Sân khấu hóa trong hoạt động dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 83 - 87)

- Phương pháp trực quan Quy

2.5.1. Sân khấu hóa trong hoạt động dự án

Sân khấu hóa là hình thức học sinh dựa vào tác phẩm đã học để chuyển thể thành kịch bản, học sinh sẽ hóa thân thành nhân vật, từ đó hiểu được tính cách nhân vật, giá trị nội dung của tác phẩm. Hình thức hoạt động này được thực hiện trong một số dự án học tập. Đây là một bộ phận nhỏ của hoạt động dạy học dự án. Trong hoạt động dự án có rất nhiều hoạt động nhỏ khác nhau được thực hiện lồng ghép vào nhằm tạo nên tính đa dạng và hiệu quả cao. Sân khấu hóa cũng là một hoạt động nhỏ trong một dự án dạy học lớn.

Ví dụ: Dự án học tập “ Cha đẻ của truyện ngắn “ Chí Phèo”, sân khấu

Trong dự án dạy học “ Cha đẻ của truyện ngắn “ Chí Phèo”, sân khấu hóa truyện ngắn “ Chí Phèo” hình thức HĐNGLL sân khấu hóa được thực hiện.

Hoạt động Giáo viên Học sinh

Hoạt động 1: Chuẩn bị

* Xác định chủ đề:

Sân khấu hóa truyện ngắn “ Chí Phèo”.

* Lập kế hoạch

- Xác định mục tiêu dạy học: +Kiến thức:

Tóm tắt được cốt truyện Nêu được tính cách nhân vật Nêu được hồn cảnh xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

+Kĩ năng:

Tạo lập kịch bản

Nắm bắt được tính cách nhân vật

Nhập vai, hóa thân vào nhân vật

Đánh giá, nhận xét và tự đánh giá

Làm việc nhóm +Thái độ:

Hiểu và cảm thông với số phận nhân vật Chí Phèo, đồng cảm với khát khao làm người của Chí

* Xác định chủ đề:

Học sinh tiếp nhận chủ đề giáo viên đưa ra

* Lập kế hoạch:

- Thảo luận, phân công thực hiện các nhiệm vụ để hoàn thiện sản phẩm: phân vai diễn, phân người viết kịch bản, chuẩn bị đạo cụ… - Thảo luận để xác định nguồn tư liệu phục vụ cho việc viết kịch bản: phim hoặc video liên quan, sách báo…

- Thảo luận xác định cách thức tiến hành

Phê phán, lên án xã hội và bọn cường hào ác bá

- Xây dựng câu hỏi định hướng: + Em hãy tóm tắt truyện ngắn “ Chí Phèo”?

+ Em hãy phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo?

+ Em hãy phân tích hình tượng nhân vật Bá Kiến?

+ So sánh hình tượng nhân vật chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngơ Tất Tố với Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?

+ Em thấy được điều gì trong số phận của người nơng dân trước cách mạng tháng Tám?

- Lập kế hoạch đánh giá:

+ Đánh giá trên 3 phương diện; tính tích cực tham gia hoạt động, khả năng thực hiện, bài thu hoạch sau khi diễn kịch. + Kết hợp đánh giá hoạt động nhóm với cá nhân.

- Thiết kế bài tập cho học sinh: + Giáo viên yêu cầu học sinh tạo lập kịch bản “ Chí Phèo” + Yêu cầu học sinh tập duyệt, đóng vai các nhân vật, diễn kịch

- Thiết kế các nguồn tài liệu: Giáo viên lên danh sách các tài liệu cho học sinh tham khảo: Phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”, video kịch của một số trường trên youtube, phiếu đánh giá học tập…

- Tạo nhóm làm việc: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm; lập ra nhóm trưởng và giao phiếu đánh giá mức độ làm việc của các thành viên trong nhóm; phát phiếu nhận xét kết quả làm việc các nhóm khác; phân nhiệm vụ chung cho các nhóm thiết kế kịch bản và diễn kịch

- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị các đạo cụ biểu diễn, trang trí sân khấu…

Hoạt động 2: Thực hiện hoạt động

- Giáo viên đôn đốc, khuyến khích học sinh

- Hỗ trợ học sinh khi cần thiết

- Các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ đã đươc phân công

- Thảo luận để đi tới thống nhất kịch bản

- Các thành viên tổ chức tập luyện theo kịch bản và sự phân vai

- Tập duyệt lại lần cuối trước khi diễn

Hoạt động 3: Trình bày sản phẩm

- Tổ chức cho học sinh diễn kịch

- Đưa ra tiêu chí đánh giá:

+ Kịch bản bao quát, bám sát được toàn bộ cốt truyện

+ Diễn xuất chân thực, đi vào lòng người

- Người dẫn chương trình lên nói lời dẫn

- Lần lượt 4 nhóm lên diễn kịch

- Các nhóm khác theo dõi, quay video và đánh giá

Hoạt động 4: Đánh giá hoạt động

- Giáo viên đưa ra tiêu chí đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, góp ý q trình hoạt động, sản phẩm

- Đưa ra chủ đề học sinh làm bài thu hoạch: Cảm nhận của em về nhân vật Chí Phèo

- Trình chiếu lại vở diễn của các nhóm

- Các nhóm đánh giá lẫn nhau.

- Dựa vào góp ý của giáo viên, các nhóm khác để điều chỉnh, hồn thiện sản phẩm. - Các nhóm trưởng đánh giá tính tích cực của các thành viên trong nhóm - Người dẫn kết thúc chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 83 - 87)