Xem phim truyện, phim tư liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 56 - 58)

Quá trình tư duy được thể hiện qua việc đi từ trực quan đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn. Vậy nên việc cho HS tiếp xúc với phương tiện trực quan, cụ thể là trình bày bằng phim ảnh, video giúp các em có cái nhìn sâu hơn, lĩnh hội tri thức dễ dàng hơn…

2.3.4.1. Mục tiêu

* Kiến thức:

- Giúp HS có cái nhìn chân thực hơn về tác phẩm ( Ví dụ: Khi xem phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy”, thơng qua diễn xuất của diễn viên HS có thể cảm nhận được chiều sâu tâm lí nhân vật, được tận mắt chứng kiến khung cảnh làng quê hay xã hội, thời đại đó như thế nào).

- HS tích hợp được kiến thức liên mơn, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ( Ví dụ: Khi xem tư liệu về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám HS sẽ thu được kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, điện ảnh…).

* Kĩ năng:

- Rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ ( Ví dụ: Trong quá trình xem đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” trong bộ phim “ Số đỏ”, HS sẽ ghi nhớ những chi tiết của phim để so sánh tác phẩm ở dạng viết với tác phẩm điện ảnh được chuyển thể có gì khác nhau, từ đó làm rõ tài năng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng).

- Rèn luyện tư duy so sánh ( Sau khi xem xong trích đoạn “ Hạnh phúc của một tang gia” trong bộ phim “ Số đỏ”, HS sẽ tìm ra sự khác biệt giữa tác phẩm văn học ở dạng nguyên bản và tác phẩm điện ảnh được chuyển thể).

- Học hỏi thêm được kinh nghiệm diễn xuất của các diễn viên gạo cội, sau này có thể thực hiện các vai diễn trong kịch bản.

- Một tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm văn học được trình chiếu sẽ giúp cho người học thêm hứng thú, u thích mơn Ngữ văn và muốn đi sâu tìm hiểu hơn nữa về VHHTPP.

- Hình thức HĐNGLL này thực sự hữu ích, khơi gợi được phần nào cảm xúc trong tâm hồn HS. Bởi vì HS thời nay, đặc biệt hơn là những HS thành phố khó có thể tưởng tượng ra được làng quê Việt Nam những năm trước cách mạng tháng Tám ra sao, con người sống chật vật thế nào… Thông qua lối diễn xuất của diễn viên, HS sẽ có thái độ yêu ghét, đồng cảm, lên án rõ ràng hơn.

Bên cạnh việc dạy học những kiến thức cơ bản trên lớp, hay yêu cầu HS tự học ở nhà, Đó là cách kích thích hứng thú người học rất hiệu quả, giảm bớt được sự uể oải trong học tập.

2.3.4.2. Quy trình tổ ch c

- GV có thể tổ chức những buổi chiếu phim gắn liền với tác phẩm các em được học như: “Làng Vũ Đại ngày ấy” là bộ phim được chuyển thể từ sáng tác của Nam Cao; “ Số đỏ” chuyển thể từ tiểu thuyết “ Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng hoặc một số băng đĩa về cuộc đời của nhà văn; xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám…

- Trước khi cho HS theo dõi các tác phẩm điện ảnh, GV sẽ giao công việc cụ thể cho các cá nhân hay nhóm nhỏ để sau khi kết thúc bộ phim các em sẽ có bài thu hoạch, sản phẩm cụ thể nhằm hướng HS vào những nội dung chính cần tập trung ( Ví dụ như so sánh tác phẩm điện ảnh với tác phẩm văn học; viết bài thu hoạch về cuộc đời, sự nghiệp tác giả…).

- Trong quá trình xem, GV cần gợi ý cho HS những điểm quan trọng liên quan tới nội dung bài học làm cơ sở cho các em suy nghĩ, thảo luận, bàn bạc ( Ví dụ: Khi xem tư liệu về nơng thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, GV cần lưu ý HS hướng tới những kiến thức về bối cảnh xã hội, cuộc sống của người nông dân, địa chủ cường hào như thế nào, không gian làng

quê ra sao để liên hệ với tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao và thấy được tính chân thực trong tác phẩm).

- Kết thúc buổi trình chiếu, người dạy sẽ nhận xét thái độ học tập của HS và thông qua bài thu hoạch của các em mà đánh giá kết quả ( Ví dụ: GV yêu cầu HS về nhà làm bài thu hoạch “ Sau khi xem tư liệu về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, em có cảm nhận gì về cuộc sống của người nông dân trong giai đoạn đó, chúng có mối liên hệ nào với Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao?”).

2.3.4.3. Yêu cầu

Khi sử dụng video hay phim tài liệu, GV phải tốn nhiều công sức và thời gian để chuẩn bị trước. Bên cạnh đó, u cầu hình ảnh phim cần rõ nét, ngơn ngữ phù hợp, nội dung gắn liền với bài học và có giá trị làm phát triển nhận thức của HS.

Như vậy, Video clip là phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại có giá trị sử dụng cao cần được giáo viên phối kết hợp với các phương pháp, hình thức dạy học tích cực nhằm phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp trong dạy học tác phẩm văn học hiện thực phê phán ( ngữ văn 11) (Trang 56 - 58)