Sơ lược về các khái niệm/quan điểm về đánh giá NLCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học của bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh áp dụng cho các trường đại học (Trang 41 - 45)

6. Hướng tiếp cận nghiên cứu và khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài

1.2. Sơ lược về các khái niệm/quan điểm về đánh giá NLCT

1.2.1 Các quan niệm về cạnh tranh:

Cạnh tranh được hiểu bằng nhiều cách khác nhau. Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế lợi hơn trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùnghàng hóa để thu được nhiều

lợi ích nhất cho mình28.

Cạnh tranh là một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển kinh tế của mỗi doanh nghiệp

24Đại học Antwerp (2000),Sự tương tác khác biệt theo chiều dọc và chiều ngang trong công khai tài trợ giữa hai trường đại học.

25

F. John Reh (2012), Làm thế nào một tổ chức xác định và các biện pháp tiến bộ

hướng tới mục tiêu của mình .

26

Benchmarking Activities.

và mỗi quốc gia. Ứng dụng lý thuyết, quan điểm về cạnh tranh vào trong giáo dục, chúng

tôi xem một trường ĐH như một doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm là nguồn nhân lực có trí tuệ, phẩm chất đạo đức và có kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu của thị trường lao

động. Trong đó chi phí đào tạo cho mỗi người học được xem như chi phí tạo ra sản phẩm,

nguồn lực là cán bộ GV, công nhân viên phục vụ tham gia vào quá trình đào đạo tương ứng như là nguồn lao động của mỗi doanh nghiệp, cơ sở vật chất của mỗi trường ĐH tương ứng với cơ sở vật chất của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, cạnh tranh trong giáo dục cũng giúp khai thác một cách hiệu quả nguồn lực sẵn có và khơng ngừng tạo ra các phươngpháp mới để thoả mãn nhu cầu của người học ở mức học phí hợp lý và chất lượng

cao hơn. Nhờ cạnh tranh có thể thúc đẩy các trường ĐH đổi mới quản trị và áp dụng nhiều

chính sách mới, tạo ra những thay đổi về phương thức đào tạo, chương trình giáo dục, dịch vụ phục vụ người học và đồng nghiệp,…

1.2.2 Khái niệm về NLCT.

NLCTlà khả năng dành chiến thắng trong sự ganh đua giữa các chủ thể trong cùng một môi trường và khi cùng quan tâm tới một đối tượng. Trên giác độ kinh tế, NLCT được

xem xét ở các góc độ khác nhau như NLCT quốc gia, NLCT doanh nghiệp, NLCT của

sản phẩm 29

NLCT của sản phẩm được đo bằng thị ph ần của sản phẩm đó. NLCT của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán,

thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v..... NLCT của doanh nghiệp là khả năng

doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng

cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. NLCT của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày

càng cao.30. NLCT của doanh nghiệp được hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực

29

www.cmard2.edu.vn

30

để duy trì và phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị

trường mục tiêu xác định.

Như vậy, quản lí trường ĐH cũng như một doanh nghiệp thì NLCT của một trường

ĐH là thực lực và lợi thế so với các trường khác. Thực lực và lợi thế đó có thể là năng lực

của đội ngũ GV, thương hiệu, cơ sở vật chất, vị trí trường toạ lạc, chương trìnhđào tạo, chính sách tài chính…

1.2.3 Năng lực cạnh tranh của trường đại học

Năng lực cạnh tranh của trường đại học là khả năng trường đại học tạo ra được lợi

thế cạnh tranh, có khả năng đào tạo những sinh viên giỏi hơn các trường đại học khác,

sinh viên ra trường được ưu tiên trong cơng việc, có mức thu nhập cao và ổn định. Năng

lực cạnh tranh của trường đại học được đo bằng số lượng học sinh/sinh viên quan tâm đến

trường đại học đó. Năng lực cạnh tranh của trường đại học phụthuộc vào chất lượng đầu vào, chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất của trường đại học,… Năng lực cạnh tranh của

trường đại học thể hiện thực lực và lợi thế của trường đại học so với các trường đại học khác trong việc tạo ra các sinh viên thỏa mãn tốt hơn các yêu cầu cần có trong xã hội ngày càng hiện đại.

