Khái quát về văn học hiện thực phê phán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 36 - 39)

2.1.1.1. . Khái niệm “ ủ n ĩ ện thự ” và “ ủ n ĩ ện thực phê n”

Chủ nghĩa hiện thực

Theo “ Từ đ ển thuật ngữ văn ọc”, CNHT là một khuynh hướng thẩm mĩ trong sáng tác văn học, ở đó nhà văn, người nghệ sĩ khơng hướng tới phản ánh một thế giới xa lạ nào mà hướng tới phản ánh thế giới cuộc đời hiện thực vốn có đang tồn tại với tất cả sự phong phú, đa dạng, phức tạp của nó nhằm lột tả bản chất của bức tranh hiện thực đời sống thơng qua những điển hình nghệ thuật gồm tính cách nghệ thuật điển hình được xây dựng trong hồn cảnh điển hình.

Chủ nghĩa hiện thực phê phán

- CNHTPP là một khái niệm lí luận mà các nhà nghiên cứu đưa ra nhằm phân biệt với CNHT xã hội chủ nghĩa do Đại hội nhà văn Liên Xô (lần 1 năm 1934) để chỉ một trào lưu văn học, một khuynh hướng sáng tác, một phương pháp sáng tác đã được chi phối bởi ý thức hệ mới – ý thức hệ vô sản.

- CNHTPP thiên về phê phán, phủ định hiện thực xã hội tư sản, thực dân, phong kiến. Nó cũng khẳng định, ngợi ca những lực lượng của xã hội tiến bộ, ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động dưới quyền thống trị của tư sản, thực dân, phong kiến. Nhân vật chính của phần lớn tác phẩm là các nhân vật phản diện thuộc tầng lớp thống trị bóc lột. CNHTPP nói chung nhìn quần chúng nhân dân như những nạn nhân bất lực đối với hồn cảnh xã

hội đè nén mình. CNHTPP nói chung bi quan về lối thốt của xã hội, âm điệu chung mang tính bi kịch.

2.1.1.2 Quá trình hình thành

Các tác phẩm VHHTPP trong chương trình Ngữ văn lớp 11 là các tác phẩm VHHTPP Việt Nam.

Có nhiều quan điểm về sự xuất hiện của CNHT nhưng quan niệm sau được nhiều nhà nghiên cứu hướng đến hơn cả. Đó là CNHT có tiền đề, nền móng từ sự cách tân trong phản ánh hiện thực của văn học trung đại Việt Nam và trực tiếp từ bước đầu xu hướng hiện thực trong văn học công khai 30 năm đầu thế kỉ XX Nhưng tới những năm 30 của thế kỉ XX văn học dân tộc mới xuất hiện các sáng tác đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nguyên tắc của CNHT.

2.1.1.3. Các chặng phát triển

Trào lưu VHHTPP 1930 - 1945 vận động, phát triển qua ba chặng đường rõ rệt:

* Chặng đường 1930 -1935: Buổi đầu một số cây bút hiện thực tài năng đã dần dần thu hút được tình cảm của nhiều độc giả như: Vũ Trọng Phụng – “ Ơng vua phóng sự đất Bắc”; Tam Lang; Tú Mỡ.

* Chặng đường 1936 - 1939: Đây là thời kì viên mãn, tình hình chính trị thuận lợi cho sự phát triển của trào lưu VHHTPP. Lúc này VHHTPP phát triển rầm rộ và lấn át trào lưu chủ nghĩa lãng mạn. Chặng đường này xuất hiện nhiều cây bút mới, phát triển phong phú với nhiều thể loại khác nhau. Đặc sắc nhất là truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết như: Ngun Hồng; Ngơ Tất Tố; Vũ Trọng Phụng; Nguyễn Công Hoan.

* Chặng đường 1940 - 1945: Xuất hiện hai quan niệm trái ngược nhau. - Quan niệm thứ nhất cho rằng CNHTPP rơi vào thoái trào: các tác giả lớn dần vắng bóng; tác giả viết chệch hướng; tiểu thuyết khơng cịn…

- Quan niệm thứ hai cho rằng CNHTPP đã bước sang một chặng phát triển mới, đạt tầm cao, chiều sâu mới biểu hiện ở việc xuất hiện đội ngũ tác

giả mới đầy tài năng như Nam Cao, Tơ Hồi…; ý nghĩa hiện thực trong truyện ngắn được đào sâu với những phát hiện mới.

2.1.1.4. Thành tựu và hạn chế

* Thành tựu

Trong giai đoạn 1930-1945, VHHT Việt Nam phát triển hết sức mạnh mẽ, nhiều cây bút tài năng xuất hiện để lại số lượng tác phẩm đồ sộ và bất hủ. Thành tựu thể hiện ở cả giá trị nội dung và nghệ thuật:

- Nội dung:

+ VHHTPP mang giá trị hiện thực sâu sắc: phản ánh chân thực xã hội Việt Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến; tố cáo mạnh mẽ; cuộc sống đen tối, bế tắc của những người nông dân và bi kịch đau đớn về tinh thần của trí thức nghèo.

+ Nhà văn hiện thực phê phán lại hướng đến cuộc sống của những người thuộc tầng lớp dưới xã hội (những người nông dân, những người tiểu tư sản trí thức và tầng lớp dân nghèo thành thị); thể hiện được bản chất tốt đẹp của những người nông dân lao động nghèo khổ và nỗi trăn trở của người trí thức nghèo muốn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp song bị xã hội đẩy tới bi kịch đau đớn về tinh thần.

+ Trong nhiều tác phẩm ở chặng cuối đã le lói những tia hi vọng về cuộc đổi đời của nhân vật, các nhà văn hiện thực đã tiệm cận đến với ánh sáng của ý thức hệ vô sản.

- Nghệ thuật:

+ Các nhà văn có sự đổi mới, cách tân nhiều về mặt kết cấu, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, nghệ thuật xây dựng nhân vật như tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thường mang giọng điệu trào phúng…; Nam Cao tài tình trong xây dựng tâm lí nhân vật…

+ Thể loại văn học phát triển mạnh cả về truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự.

+ Xây dựng thành cơng nhân vật điển hình, tiêu biểu như chị Dậu trong Tắt đèn” của Ngơ Tất Tố, Chí Phèo và Bá Kiến trong “ Chí Phèo” của Nam Cao, Xn Tóc Đỏ trong “ Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng…

* Hạn chế

- Các nhà văn hiện thực chủ yếu phê phán tầng lớp địa chủ, quan lại phong kiến trong khi kẻ thù chính của dân tộc là thực dân Pháp cịn ít được đề cập đến, chưa xây dựng được những hiện tượng tiêu biểu thành công.

- Chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, vai trị của người nơng dân và cái nhìn của các nhà văn còn bi quan, bế tắc.

- Một số nhà văn còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên, đặc biệt là phóng sự của Vũ Trọng Phụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 36 - 39)