạc sĩ, tiến sĩ
- Tỉ lệ sinh viên ĐH chính quy trên sinh viê ĐH khơng chính quy (4) Chất lượng đầu vào của trường
- Học lực của thí sinh năm cuối phổ thơng trung học.
- Điểm đầu vào qua các năm. - Điểm đầu vào năm hiện tại.
- Sinh viên chọn đúng ngành học và nguyện vọng yêu thích.
- Các loại học bổng, giải thưởng cấp tỉnh, quốc gia, Quốc tế
- Điểm chuẩn các năm phù hợp với năng lực của thí sinh.
(5) Chất lượng đầu ra của trường: gồm các chỉ tiêu sau
- Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường 1 năm sau khi tốt nghiệp
- Chất lượng của sinh viên sau khi tốt nghiệp: nắm vững chuyên môn, giỏi kỹ năng mềm, tốt về ngoại ngữ
- Sự hài lòng của doanh nghiệp và các tổ chức tuyển dụng với sinh viên của trường
- Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp
- Tỉ lệ sinh viên bị buộc phải thôihọc, ngừng học hàng năm
- Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có thể sử dụng tiếng anh chuyên mơn, vi tính
- Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp tiếp tục theo học thạc sĩ, tiến sĩ
- Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp được nhà tuyển dụng đánh giá cao
6 Chỉ tiêu về thị phần cung ứng dịch vụ giáo dục đào tạo của trường: gồm các tiêu chí sau
- Tỷ lệ học sinh trong vùng thi tuyển. - Tỷ lệ sinh viên ngoại vùng.
- Tỷ lệ sinh viên quốc tế. - Tỷ lệ giảng viên quốc tế.
- Số lượng hợp tác quốc tế
Tiểu kết chương 2
i) Dựa trên việc phân tích sơ bộ thực trạng phát triển về số lượng các trường ĐH Việt
Nam trong 5 năm qua, cũng như phân tích đơi nét về chất lượng đội ngũ GV của cả nước; phân tích đơi nét về yếu tố thị trường tồn tại và phát triển, đào tạo ĐH là một dịch vụ cung
ứng ngày càng phù hợp với nhu cầu người học trong nền giáo dục ĐH; chúng tơi có cơ sở khoa học để xây dựng nên bộ chỉ số đánh giá NLCT, để phục vụ cho công tác đánh giá
các trường đại học và góp phần cải thiện chất lượng giáo dục Đại học như đã nêu ở chương I.
ii) Từ kết quả nghiên cứu tài liệu sẵn có của chương 1, chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Xác định 6 yếu tố mang tính cạnh tranh và tham gia vào việc đánh giá NLCT gồm
- Uy tín và thương hiệu của trường
- Nguồn lực đầu tư
- Chất lượng đội ngũ (Nguồn lực con người) - Chất lượng người học (Chất lượng đầu vào)
- Chất lượng đầu ra
- Cạnh tranh về thị phần về cung ứng hàng hóa dịch vụ đào tạo
iii) Sau khi xác định các yếu tố đánh giá NLCT trường ĐH, chúng tơi đã tiến hành xây
dựng và phân tích mơ hình của từng yếu tố, dựa theo các tiêu chuẩn như tính đúng đắn, tính hợp lý, tính ứng dụng và làm rõ những điều kiện để xây dựng và duy trì mỗi yếu tố. Ngồi ra chúng tơi cũng tiến hành xây dựng bảng tiêu chí khảo sát, đánh giá về bộ tiêu chí đánh giá NLCT trường ĐH cũng như phương pháp thực hiện việc đánh giá. Dựa vào cách
tiếp cận đánh giá trường ĐH theo phương pháp tương đối, chúng tôi đã xây dựng bộ chỉ số đánh giá NLCN trường ĐH và phân tích các tiêu chí xếp hạng trường ĐH theo các yếu
tố đã nêu trên.
Các trình tự khoa học trong việc chuẩn bị công cụ đo lường được thực hiện tỉ mỉ, xác
định các chỉ báo và đo lường tính chính xác các chỉ báo đánh giá NLCT được khẳng định
và kết quả khảo sát từ các bộ công cụ trên hoàn toàn tin cậy để đưa vào phân tích kết quả
trong chương 3.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ÁP
DỤNG CHUNG CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM, THỬ NGHIỆM BỘ CHỈ SỐ