1.2.4 Khái niệm chỉ số

Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến đến các chỉ số, chỉ báo, cũng như chỉ báo thực hiện. Tuy nhiên, trong khuôn khổ chuyên đề nghiên cứu, chúng tôi chỉ đề cập đến những định nghĩa có liên quan trực tiếp đến đềtài

Có rất nhiều chỉ số được sử dụng trong đời sống hàng ngày như chỉ số giá tiêu

dùng, chỉ số chứng khoán, chỉ số IQ…. Theo Martin Cave và những người khác, chỉ số là

“một giá trị đo được bằng số, sử dụng để biểu đạt những thuộc tính khó định lượng31”

Cịn theo Vũ Thị Phương Anh, chỉ số là “các số liệu thống kê đã được gia tăng giá trị

bằng cách cung cấp thêm thông tin về bối cảnh và một khung quy chiếu để so sánh, thông

thường là quy chiếu v ề nhóm chuẩn32”. Theo Cuenin33chỉsố được định nghĩa như là “m ột giá trị được biểu đạt bằng số dùng để đo lường những tiêu chí khó lượng hóa”. Do vậy, trong bảng hỏi được gửi đi theo chương trình IMHE, chỉ báo thực hiện được miêu tả như

“một giá trị được biểu đạt bằng số và có thể phát triển theo nhiều hướng khác nhau.

Chúng đo lường để tiếp cận sự vận hành vềcảchất lượng và số lượng của một hệthống”. Ví dụ, tỷlệgiữa đầu vào và đầu ra (ví dụ: lợi nhuận thu vềtrên nguồn lực bỏra) có thểlà một chỉbáo thực hiện. Khi những con số thống kê được tạo thêm những giá trị gia tăng để

trở thành những con số có ý nghĩa với nhà quản lý - đó là lý do tại sao chúng được gọi là

chỉ số (= con số mang tính chỉ dẫn), chỉ báo (dấu chỉ để báo hiệu), hoặc đơi khi cịnđược gọi là chỉ tiêu (những chỉ số liên quan đến mục tiêu cần đạt)”

Trong thống kê, chỉ số là một loại chỉ tiêu tương đối, biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của một hiện tượng nghiên cứu

Khái niệm chỉ báo được đề cập ở nghiên cứu này là chỉ số về năng lực cạnh tranh của một trường ĐH. Có những chỉ báo cạnh tranh tương tự có thểlàm tiền đề lý luận cho chỉ sốnói trên. Trong báo cáo vềchỉ số cạnh tranh phát triển (chỉ số: đo lường thành tựu

công nghệ và mức độ phát triển), JOHN W. MCARTHUR và JEFFREY D. SACHS cho

rằng: “Chỉ số cạnh tranh phát triển tổng quát đo lường khả năng của nền kinh tếquốc gia

đạt được sự tăng trưởng kinh tếbền vững trong trung hạn, kiểm soát được mức độ của sự phát triển kinh tếhiện thời.”

Như vậy, một chỉ số là một con số có ý nghĩa mô tả một điều gì đó, người ta thường đề cập đến từng loại chỉ số cho mỗi khâu trong hoạt động của một tổ chức, điều

này giúp cho các nhà nghiên cứu đánh giá, phân tích từng khâu trong hoạt động của tổ chức đó. Nói cách khác chỉ số là phương pháp khơng những có khả năng nêu lên biến

32

Vũ Thị Phương Anh (2011), Chỉ số và chỉ số hoạt động.

33Cuenin, trong nghiên cứu được thực hiện giữa thập niên 80 của thế kỷ 20 theo

động tổng hợp của các hiện tượng phức tạp mà cịn có thể phân tích sự biến động này.

tùy vào mục đích mà người ta có thể xây dựng nhiều chỉ số cho từng thành phần và tổng

hợp thành chỉ số tổng hợp thể được xem là một từ tổng quát để chỉ tất cả các loại chỉ số nói trên

Với đề tài này chúng tơi cần giải thích chỉ số là gì? Bởi vì hiểu được chỉ số thì mới

đi xây dựng được bộ chỉ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học của bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh áp dụng cho các trường đại học (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)