Diễn đàn trên mạng xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 61 - 62)

2.3.6.1. Mục tiêu

Mạng xã hội có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống hiện đại ngày nay, trên mọi lĩnh vực, không ngoại trừ lĩnh vực giáo dục. Mạng xã hội có vai trị lớn trong việc dạy học với những tính năng hữu ích nếu như chúng ta biết khai thác chúng một cách hợp lí, có hiệu quả. Mạng xã hội có những tính năng như chat, email, phim anh, voice chat, chia sẻ file, blog, xã luận… Đó là phương tiện để mọi người có thể liên kết với nhau. Thơng qua mạng xã hội, GV, HS có thể tự do trao đổi thơng tin, tài liệu học tập cũng như quan điểm, ý kiến, cách nhìn nhận của mình về một vấn đề học tập nào đó nói chung và thuộc văn học hiện thực phê phán nói riêng. Ở đó HS có thể tự đóng vai tác giả, các nhân vật để thỏa sức thể hiện ý kiến, tình cảm, cái nhìn của bản thân về con người đó.

Môi trường học tập này góp phần tạo khơng khí thoải mái, sôi nổi, hứng thú cho HS, giảm bớt sự nhàm chán, gị bó.

Với thời gian học tập hạn chế ở trên lớp khó có thể tạo mơi trường cho các em đưa ra ý kiến, quan điểm của mình một cách đầy đủ. Hơn nữa thời lượng đó chưa đủ để HS có thể tiếp nhận một nguồn tri thức phong phú, đa dạng. Mạng xã hội giúp các em mở rộng thêm hiểu biết, đồng thời nâng cao năng lực tự học, tự tìm kiếm và xử lí tài liệu, năng lực đánh giá cho HS. Đây là hình thức học tập ngồi giờ lên lớp hiệu quả.

2.3.6.2. Cách thực hiện

Trước tiên, GV đưa ra chủ đề, vấn đề liên quan tới nội dung bài học để các em có sự chuẩn bị theo đúng hướng. Sau đó, HS tìm kiếm tài liệu, hình ảnh, video để xử lí rồi cùng chia sẻ quan điểm, ý kiến của mình. Trong quá trình HS thảo luận, đánh giá lẫn nhau GV theo dõi, quan sát và có sự điều hướng hợp lí. Các em dựa trên sự đánh giá, nhận xét, điều chỉnh của thầy cơ mà có sự chỉnh lí cho phù hợp để tạo ra kết quả tốt nhất.

2.3.6.3. Yêu cầu

Khi sử dụng diễn đàn trên mạng xã hội GV cần có sự theo dõi, quan sát đối với các hoạt động của HS để cho nội dung, chủ đề đi đúng hướng, đồng thời phải dựa trên cơ sở tơn trọng ý kiến đóng góp của mọi thành viên, tránh tình trạng dùng ngơn ngữ khơng thích hợp.

Nên khuyến khích các em tham gia thể hiện quan điểm, ý kiến của mình và chia sẻ tài liệu cho các thành viên cùng học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)